Các tiêu chí đánh giá phát triển nơng nghiệp bền vững

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển nông nghiệp bền vững ở quảng bình 001 (Trang 34)

1.2.4.1. Bền vững về kinh tế

Phát triển nông nghiệp bền vững về kinh tế đƣợc phản ánh ở nhiều tiêu chí: trƣớc hết là mức tăng trƣởng của giá trị sản xuất nơng nghiệp, khả năng thích ứng với những thay đổi của môi trƣờng, năng lực cạnh tranh của ngành và của nông sản.

Tăng trƣởng của một ngành bao hàm cả tăng trƣởng của các yếu tố đầu vào (qui mô vốn, lao động…) và đầu ra (sản lƣợng, doanh thu, lợi nhuận…). Mức độ tăng trƣởng về doanh thu (hay doanh số) và lợi nhuận phản ánh mức tăng trƣởng về qui mô và khả năng phát triển của nông nghiệp. Tuy nhiên, đến lƣợt nó doanh thu lại phụ thuộc vào sản lƣợng hàng hóa nơng sản bán ra và mức giá cả thị trƣờng, do vậy, sự gia tăng về sản lƣợng làm tăng doanh thu mới phản ánh sự phát triển của nông nghiệp trên phƣơng diện tăng qui mô sản xuất. Để tăng qui mô đầu ra, một mặt cần mở rộng các yếu tố đầu vào, mặt khác cần sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, nguồn vớn và tài sản hiện có. Trên cơ sở tăng doanh thu với mức chi phí thấp nhất, một ngành sẽ có đƣợc mức lợi nhuận cao. Tăng trƣởng về doanh thu và lợi nhuận có thể cho phép nơng nghiệp mở rộng khả năng chiếm lĩnh thị trƣờng, tạo cơ hội cho sự phát triển tiếp theo.

Cũng nhƣ các ngành kinh tế khác, nông nghiệp cũng chịu tác động bởi các qui luật kinh tế khách quan và nhiều nhân tớ tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội khác.

Những nhân tớ này có thể có những tác động tích cực hoặc tiêu cực tới sự hoạt động của nơng nghiệp. Đặc biệt là những biến đổi khí hậu có thể phá hoại tồn bộ thành quả lao động nơng nghiệp. Trong thời đại mà cuộc cách mạng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học đang diễn ra nhƣ vũ bão hiện nay thì tớc độ thay đổi của mơi trƣờng kinh doanh rất lớn, địi hỏi nơng nghiệp phải ln ln đổi mới.

Sự thay đổi của các chính sách kinh tế, đặc biệt là các chính sách nhằm đới phó với những diễn biến kinh tế vĩ mơ bất thƣờng cũng có thể ảnh hƣởng rất lớn tới hoạt động của ngành nông nghiệp.

Khả năng thích ứng của nơng nghiệp phản ánh khả năng nơng nghiệp có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện ln có sự thay đổi của mơi trƣờng. Để chủ động thích ứng với những thay đổi của mơi trƣờng, cần phải có một chiến lƣợc phát triển nơng nghiệp hợp lý và dài hạn, trong đó có tính đến sự thay đổi đáng kể của mơi trƣờng. Tuy nhiên, đơi khi có những thay đổi đột ngột, khó dự báo trƣớc, thậm chí nằm ngồi tính toán của con ngƣời thì việc thích nghi sẽ khó khăn hơn, cần phải có sự theo dõi sát sao và những điều chỉnh kịp thời nhằm tránh đƣợc những tổn thất lớn cho nông nghiệp.

Tựu chung lại, một nền nông nghiệp phát triển bền vững về kinh tế đƣợc biểu hiện ở mức độ và tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất nông nghiệp nhanh và ổn định; khả năng thích ứng tớt với những thay đổi của mơi trƣờng. Bên cạnh đó phát triển bền vững nơng nghiệp cịn đƣợc đánh giá qua các tiêu chí nhƣ: Tỷ lệ GDP nông nghiệp/GDP, tỷ lệ nông sản xuất khẩu/GDP, tỷ lệ cho đầu tƣ nơng nghiệp/GDP, thu nhập bình qn đầu ngƣời trong nơng nghiệp.

