Hoàn thiện tổ chức và tăng cƣờng năng lực bộ máy quản lý chất lƣợng kiểm toán

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý chất lượng kiểm toán của kiểm toán nhà nước 001 (Trang 84 - 88)

- Tính chính xác và tính đầy đủ pháp lý của các phát hiện, kết luận kiểm toán;

4.3.3. Hoàn thiện tổ chức và tăng cƣờng năng lực bộ máy quản lý chất lƣợng kiểm toán

Tăng cường năng lực cho các Vụ quản lý chất lượng kiểm tốn chun trách và năng lực cho phịng Tổng hợp và Quản lý chất lượng kiểm toán tại các KTNN chuyên ngành (khu vực). Lựa chọn những KTV có kinh nghiệm (có thời gian làm nghiệp vụ kiểm tốn ít nhất 3 năm), đã kinh qua nhiệm vụ Tổ trưởng Tổ kiểm tốn, có khả năng phân tích, tổng hợp, nắm vững chuẩn mực, quy trình kiểm tốn và các quy định chun mơn, phẩm chất đạo đức để tăng cường, đáp ứng đủ nhu cầu về cơ cấu, số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý chất lượng kiểm toán chuyên trách cho Vụ Tổng hợp, Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán, Vụ Pháp chế. Thực hiện cơ chế điều động, luân chuyển đối với cán bộ thuộc diện quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để vừa rèn luyện, thử thách, vừa tăng cường cán bộ cho các đơn vị này.

Để tăng cường năng lực quản lý chất lượng kiểm toán ngay từ cấp cơ sở, gắn kết chặt chẽ và nâng cao hiệu quả quản lý giữa cấp KTNN chuyên ngành (khu vực) và các Vụ kiểm sốt chất lượng kiểm tốn chun trách, KTNN cần có cơ chế phối hợp giữa Vụ Tổng hợp, Vụ Pháp chế, Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm tốn với phịng Tổng hợp và Kiểm soát chất lượng kiểm toán tại các KTNN chuyên ngành (khu vực), theo quan hệ chiều dọc nhưng vẫn đảm bảo tính độc lập của từng cấp. Các Vụ chức năng hướng dẫn chuyên môn, phối

hợp với Tổng hợp và Kiểm soát chất lượng kiểm toán tại các KTNN chuyên ngành (khu vực) trong công tác quản lý chất lượng kiểm tốn. Phịng Tổng hợp và Kiểm soát chất lượng kiểm tốn là đầu mối quan hệ cơng tác với các Vụ chức năng trong xét duyệt, hồn thiện kế hoạch kiểm tốn, báo cáo kiểm toán, tổng hợp kết quả kiểm toán, đánh giá chất lượng các cuộc kiểm toán...

4.3.3.1. Quản lý chất lượng báo cáo kiểm toán a) Báo cáo cuộc kiểm toán

* Nội dung quản lý: thời hạn lập, quy trình lập, xét duyệt và gửi báo cáo

kiểm toán theo đúng quy định của Luật Kiểm toán nhà nước và quy định của KTNN; kết cấu báo cáo kiểm toán theo đúng mẫu quy định của KTNN; nội dung của báo cáo kiểm toán.

Các nội dung chủ yếu của báo cáo kiểm toán phải được kiểm tra, soát xét là: mục tiêu, trọng yếu, nội dung và phạm vi kiểm toán đã được thực hiện so với kế hoạch kiểm tốn; tính đúng đắn, đầy đủ và chính xác của số liệu; tính đầy đủ, thích hợp của bằng chứng kiểm tốn; tính đúng đắn, phù hợp trong vận dụng các văn bản quy phạm pháp luật; tính hợp lý, hợp pháp của những đánh giá, nhận xét, kết luận, kiến nghị và tính khả thi của những kiến nghị kiểm toán; văn phong diễn đạt (ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, dễ hiểu, được cân nhắc kỹ, có tính xây dựng).

* Trình tự và hình thức quản lý giai đoạn lập và gửi báo cáo kiểm tốn

như sau:

- Trưởng đồn kiểm tốn thành lập tổ soạn thảo báo cáo kiểm toán gồm

Trưởng đồn làm Tổ trưởng, các Phó trưởng đồn, một số Tổ trưởng và KTV thuộc đồn kiểm tốn có khả năng phân tích, tổng hợp; Chỉ đạo tổ soạn thảo lập đề cương báo cáo kiểm tốn. Trưởng đồn duyệt đề cương báo cáo kiểm tốn và phân cơng cơng việc tổng hợp số liệu, tình hình và lập báo cáo kiểm tốn cho các thành viên trong tổ soạn thảo. Tổ soạn thảo căn cứ vào các biên bản kiểm toán tại các đơn vị thuộc, trực thuộc và các tài liệu, bằng chứng kiểm toán thu thập được trong q trình kiểm tốn, tổ chức lập báo cáo kiểm toán theo mẫu báo cáo kiểm toán quy định của KTNN. Trong quá trình tổng hợp và lập báo cáo

kiểm tốn, các thành viên trong tổ soạn thảo có trách nhiệm sốt xét lại các biên bản kiểm toán; báo cáo Trưởng đồn kiểm tốn chỉ đạo chỉnh sửa những biên bản kiểm tốn có sai sót.

