Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý chất lượng kiểm toán của kiểm toán nhà nước 001 (Trang 55 - 60)

- Tính chính xác và tính đầy đủ pháp lý của các phát hiện, kết luận kiểm toán;

3.3.2. Những tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, cơng tác quản lý chất lượng kiểm tốn cũng còn một số hạn chế, thiếu sót. Đó là:

- Về mơi trường, chính sách và thủ tục quản lý chất lượng kiểm toán

Hệ thống chính sách về quản lý chất lượng kiểm tốn tuy khá tồn diện nhưng còn thiếu những quy định chi tiết, nhất là các hướng dẫn kiểm toán để làm cơ sở cho việc tự quản lý của KTV, cũng như quản lý của Tổ trưởng, Trưởng Đồn kiểm tốn và Kiểm tốn trưởng. Các chuẩn mực kiểm tốn cịn đơn giản, chung chung, chưa có hướng dẫn thực hiện; mẫu biểu hồ sơ chưa đầy đủ, thích hợp... đang là điểm yếu cần khắc phục trong hệ thống chính sách quản lý chất lượng kiểm tốn. Mặt khác, hiện tại KTNN cũng chưa có quy chế về quản lý chất lượng kiểm tốn (hiện tại mới có quy chế áp dụng cho quản lý hồ sơ do Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán thực hiện) để điều chỉnh, định hướng toàn bộ hoạt động quản lý chất lượng kiểm toán, đặc biệt là nội dung, trình tự và trách nhiệm quản lý chất lượng kiểm toán của các cấp quản lý. Những hạn chế nêu trên của chính sách đồng thời là nguyên nhân dẫn đến những bất cập, hạn chế trong hoạt động quản lý chất lượng kiểm tốn của KTNN.

- Về hình thức và phương pháp quản lý chất lượng kiểm toán

Chất lượng quản lý tại các KTNN chuyên ngành, khu vực còn hạn chế, đặc biệt là quản lý chất lượng báo cáo kiểm toán của Kiểm tốn trưởng tại nhiều đơn vị cịn mang tính hình thức, chất lượng chun mơn thấp. Quản lý của các KTNN chuyên ngành (khu vực) còn đơn giản, chỉ thực hiện quản lý sau thông qua tài liệu làm việc và hồ sơ kiểm toán đối với kế hoạch của cuộc kiểm tốn và báo cáo kiểm tốn. Vì vậy, hoạt động quản lý chưa có tác dụng ngăn ngừa, xử lý những hạn chế, sai phạm trong hoạt động kiểm toán.

Quản lý của các đơn vị chuyên trách chưa có phương pháp thích hợp, cụ thể để quản lý sâu các bằng chứng kiểm toán, các thủ tục kiểm toán; phương pháp quản lý chủ yếu vẫn là thẩm định trên văn bản. Sự phối kết hợp giữa nội kiểm và ngoại kiểm hiệu quả chưa cao, trách nhiệm giữa các cấp độ quản lý chưa rõ ràng, cụ thể. Một số đồn kiểm tốn chưa thực sự “cầu thị”, chưa

nghiêm túc trong việc tiếp thu các ý kiến thẩm định của các đơn vị quản lý chuyên trách về kế hoạch, báo cáo kiểm tốn.

Cơng tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy chế tổ chức và hoạt động đồn kiểm tốn do Vụ Pháp chế tiến hành (ngoại kiểm) trong quá trình các đồn, tổ kiểm tốn thực hiện kiểm toán tại đơn vị cơ sở bộc lộ những bất cập như: làm ảnh hưởng đến hoạt động kiểm toán; can thiệp sâu vào hoạt động của đồn, tổ kiểm tốn; đã xảy ra một số trường hợp căng thẳng, bất đồng giữa đoàn kiểm tra với đồn, tổ kiểm tốn; sự quản lý nội bộ KTNN dẫn đến sự hiểu nhầm của đơn vị được kiểm toán về năng lực, phẩm chất đạo đức của đồn, tổ kiểm tốn; tâm lý KTV căng thẳng, tập trung đối phó khi có sự kiểm tra của đồn kiểm tra…

Phương pháp quản lý chất lượng kiểm toán chưa đa dạng, chủ yếu quản lý qua hồ sơ, tài liệu; những phương pháp như: phúc tra kết quả kiểm toán, phỏng vấn bên thứ ba, thu thập thơng tin từ đơn vị được kiểm tốn chưa được sử dụng hoặc được sử dụng rất hạn chế.

- Về các nội dung quản lý chất lượng kiểm toán

Trong những năm qua cơng tác quản lý chất lượng kiểm tốn của KTNN tập trung vào quản lý chất lượng các cuộc kiểm tốn, có sự tham gia quản lý của 5 cấp độ: KTV, Tổ trưởng, Trưởng Đồn kiểm tốn, Kiểm tốn trưởng, Lãnh đạo KTNN. Công tác quản lý chất lượng các hoạt động kiểm toán khác, như: lập kế hoạch kiểm toán năm, báo cáo kiểm toán năm, giải quyết khiếu nại về kết quả kiểm toán... chưa được tăng cường; sự tham gia của các cấp quản lý còn hạn chế.