Vấn đề an ninh lƣơng thực cũng đƣợc đặt ra khi xem xét bền vững về kinh tế. Các nƣớc nông nghiệp đều là các nƣớc đang phát triển. Cản trở lớn nhất cho sự phát triển nơng nghiệp là nghèo đói cịn khá phổ biến. Các nƣớc có nền nơng nghiệp lạc hậu, các vùng nông nghiệp chậm phát triển đều là các q́c gia, các vùng có tỷ lệ nghèo cao. Nghèo đói vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả của sự chậm phát triển và không bền vững về nông nghiệp. Nghèo đói thể hiện ở chỗ thiếu an ninh lƣơng

thực, nơng dân khơng có khả năng tiếp cận đến lƣơng thực, thực phẩm. Tình trạng nghèo và đói dẫn đến tài nguyên nông nghiệp bị khai thác một cách lạm dụng và quá mức làm cho năng suất lao động trong nông nghiệp thấp và lại rơi vào vòng luẩn quẩn là tăng sớ ngƣời nghèo ở các vùng và q́c gia đó.

1.2.4.2. Bền vững về tài nguyên môi trường

Môi trƣờng bền vững là mơi trƣờng ln làm trịn đƣợc ba chức năng: Tạo cho con ngƣời một không gian sống với phạm vi và chất lƣợng tiện nghi cần thiết; Cung cấp cho con ngƣời các tài nguyên kể cả vật liệu, năng lƣợng và thông tin cần thiết để sống và sản xuất; Chứa đựng các phế thải do con ngƣời tạo ra trong cuộc sống, hoạt động sản xuất và giữ không cho phế thải làm ơ nhiễm mơi trƣờng. Ngồi ra, một sớ tiêu chí khác cũng cần phải đƣợc đề cập đến trong việc xem xét bền vững về mơi trƣờng đó là: Chất lƣợng yếu tố môi trƣờng sau sử dụng lƣợng khôi phục, tái tạo; Lƣợng chuẩn quy định; Lƣợng sử dụng tài nguyên phế thải, khả năng tái sử dụng, tái chế, xử lý.

Các chỉ số đƣợc xem xét khi đánh giá bền vững về môi trƣờng trong phát triển nông nghiệp: Tỷ lệ đất canh tác/tổng diện tích tự nhiên, Bình qn đất canh tác/đầu ngƣời (ha/ngƣời), tỷ lệ diện tích đƣợc tƣới, tiêu/tổng diện tích canh tác, tỷ lệ diện tích đƣợc cơ giới hoá/tổng diện tích canh tác, tỷ lệ rừng trồng/tổng diện tích rừng, tỷ lệ sử dụng nƣớc sạch nơng thơn…Trong đó đặc biệt chú ý khi đánh giá về đất và vấn đề sử dụng đất trong nông nghiệp, bao gồm: Quỹ đất và tiềm năng đất đai trong nơng nghiệp, tình hình quản lý và sử dụng đất đai, diện tích đất và cơ cấu diện tích đất đai phân bớ cho các ngành trong nội bộ ngành nông, lâm và nuôi trồng thủy sản, giá trị hàng hoá trên một đơn vị diện tích, cơ cấu đất dùng cho các ngành. Các chỉ tiêu này phải đƣợc sử dụng tổng hợp và xem xét một cách tồn diện vì mỗi chỉ tiêu chỉ phản ánh một giác độ nhất định của kinh tế sử dụng đất đai.

Các chỉ số về bảo vệ môi trƣờng nƣớc và sử dụng bền vững tài nguyên nƣớc (cải thiện chất lƣợng môi trƣờng nƣớc mặt, tốc độ khai thác và sử dụng nƣớc ngầm); Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản (tốc độ tăng

sản lƣợng khai thác/năm, tỷ lệ thu hồi một sớ khoảng sản chính/tổng trữ lƣợng một sớ khoáng sản chính) cũng đƣợc xem xét, đánh giá.

