Những hạn chế, tồn tại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại tỉnh lâm đồng (Trang 89 - 91)

Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC

2.5.2. Những hạn chế, tồn tại

2.5.2.1. Chi vượt dự tốn cịn diễn ra khá phổ biến, vi phạm kỷ luật tài khóa tổng thể

Dự tốn chi thường xuyên NSNN được HĐND tỉnh phê chuẩn và UBND tỉnh phân bổ là giới hạn tối đa mà các cấp chính quyền địa phương và các đơn vị sử dụng ngân sách được phép chi tiêu và ra lệnh trả tiền, nhưng trên thực tế, các cấp chính quyền địa phương đã sử dụng dự phòng ngân sách, các khoản thu vượt dự tốn để bổ sung kinh phí cho các đơn vị sử dụng ngân sách; Thủ trưởng các đơn vị sử dụng ngân sách quyết định chi nhiều khoản chi vượt tiêu chuẩn, định mức, nhưng lại hợp thức hóa các thủ tục thực hiện chi và lệnh trả tiền. Ngược lại, nhiều khoản chi thực hiện các nhiệm vụ cụ thể đã được bố trí trong dự tốn chi ngân sách nhưng trong năm, các đơn vị sử dụng ngân sách chưa triển khai thực hiện và đề nghị chuyển nguồn ngân sách sang năm sau; từ đó, số chi chuyển nguồn ngân sách sang năm sau chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi NSĐP và tăng dần qua các năm (Biểu đồ 2.3 ở trang sau). Đây là vấn đề hạn chế, cần phải khắc phục để thúc đẩy việc sử dụng NSNN có hiệu quả.

2.5.2.2. Hiệu quả phân bổ và sử dụng ngân sách nhà nước chưa cao

Hiệu quả phân bổ ngân sách cịn chưa có hiệu quả cao, nhất là phân bổ vốn cho lĩnh vực duy tu, sửa chữa đường bộ và kiến thiết thị chính, dẫn đến tình trạng hệ thống đường giao thơng ngày càng xuống cấp nghiêm trọng do không kịp thời

được duy tu, sửa chữa một cách đồng bộ, triệt để mà chủ yếu chỉ là dặm vá; trong khi đó, việc chi tiêu ở một số lĩnh vực khác thường không theo tiêu chuẩn, định mức thống nhất như chi cho cơng tác chăm sóc cơng viên, cây xanh, hệ thống chiếu sáng công cộng; chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức... Bên cạnh đó, hiện vẫn cịn tồn tại nhiều kênh cấp phát cho cùng một đối tượng, một nội dung hoạt động như chi thực hiện chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả... Nhiệm vụ chi còn chồng chéo, trùng lắp như chi thực hiện các chương trình khuyến nơng...; tình trạng dùng ngân sách cấp này chi cho nhiệm vụ của ngân sách cấp khác còn phổ biến trong ngành Giáo dục và Đào tạo, ngành Y tế, đã sử dụng dự toán ngân sách của cấp tỉnh được phân bổ theo định mức quy định của HĐND tỉnh để chi cho các nhiệm vụ của ngân sách cấp huyện... Một số khoản chi ngân sách cịn lãng phí, khơng đem lại hiệu quả thiết thực hoặc không đánh giá được kết quả như chi đào tạo, bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; chi các đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ (không chuyển giao, ứng dụng sau khi đề tài được nghiệm thu), chi điều tra, khảo sát, lập quy hoạch...

Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Lâm Đồng

Biểu đồ 2.3- Tỷ trọng chi chuyển nguồn trong tổng chi NSĐP

2.5.1.3. Hệ thống định mức phân bổ và chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu ngân sách nhà nước chưa được quy định đầy đủ, đồng bộ

HĐND tỉnh và UBND tỉnh đã ban hành nhiều chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu từ NSNN; tuy nhiên, qua thực tiễn đã cho thấy, một số chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu ln có xu hướng lạc hậu, không phù hợp với điều kiện biến động thường xuyên của giá cả thị trường nhưng chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời. Một số chương trình mục tiêu quốc gia, đề án, dự án... đã được phê duyệt kế hoạch nhưng khơng bố trí đủ kinh phí để thực hiện, đã làm ảnh hưởng đến tiến độ và kết quả thực hiện. Việc thể chế hóa quy định của pháp luật và hướng dẫn thực hiện của các Bộ, ngành Trung ương chậm, chồng chéo, không đồng nhất... đã gây khó khăn cho các địa phương, các đơn vị sử dụng NSNN trong quá trình triển khai thực hiện.

2.5.1.4. Quyền hạn và trách nhiệm trong quản lý chi và kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước giữa cơ quan Tài chính, Kho bạc nhà nước và đơn vị sử dụng ngân sách chưa được cụ thể, rõ ràng.

Việc kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi thực hiện chi chưa được quy định thống nhất, cụ thể, rõ ràng; nhiều khoản chi thực hiện theo hình thức "khốn trắng", khơng có sự kiểm tra, kiểm sốt và khơng quyết tốn, đặc biệt là các khoản "ghi thu - ghi chi" qua NSNN; chưa thật sự đề cao vai trò của Thủ trưởng đơn vị là người chuẩn chi, có quyền quản lý, quyết định chi và phải chịu trách nhiệm về hành chính, dân sự và hình sự một cách cụ thể để chiếu theo đó mà xử lý khi có vi phạm. Việc kiểm sốt ngân sách được thiết lập theo hướng tập trung cao độ với nhiều quy định rất chi tiết (như trình tự, thủ tục mua sắm tài sản), nhưng trên thực tế thì việc kiểm sốt chi thực hiện khơng có hiệu quả (do khơng nắm được đầy đủ quy trình, thiếu thơng tin về việc tổ chức quản lý mua sắm tài sản...).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại tỉnh lâm đồng (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w