Nội dung quản lý của KTNN chuyên ngành (khu vực) chủ yếu tập trung quản lý việc lập kế hoạch kiểm tốn, thể thức, tính pháp lý của kế hoạch kiểm tốn và báo cáo kiểm toán. Việc kiểm tra, giám sát việc tuân thủ và vận dụng các quy định, quy trình chun mơn, nghiệp vụ trong q trình, diễn biến hoạt động kiểm tốn cịn hạn chế, chưa được chú trọng đúng mức.

- Về quản lý trong các giai đoạn của quy trình kiểm tốn

+ Đối với giai đoạn chuẩn bị kiểm toán

nhiệm vụ khảo sát cho một tổ, nhưng lại giao cho tổ khác lập kế hoạch kiểm toán; hoặc những KTV được giao khảo sát, lập kế hoạch kiểm tốn nhưng lại khơng được giao nhiệm vụ kiểm toán đơn vị đã khảo sát. Chất lượng xét duyệt của Kiểm toán trưởng đối với kế hoạch kiểm tốn chưa cao; cịn tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào việc xét duyệt của cấp trên; coi kế hoạch kiểm tốn là thủ tục, “chiếc vé thơng hành” để có Quyết định kiểm tốn.Vì vậy, khơng ít kế hoạch kiểm tốn cịn thiếu nhiều nội dung cơ bản, chủ yếu chú trọng vào danh sách các đơn vị được kiểm tốn. Do vậy, khơng có tác dụng làm căn cứ để kiểm tốn và quản lý chất lượng cuộc kiểm tốn. Tình trạng thay đổi nhân sự, thay đổi đơn vị, nhầm lẫn tên đơn vị được kiểm tốn cịn xảy ra nhiều, dẫn đến trong q trình kiểm tốn Tổng KTNN phải ra quyết định kiểm toán điều chỉnh.

+ Đối với giai đoạn thực hiện kiểm toán

Việc xây dựng kế hoạch kiểm toán chi tiết của tổ kiểm toán để triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tốn của đồn kiểm toán chưa được chú trọng. Kế hoạch kiểm tốn chi tiết cịn mang tính hình thức, chủ yếu là phân công nhiệm vụ cho các KTV; thiếu nhiều nội dung quan trọng, như: mục tiêu kiểm tốn, thủ tục, phương pháp kiểm tốn… Đó là ngun nhân cơ bản làm hạn chế sự quản lý chất lượng kiểm tốn của Tổ trưởng, Trưởng đồn kiểm toán. Hầu hết Tổ trưởng và Trưởng đồn kiểm tốn khơng quản lý q trình KTV thực hiện các thủ tục kiểm tốn, phương pháp kiểm toán để thu thập bằng chứng kiểm toán; chỉ chú trọng thực hiện kiểm tra, soát xét những bằng chứng, kết quả KTV thu thập được trong q trình kiểm tốn; chưa có biện pháp hữu hiệu quản lý hành vi ứng xử của KTV đối với đơn vị được kiểm toán.

Theo quy trình kiểm tốn, Kiểm tốn trưởng phải thơng qua dự thảo biên bản kiểm tốn trước khi thơng qua đơn vị được kiểm tốn.Điều đó đã dẫn đến tình trạng tổ kiểm tốn làm xong phải chờ Kiểm tốn trưởng thơng qua hay phải chờ Kiểm toán trưởng sắp xếp lịch kết luận.Trong nhiều trường hợp, do địa bàn hoạt động rộng, có nhiều tổ kiểm tốn nên đã ảnh hưởng đến tiến độ kiểm toán và tâm lý KTV.

Quản lý chất lượng biên bản kiểm toán- cơ sở bằng chứng quan trọng và

tin cậy nhất để lập báo cáo kiểm toán chưa chặt chẽ, hiệu quả. Các biên bản kiểm toán do Tổ trưởng tổ kiểm toán lập, Trưởng Đồn kiểm tốn và Kiểm tốn trưởng xét duyệt, thơng qua, nhưng chất lượng kiểm tốn cịn hạn chế. Nhiều biên bản kiểm tốn là sự sao chép của biên bản kiểm toán tại đơn vị khác; chất lượng thấp, cịn sai sót nhiều cả về số liệu và nhận xét, đánh giá; từ ngữ dùng còn cẩu thả, thiếu chau chuốt; bằng chứng kiểm tốn thiếu vững chắc nên có một số kết quả kiểm tốn khơng được Lãnh đạo KTNN thông qua khi xét duyệt báo cáo kiểm tốn.

Cơng tác quản lý chất lượng kiểm toán của các Vụ tham mưu ngay trong q trình kiểm tốn đã nảy sinh một số bất cập như đã nói ở trên.