1.2.4.3. Bền vững về xã hội

Phát triển nông nghiệp bền vững về xã hội đƣợc phản ánh qua nhiều tiêu chí cụ thể nhƣ: Mức độ phát triển cơ sở hạ tầng giao thơng (sớ km đƣờng/nghìn dân, sự thuận lợi trong giao thƣơng hàng hoá, sự kết nối với các vùng khác); hệ thống cung cấp điện, nƣớc, viễn thông (tỷ lệ dân sớ đƣợc sử dụng); bảo hiểm, chăm sóc sức khoẻ (sớ giƣờng bệnh, sớ bệnh viện, viện an dƣỡng, sớ y bác sỹ tính bình qn cho nghìn dân); nhà văn hoá, bảo tàng, thƣ viện... tính bình qn cho nghìn dân; sự cơng bằng xã hội cũng đƣợc coi là tiêu chuẩn đánh giá sự tiến bộ của xã hội hiện đại (tỷ lệ ngƣời nghèo; bất cân đối thu nhập; tỷ lệ thất nghiệp; công bằng giới) …

Phát triển nông nghiệp đƣợc coi là bền vững khi các hoạt động hiện tại về nông nghiệp không ảnh hƣởng xấu mà chỉ làm tốt hơn các khả năng phát triển của thế hệ mai sau. Vì thế việc giải quyết các vấn đề hôm nay sẽ làm cơ sở để hạn chế và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong tƣơng lai. Thực trạng nghèo đói là nguyên nhân cơ bản của sự tàn phá và giảm cấp tài nguyên rừng và đất. Vì thế, cần có chiến lƣợc giải quyết tớt những khó khăn, nhất là những vùng điều kiện sản xuất khó khăn. Để làm đƣợc điều đó, sự tham gia của nhóm ngƣời hƣởng lợi, sự phân bớ cơng bằng lợi ích và khả năng tự lập là những yếu tố cơ bản của mọi chƣơng trình phát triển nơng nghiệp và nơng thơn.

1.3. Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp bền vững ở Trung Quốc và Thái Lan

1.3.1. Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp bền vững ở Trung Quốc

Là đất nƣớc đang phát triển, có dân sớ lớn nhất thế giới, trong đó 60% dân sớ sớng ở nơng thơn, diện tích đất canh tác chỉ có 0,13ha/hộ, đặc biệt mỗi hộ nơng dân

ở tỉnh Quảng Đơng chỉ có 0,04ha. Trung Q́c đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ các ngành cơng nghiệp, dịch vụ vừa phải giải quyết mặt trái của quá trình này đến mơi trƣờng, xã hội và vấn đề đảm bảo an ninh lƣơng thực cho trên 1,3 tỷ ngƣời.

Những áp lực này đặt ra cho Trung Q́c phải có những chính sách thích hợp để phát triển nơng nghiệp bền vững. Có thể nêu một sớ kinh nghiệm sau:

Thứ nhất, Chú trọng bảo vệ môi trường nông thôn

Đứng trƣớc áp lực phát triển của nông thôn và tác động mặt trái từ quá trình phát triển cơng nghiệp, đơ thị. Chính phủ Trung Q́c đã quan tâm đến vấn đề đảm bảo môi trƣờng nông thôn thông qua một số giải pháp chủ yếu sau:

Kiểm sốt tồn diện môi trường nôn. Những giải pháp môi trƣờng tập trung

vào kiểm soát chất thải của gia cầm, gia súc, thủy sản ở đồng bằng và các hồ lớn. Trong thập niên vừa qua, Trung Q́c hồn thành 800.000 dự án nƣớc sinh hoạt cho 67 triệu dân nông thơn ở những vùng khó khăn. Đồng thời, Chính phủ cịn xây dựng hệ thống kiểm soát ô nhiễm đất đai, hóa chất diệt sâu bọ, phân bón hóa học và hệ thống nƣớc thải nông thôn. Việc kiểm soát những nguồn gây ơ nhiễm đó nhằm đảm bảo an tồn sản phẩm nơng nghiệp. Trong những năm gần đây, Chính phủ Trung Q́c cịn phát động chiến dịch xây dựng thị trấn, thị tứ ở nông thôn đẹp về môi trƣờng. 178 thị trấn , làng xã đƣợc nhận danh hiệu môi trƣờng bền vững.