Trưởng đồn kiểm tốn trực tiếp chỉ đạo và giám sát, sốt xét lại cơng việc của các thành viên trong tổ soạn thảo, bảo đảm báo cáo kiểm toán tổng hợp đầy đủ kết quả kiểm toán của các tổ kiểm toán, các nhận xét, đánh giá và kết luận kiểm tốn có đầy đủ bằng chứng kiểm tốn thích hợp, báo cáo kiểm tốn được lập đúng mẫu quy định và tuân thủ đúng chuẩn mực, quy trình lập báo cáo kiểm tốn, đúng thời gian quy định. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 54 của Luật Kiểm toán nhà nước:

Chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày đồn kiểm tốn kết thúc kiểm toán tại đơn vị được kiểm tốn, Trưởng đồn kiểm tốn phải hồn thành dự thảo báo cáo kiểm toán gửi Kiểm tốn trưởng để Kiểm tốn trưởng trình dự thảo báo cáo kiểm tốn lên Tổng Kiểm toán Nhà nước chậm nhất là hai mươi ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán. [20, tr.91]

Trưởng đồn kiểm tốn phải tổ chức thơng qua báo cáo kiểm tốn trong đồn kiểm tốn để các thành viên kiểm tra, soát xét lại nội dung của báo cáo kiểm toán so với kết quả phần hành kiểm tốn của mình, của tổ mình đã làm, tham gia ý kiến để hoàn chỉnh dự thảo báo cáo kiểm tốn.

- Phịng Tổng hợp và Quản lý chất lượng kiểm toán của KTNN chuyên ngành (khu vực) và Hội đồng cấp Vụ giúp Kiểm toán trưởng thẩm định báo cáo

kiểm toán về kết cấu, nội dung báo cáo theo đúng mẫu và quy định nghiệp vụ kiểm toán.

- Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành (khu vực) xem xét báo cáo thẩm

định của Hội đồng cấp Vụ, phòng Tổng hợp và Quản lý chất lượng kiểm toán, soát xét lại báo cáo kiểm tốn. Đối với những báo cáo kiểm tốn có ít sai sót và sai sót khơng trọng yếu, Kiểm tốn trưởng chỉ đạo Trưởng đồn kiểm tốn chỉnh sửa, hoàn thiện. Đối với những báo cáo kiểm tốn quan trọng, phức tạp hoặc có nhiều sai sót trọng yếu, Kiểm tốn trưởng triệu tập cuộc họp xét duyệt, với sự tham gia của Hội đồng cấp Vụ, các Phó Kiểm tốn trưởng và Trưởng phịng

Tổng hợp và Quản lý chất lượng kiểm tốn để đồn kiểm tốn giải trình cụ thể các nội dung báo cáo. Trên cơ sở đó, Kiểm tốn trưởng sẽ kết luận và chỉ đạo Trưởng đoàn kiểm tốn chỉnh sửa, hồn thiện báo cáo kiểm tốn.

- Các đơn vị quản lý chuyên trách của KTNN thẩm định thể thức, bố cục,

nội dung báo cáo kiểm toán, việc tuân thủ chuẩn mực, quy trình kiểm tốn, quy định của KTNN về trình tự lập và xét duyệt báo cáo kiểm toán. Sau khi thẩm định, các đơn vị quản lý chuyên trách sẽ trao đổi, làm việc với đồn kiểm tốn về kết quả thẩm định, đề nghị đoàn tiếp thu để chỉnh sửa báo cáo kiểm toán. Những vấn đề chưa thống nhất giữa hai bên sẽ được báo cáo lên lãnh đạo KTNN phụ trách đơn vị thực hiện cuộc kiểm toán để xem xét, kết luận.

- Lãnh đạo KTNN xét duyệt báo cáo kiểm tốn. Đối với cuộc kiểm tốn

thơng thường, quy mơ khơng lớn, lãnh đạo KTNN phụ trách đơn vị thực hiện cuộc kiểm toán chỉ xem xét, xử lý những vấn đề cịn có ý kiến khác nhau giữa các đơn vị tham mưu và KTNN chun ngành (khu vực), đồn kiểm tốn. Đối với cuộc kiểm tốn quan trọng, phức tạp, quy mơ lớn, lãnh đạo KTNN phụ trách tổ chức cuộc họp xét duyệt báo cáo kiểm toán, với sự tham gia của tất cả hoặc một số lãnh đạo KTNN, các đơn vị quản lý chun trách, đại diện đồn kiểm tốn và lãnh đạo KTNN chuyên ngành (khu vực).

- Trưởng đồn kiểm tốn hồn thiện báo cáo kiểm tốn theo kết luận của

lãnh đạo KTNN; gửi dự thảo báo cáo kiểm toán cho đơn vị được kiểm toán để lấy ý kiến. Trường hợp đơn vị được kiểm tốn có ý kiến khác hoặc có những giải trình về báo cáo kiểm tốn, thì Kiểm tốn trưởng KTNN chun ngành (khu vực) phải trình lãnh đạo KTNN những ý kiến của đơn vị được kiểm tốn, cùng ý kiến của đồn kiểm toán và Kiểm toán trưởng về những vấn đề đó để lãnh đạo xem xét, quyết định. Các đơn vị chức năng giúp lãnh đạo KTNN thẩm định lại các ý kiến và báo cáo lãnh đạo KTNN ý kiến thẩm định, quan điểm xử lý.

Trưởng đồn kiểm tốn chỉ đạo hồn chỉnh báo cáo kiểm toán theo kết luận của lãnh đạo KTNN; sau đó tổ chức hội nghị thơng qua báo cáo kiểm toán với đơn vị được kiểm toán.

- Báo cáo kiểm toán trước khi phát hành phải được hoàn thiện theo ý

kết luận của lãnh đạo KTNN hoặc người được uỷ quyền tại hội nghị thơng qua báo cáo kiểm tốn với đơn vị được kiểm toán; gửi các đơn vị chức năng soát xét lần cuối cùng để trình lãnh đạo KTNN ký phát hành.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý chất lượng kiểm toán của kiểm toán nhà nước 001 (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w