+ Đối với giai đoạn lập báo cáo kiểm toán

Chất lượng thẩm định, xét duyệt dự thảo báo cáo kiểm toán tại các KTNN chuyên ngành (khu vực) còn hạn chế, trách nhiệm chưa cao; cịn tư tưởng ỷ lại, trơng chờ sự thẩm định của các đơn vị quản lý chuyên trách, kết quả xét duyệt của lãnh đạo KTNN. Nhiều dự thảo báo cáo kiểm tốn chưa có sự đầu tư về thời gian và trí tuệ, thiếu tính tổng hợp, khái quát, ý kiến đánh giá, nhận xét thiếu sắc bén, thuyết phục; một số kiến nghị khơng có tính khả thi, thậm chí chưa phù hợp với pháp luật. Quản lý chất lượng báo cáo kiểm tốn tại đơn vị cơ sở khơng tốt đã gây áp lực, mất nhiều thời gian khi xét duyệt báo cáo kiểm toán; thời gian chỉnh sửa, phát hành báo cáo kiểm toán bị kéo dài, chất lượng báo cáo thấp.

+Đối với giai đoạn kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán Trong một vài năm gần đây, quản lý chất lượng giai đoạn kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán đã được quan tâm và theo dõi thường xuyên hơn. Tuy vậy, quản lý trong giai đoạn này vẫn còn một số tồn tại đáng chú ý là: việc kiểm tra chủ yếu đối với các kiến nghị của các cuộc kiểm toán vừa thực hiện xong năm trước; chưa tổng hợp các kiến nghị kiểm toán từng năm thành một hệ thống dữ liệu để theo dõi, quản lý việc thực hiện kiến nghị theo các tiêu thức: đã thực hiện, chưa thực hiện, nguyên nhân. Do vậy, có những kiến nghị của nhiều năm vẫn chưa được kiểm tra, xác định rõ kết quả thực hiện.

- Về quản lý việc trả lời, xử lý các kiến nghị về kết quả kiểm toán sau khi

phát hành báo cáo kiểm toán

Hiện nay, việc xử lý khiếu nại của đơn vị được kiểm toán về kết quả kiểm toán sau khi phát hành biên bản kiểm toán, báo cáo kiểm toán được giao cho Vụ Tổng hợp chủ trì, phối hợp với các KTNN chuyên ngành (khu vực) liên quan tham mưu, trình Lãnh đạo KTNN xem xét, quyết định. Kết quả xử lý (giữ nguyên kết luận kiểm toán hoặc huỷ bỏ kết luận kiểm toán) do Trưởng Đồn kiểm tốn và Kiểm tốn trưởng xem xét để trình Lãnh đạo KTNN quyết định. Như vậy, trong trường hợp huỷ bỏ kết quả kiểm toán, Tổ trưởng và KTV trực tiếp đưa ra kết quả kiểm tốn khơng được biết để xem xét tính đúng đắn, hợp lý khiếu nại của đơn vị và có ý kiến bảo lưu hay nhất trí. Trong khi các kết quả kiểm tốn đã được quản lý, xét duyệt qua nhiều cấp khác nhau, thì việc huỷ bỏ kết quả kiểm toán thực chất chỉ do Kiểm tốn trưởng quyết định. Điều đó có thể dẫn tới sự độc đoán trong quyết định kết quả kiểm toán, Kiểm toán trưởng quyết định kết quả kiểm toán cuối cùng.

- Về quản lý hồ sơ kiểm toán

Quy mơ, phạm viquản lý hồ sơ cịn hạn chế (từ 15- 20% số cuộc kiểm toán, mỗi đơn vị chỉ kiểm tra 01 - 02 cuộc kiểm toán). Hiện nay, việc quản lý hồ sơ chỉ thực hiện quản lý hồ sơ các cuộc kiểm toán từ giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán đến khi phát hành báo cáo kiểm toán; chưa quản lý hồ sơ sau khi phát hành báo cáo kiểm toán, tức là hồ sơ kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán và giải quyết các kiến nghị về kết quả kiểm toán sau khi phát hành báo cáo kiểm toán.

- Về quản lý chất lượng báo cáo kiểm toán năm

Việc lập, quản lý chất lượng báo cáo kiểm toán năm do Vụ Tổng hợp tự thực hiện, khép kín trong nội bộ Vụ, chưa có sự quản lý của đơn vị khác để tăng tính phản biện, nâng cao chất lượng báo cáo kiểm toán năm. Báo cáo kiểm toán năm được tổng hợp trên cơ sở các báo cáo của các cuộc kiểm toán do các KTNN chuyên ngành (khu vực) tiến hành, nhưng báo cáo kiểm tốn năm chưa có sự kiểm tra, tham gia ý kiến của các đơn vị. Kết quả tổng hợp, chất lượng báo cáo kiểm toán năm phụ thuộc vào nhận thức, đánh giá để lựa chọn kết quả kiểm toán

nổi bật của Vụ Tổng hợp; phụ thuộc khả năng tổng hợp, phân tích của người viết báo cáo. Nhìn chung, dự thảo báo cáo kiểm tốn năm do Vụ Tổng hợp trình Lãnh đạo KTNN duyệt chất lượng chưa cao, Lãnh đạo KTNN còn phải cho ý kiến chỉ đạo chỉnh sửa báo cáo nhiều lần.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý chất lượng kiểm toán của kiểm toán nhà nước 001 (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w