Phát triển các khu vực sinh thái nông nghiệp, hiện tại Trung Quốc đã xây

dựng đƣợc 400 khu vực sinh thái nông nghiệp và 500 địa phƣơng và thành phố đạt chuẩn quốc gia về quản lý sản phẩm hữu cơ (GAP). Phát triển nông nghiệp tiết kiệm nƣớc và canh tác khơ. Năm 2005, Chính phủ trung Q́c đã đầu tƣ 700 triệu NDT để xây dựng 460 cơ sở nông nghiệp tiết kiệm nƣớc và canh tác khô với những kỹ thuật và công nghệ sinh học hiện đại. Trong giai đoạn thực hiện kế hoạch 05 năm lần thứ 10, Trung Quốc chi 3,5 tỷ NDT để triển khai phát triển mơ hình năng lƣợng sinh thái. Tới năm 2005, ở nơng thơn có tới 17 triệu hộ gia đình sử dụng khí mê tan từ chất thải của động vật nuôi. Những năm tiếp theo, 2200 dự án khí mê tan tƣơng tự đƣợc triển khai thành cơng. Hơn nữa, hơn 189 triệu hộ gia đình cịn sử dụng và bếp nấu tiết kiệm nhiên liệu, sử dụng năng lƣợng mặt trời và các nguồn năng lƣợng sạch khác.

Phát triển hợp lý nông nghiệp, nông thôn trong điều kiện khơng gian diện tích bị thu hẹ. Sự phát triển của công nghiệp và đô thị làm cho biến đổi không gian

nông nghiệp nông thôn ở Trung Quốc theo hƣớng bị thu hẹp khơng gian diện tích. Theo một sớ nghiên cứu, bán kính mở rộng đơ thị ở Trung Q́c có thể vƣơn rộng tới 300km từ trung tâm thành phớ. Một đặc điểm nữa là phần diện tích đất nơng nghiệp của Trung Quốc phân bố khơng đồng đều, chủ yếu ở phí đơng, vùng ven biển. Đó cũng chính là những khu vực công nghiệp lớn. Sự phát triển công nghiệp, đô thị ở khu vực này thu hẹp không gian đất nông nghiệp, tác động lớn đến an ninh lƣơng thực.

Chính vì vậy, Trung Q́c cần lựa chọn chiến lƣợc phát triển phù hợp hơn để kết hợp hài hịa lợi ích cơng nghiệp hóa với phát triển bền vững các vùng phụ cận ngoại vi. Điều cần thiết là quy hoạch tổng thể quỹ đất cho các phƣơng trình phát triển và thiết lập sự liên kết không gian thành thị - nông thôn. Đầu tƣ vào phát triển ngành nghề nơng thơn và các khu vực dịch vụ tích hợp nhằm tạo ra nhiều việc làm

ở nông thôn và vùng ngoại vi và ƣu tiên phát triển mạnh khoa học công nghệ, tạo ra sự phát triển đột phá về năng suất cây trồng, trƣớc mắt nông nghiệp phấn đấu giải quyết vấn đề “ăn” trong nƣớc. Những nỗ lực của Chính phủ đã thành công. Trung Quốc đã sản xuất đủ lƣơng thực trong phần diện tích gieo trồng chỉ bẳng 7% thế giới, đã nuôi sống 22% nhân loại; đến năm 2006 ở nơng thơn đã có 22.495.902 xí nghiệp hƣơng chấn, tổng giá trị đạt 2178,186 tỷ nhân dân tệ.

Thứ hai, Quan tâm giải quyết vấn đề xã hội nơng thơn. Xóa đói, giảm nghèo là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu

Lao động nông thôn quá lớn tạo ra áp lực cho phát triển nông thơn và nỗ lực xóa đói giảm nghèo. Theo đánh giá của WB, phần đông nông dân Trung Quốc vẫn nằm dƣới ngƣỡng nghèo trung bình (2USD/ngày).

