Phân tích ngành thép

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phân tích tài chính công ty cổ phần quốc tế sơn hà (Trang 67 - 71)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2. Đặc thù ngành kinh doanh

3.2.1. Phân tích ngành thép

a. Thị trường thép thế giới

- Giá thép biến động theo xu hướng giảm: Giá thép thế giới trong

năm 2014

biến động theo xu hƣớng giảm, giá thép cao nhất vào tháng 2 nhờ cầu tăng tại Trung Quốc và chạm đáy tháng 7, mức thấp nhất trong 40 tháng do nhu cầu thép giảm trên toàn cầu. Những tháng cuối năm, giá thép theo xu hƣớng hồi phục do giá nguyên liệu tăng buộc các nhà sản xuất phải tăng giá, đồng thời nhu cầu tiêu thụ thép cũng khởi sắc hơn.

- Sản lượng sản xuất và tiêu thụ thép tăng nhẹ: Theo MEPS, sản lƣợng sản

xuất thép Thế giới năm 2013 khoảng 1,6 tỷ tấn. Sản lƣợng tại các vùng hầu hết giảm, trừ Trung Quốc. Sản lƣợng của EU giảm còn 163 triệu tấn, giảm 3,3% so với năm ngoái. Sản lƣợng thép thô tại SNG và các nƣớc châu Âu khác, giảm 2,6% so với năm 2012. Sản lƣợng tại Bắc Mỹ giảm 3,1%. Sản lƣợng thép tại châu Á đạt gần 1,07 tỷ tấn, tăng 5,9%.

Hình 3.1. Tiêu thụ và cơng suất sản xuất thép thô thế giới

(Nguồn: TTGCVT)

- Giá nguyên liệu biến động: Quặng sắt là nguyên liệu đầu vào để chế

tạo

thép, giá quặng trong năm 2013 biến động khá mạnh theo xu hƣớng giảm, giảm mạnh nhất trong tháng 6/2013, tuy nhiên 6 tháng cuối năm giá quặng lại tăng đáng kể. Giá giảm mạnh do lo ngại Trung Quốc tăng trƣởng chậm lại, nhu cầu thép giảm. Song nhờ kinh tế thế giới có dấu hiệu hồi phục nên giá đã tăng trở lại.

b. Thị trường thép trong nước

- Giá thép có xu hướng giảm: Giá thép năm 2014 có chiều hƣớng giảm. Giá

bán đầu nguồn các mặt hàng thép xây dựng giảm ở cả miền Bắc và miền Nam do sức tiêu thụ hạn chế cũng nhƣ nhiều doanh nghiệp giảm giá. Giá bán thực tế thép xây dựng tại các nhà máy hiện nay giảm phổ biến từ 1 – 1,3% so với năm

2014, giảm từ 0,5 – 0,8% so với năm 2013.

- Sản lượng sản xuất tăng, sản lượng tiêu thụ giảm: Ngành thép Việt

Nam

năm 2013 -2014 phải đối mặt với nhiều khó khăn đến từ nền kinh tế nhƣ bất động sản đóng băng, kinh tế suy thối, các chính sách phát triển bất động sản chƣa phát huy tác dụng, các ngành cơng nghiệp sử dụng thép trì trệ, sản lƣợng tiêu thụ thép trong nƣớc giảm mạnh. Theo báo cáo của Bộ Cơng Thƣơng, tính bình qn cả giai đoạn 2011-2014, sản lƣợng tiêu thụ thép các loại của cả nƣớc giảm 1,5%.

nhờ chủ yếu vào xuất khẩu tôn, ống kẽm… kim ngạch xuất khẩu đạt 1.260 triệu USD. Dù tăng trƣởng về doanh số nhƣng lợi nhuận của ngành thép lại không tăng do các nhân tố tác động không tốt từ việc tăng giá cƣớc vận tải, xăng dầu, điện..

Ngành thép Việt Nam hiện khả năng cạnh tranh chƣa cao do nguồn vốn hạn chế nên công nghệ chƣa đƣợc đầu tƣ hiện đại, chi phí vốn lớn, nguyên liệu chủ yếu phụ thuộc nhập khẩu, cơng suất đạt thấp, do đó chi phí và giá thành cao.

c. Dự báo ngành thép

- MEPS dự báo giá thép sẽ tăng trong dài hạn: Hiệp hội Thép thế giới

đã hạ

mức tăng trƣởng dự báo về tiêu thụ thép toàn cầu năm 2015 từ 3,3% xuống 3,1%, trong đó khu vực châu Á và châu Đại dƣơng giảm tăng trƣờng dự kiến từ 3% xuống 2,8%. Về dài hạn, MEPS dự kiến giá thép thế giới sẽ hồi phục trong 3 năm tới. Năm 2014 sẽ là điểm giá thấp nhất của chu kỳ này. Tiêu thụ sẽ bắt đầu tăng trong năm 2015 nhờ có kinh tế đƣợc cải thiện.

- Về trung và dài hạn, ngành thép Việt Nam vẫn hứa hẹn nhiều tiềm năng tăng trưởng: Theo dự báo của VSA, sản lƣợng toàn ngành thép của Việt Nam năm

2014 - 2015 chỉ tăng khoảng 2 - 4% so với năm 2013, đáp ứng đủ nhu cầu thép trong nƣớc và xuất khẩu. Giá bán thép sẽ nhích lên do mức giá bán thép hiện nay của các doanh nghiệp đã ở mức thấp, trong khi các chi phí sản xuất nhƣ giá điện, xăng dầu, tỷ giá USD/VNĐ tăng lên. Về trung và dài hạn, ngành thép Việt Nam vẫn hứa hẹn nhiều tiềm năng tăng trƣởng do tốc độ đơ thị hóa ngày một gia tăng. Mục tiêu phát triển 1.000 trung tâm đô thị vào năm 2025 cùng tiêu chuẩn nhà ở tại khu vực thành thị đƣợc cải thiện sẽ thúc đẩy đầu tƣ cho xây dựng và hạ tầng, khiến nhu cầu tiêu thụ thép tiếp tục tăng trƣởng trong tƣơng lai.

Tuy nhiên những năm tới, ngành thép phải đối mặt với một số khó khăn khi hàng rào thuế quan phải giảm dần theo lộ trình cam kết WTO và AFTA, thép nhập khẩu từ Trung Quốc và các nƣớc trong khu vực ASEAN với ƣu thế về giá rẻ sẽ càng tạo thêm áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nƣớc, trong khi doanh nghiệp thép lại phải đối mặt với các vụ kiện chống phá giá tại một số quốc gia.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phân tích tài chính công ty cổ phần quốc tế sơn hà (Trang 67 - 71)

w