Phân cấp ngân sách nhà nước và quản lý ngân sách nhà nước tại Việt

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại tỉnh lâm đồng (Trang 53 - 56)

Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC

2.1. Quản lý chi ngân sách nhà nước và khuôn khổ pháp lý tại Việt Nam

2.1.3. Phân cấp ngân sách nhà nước và quản lý ngân sách nhà nước tại Việt

đảng, các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.

NSĐP phản ánh nhiệm vụ thu, chi theo địa phận hành chính, đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ tổ chức quản lý kinh tế - xã hội của các cấp chính quyền địa phương. Với vai trò thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, NSĐP cũng gây ảnh hưởng nhất định đến hoạt động kinh tế - xã hội trong phạm vi vùng. Đồng thời, NSĐP còn là cấp quản lý, sử dụng một phần nguồn vốn của ngân sách trung ương.

2.1.3. Phân cấp ngân sách nhà nước và quản lý ngân sách nhà nước tại Việt Nam Nam

Nội dung phân cấp NSNN hiện hành dựa trên quan điểm coi NSNN là duy nhất, thống nhất. Nhà nước chỉ có một ngân sách và ngân sách này do Chính phủ trung ương quản lý và quyết định sử dụng. Tuy nhiên, Chính phủ trung ương phân giao một số nhiệm vụ nhất định trong hoạt động NSNN cho các cấp chính quyền địa phương.

Nội dung cơ bản về phân cấp quản lý NSNN hiện hành gồm: Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ % phân chia một số khoản thu giữa các cấp ngân sách; số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới ổn định từ 3 năm đến 5 năm (gọi chung là thời kỳ ổn định ngân sách); giao quyền chủ động trong tính tốn phân cấp cho ngân sách cấp dưới phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội thực tế tại địa phương.

2.1.3.1. Phân cấp nguồn thu ngân sách

Toàn bộ các khoản thu NSNN được phân ra làm hai loại và mỗi loại có một cách phân chia theo tỷ lệ % giữa các cấp ngân sách.

Tùy theo quy mơ, vai trị quản lý nhà nước của các cấp chính quyền liên quan đến khoản thu mà phân chia 100% cho một cấp ngân sách. Cụ thể:

+ Các khoản thu phân chia 100% cho NSTW là những khoản thu có quy mô

lớn, liên quan đến hoạt động kinh tế của cả nước hoặc một khu vực, hoặc liên quan trực tiếp đến vai trị quản lý nhà nước của Chính phủ trung ương như: thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hóa nhập khẩu; thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch tốn tồn ngành; các khoản thuế và thu khác từ dầu khí theo quy định của Chính phủ...

+ Các khoản thu phân chia 100% cho NSĐP là các khoản thu có quy mơ vừa

và nhỏ, liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh tế tại địa phương và vai trị quản lý nhà nước của chính quyền địa phương như: thuế tài ngun (khơng kể thuế tài nguyên thu từ dầu, khi); thuế môn bài; thuế chuyển quyền sử dụng đất; thuế sử dụng đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp; tiền sử dụng đất; tiền cho thuế đất; tiền cho thuê nhà và tiền bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước; lệ phí trước bạ; thu từ hoạt động xổ số kiến thiết...

- Loại thứ hai: Các khoản thu phân chia giữa NSTW và NSĐP gồm những

khoản thu thứ yếu được phân chia theo tỷ lệ % giữa NSTW và NSĐP như: thuế giá trị gia tăng (không kể thuế giá trị gia tăng hàng hóa nhập khẩu); thuế thu nhập doanh nghiệp (khơng kể thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch tốn tồn ngành); thuế thu nhập cá nhân; thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hóa, dịch vụ trong nước; thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngồi (khơng kể thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngồi từ lĩnh vực dầu, khí); phí xăng dầu.

Việc phân cấp nguồn thu giữa các cấp ngân sách thuộc NSĐP do chính quyền cấp tỉnh quyết định trong phạm vi tỷ lệ % phân chia cho NSĐP đã được chính quyền trung ương quy định và theo các nguyên tắc phân chia tương tự như trên.

2.1.3.2. Phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước

Phân cấp chi NSNN thường gắn liền với phân cấp nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước giữa các cấp chính quyền. Nghĩa là NSTW đảm nhận cấp phát kinh

phí cho yêu cầu thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trung ương như an ninh - quốc phòng, ngoại giao, các dự án phát triển kinh tế quan trọng, cấp phát kinh phí cho các cơ quan hành chính trung ương..., hoặc NSTW đảm bảo chi cho các chương trình mục tiêu quốc gia (Việc làm và dạy nghề, Xây dựng nông thôn mới, Giảm nghèo bền vững, Giáo dục và đào tạo, Y tế, Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Phịng chống HIV/AIDS, Văn hóa, An tồn vệ sinh thực phẩm, Nước sạch và vệ sinh mơi trường nơng thơn, Phịng chống tội phạm, Phịng chống ma túy, Đưa thông tin về cơ sở...)

Khác với NSTW, ngân sách các cấp chính quyền địa phương đảm nhận cấp phát kinh phí cho yêu cầu thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương.

Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước cấp trên ủy quyền cho cơ quan quản lý cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi thuộc nhiệm vụ quản lý của mình thì phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để thực hiện chi và quản lý chi cho các nhiệm vụ đó.

2.1.3.3. Số bổ sung từ ngân sách cấp trên để cân đối ngân sách cấp dưới

Ngân sách cấp trên bổ sung có mục tiêu nhằm hỗ trợ ngân sách cấp dưới thực hiện các nhiệm vụ:

- Thực hiện các chính sách, chế độ mới do cấp trên ban hành chưa được bố

trí trong dự tốn NSNN của năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách.

- Thực hiện các chương trình, dự án quốc gia giao cho các cơ quan địa

phương thực hiện.

- Thực hiện các mục tiêu, cơng trình, dự án có ý nghĩa lớn đối với yêu cầu

phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nằm trong quy hoạch và đã được phê duyệt, ngân sách cấp dưới đã bố trí chi nhưng khơng đủ nguồn hoặc cần tập trung nguồn lực để thực hiện nhanh trong một thời gian nhất định.

- Hỗ trợ một phần để xử lý khó khăn đột xuất như khắc phục hậu quả thiên

tai, dịch bệnh trên diện rộng với mức độ nghiêm trọng, sau khi nsn cấp dưới đã sử dụng dự phịng, một phần quỹ dự trữ tài chính của địa phương nhưng chưa đáp ứng

được nhu cầu.

- Hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ cần thiết, cấp bách khác.

Số tăng thu và tiết kiệm chi so với dự toán được giao được sử dụng để giảm bội chi, tăng chi trả nợ, tăng chi đầu tư phát triển, bổ sung quỹ dự trữ tài chính, tăng dự phịng ngân sách. UBND dự kiến phương án sử dụng đối với từng nhiệm vụ chi, thống nhất ý kiến với Thường trực HĐND trước khi thực hiện.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại tỉnh lâm đồng (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w