Nhận thức rõ xóa đói, giảm nghèo khơng giải quyết triệt để sẽ gây mất ổn định xã hội. Ngày 30/9/1984, Trung ƣơng Đảng và Quốc vụ viện Trung Quốc đã ra Thông tri về việc “giúp đỡ các vùng nghèo khó thay đổi diện mạo”.

Đây là lần đầu tiên vấn đề xóa đói giảm nghèo đƣợc xác định là nhiệm vụ đặc biệt của Nhà nƣớc, mở màn cho các hoạt động chính thức của Chính phủ Trung Q́c về cơng tác này. Từ đó đến nay, Trung Q́c đã ra nhiều chính sách xóa đói giảm nghèo. Hƣớng trọng tâm là chuyển từ hoạt động cứu tế là chính sang hỗ trợ phát triển kinh tế là chính thơng qua phát triển ngành nghề, hình thành các xí nghiệp hƣơng chấn ở nơng thôn, hỗ trợ nông dân nghèo vay vốn để phát triển, khai phá miền tây...Qua gần 30 năm thực hiện cơng cuộc xóa đói giảm nghèo của Trung Q́c đạt thành tựu to lớn. Đất nƣớc này đã giải quyết đƣợc vấn đề no ấm cho hơn 200 triệu ngƣời nghèo ở nông thôn. Tỷ lệ nghèo của nông thôn giảm từ 30,7%/1978 xuống cịn khoảng 3%/2000. Năm 2007, sớ ngƣời nghèo tuyệt đới giảm từ 21,48 triệu ngƣời/2000 x́ng cịn 14,79 triệu/2007.

Giải quyết việc làm và chuyển dịch lao động

Việc làm và chuyển dịch lao động nông thôn là vấn đề lớn liên quan tới phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội ở nông thôn, là yêu cầu cơ bản trong phát triển kinh tế

- xã hội nông thôn.

Từ những năm 1978 – 1983, Trung Quốc đã xác lập chế độ khoán trong nông nghiệp. Chế độ này đã phát huy mạnh tính tích cực, chủ động của ngƣời nơng dân trong sản xuất nơng nghiệp và chủ động tìm việc làm ngồi nơng nghiệp để tăng thu nhập.

Phát triển mạnh xí nghiệp hƣơng chấn để thu hút lao động nông thôn. Những năm 1985 – 1991, các xí nghiệp này là kênh chủ yếu thu hút lao động ở nơng thơn. Năm 1984, xí nghiệp hƣơng chấn thu hút 52,08 triệu lao động, thì đến năm 1988 tăng lên 95,45 triệu lao động, bình quân mỗi năm thu hút 10,84 triệu, tăng 16,4%/ năm. Đây cũng là thời kỳ cao độ của phƣơng châm “ly nông, bất ly hương, nhập xưởng bất nhập đô”.

Từ năm 1998, Trung Q́c thực hiện chính sách tài chính tích cực, phát hành cơng trái, đầu tƣ vào cơng trình cơ sở hạ tầng nhƣ đƣờng xá, cơng trình thủy lợi, năng lƣợng, mơi trƣờng...ở nơng thơn. Những cơng trình đó khơng những thúc đẩy kinh tế mà còn phát huy vai trò quan trọng trong tạo việc làm, thu hút và chuyển dịch lao động ở nông thôn.

1.3.2. Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp bền vững ở Thái Lan

Đất nƣớc Thái Lan nằm ở Đơng Nam Á với diện tích là 513.115 km2 . Dân sớ khoảng 65,2 triệu ngƣời trong đó phần lớn sớng ở các vùng nông thôn. Những năm qua, đất nƣớc này có thành cơng lớn về mặt nơng nghiệp, là một trong số nƣớc xuất khẩu lƣơng thực lớn nhất thế giới.

Để phát triển nơng nghiệp, Chính phủ Thái Lan đã thơng qua chiến lƣợc cải cách nông nghiệp và phát triển nông thôn theo hƣớng ổn định và bền vững. Đây là

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển nông nghiệp bền vững ở quảng bình 001 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w