Quyết toán và kiểm toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại tỉnh lâm đồng (Trang 85 - 88)

Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC

2.4. Thực trạng về chi thường xuyên và quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà

2.4.3. Quyết toán và kiểm toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Việc khóa sổ kế tốn cuối năm, xử lý số dư dự toán, số dư tạm ứng, tồn quỹ tiền mặt và tiền gửi, chỉnh lý quyết toán đã được các đơn vị sử dụng NSNN, KBNN, Sở Tài chính thực hiện theo đúng quy định. Báo cáo quyết toán thu, chi NSNN hàng năm được tổng hợp đầy đủ, trung thực từ báo cáo quyết toán NSNN của 12 huyện, thành phố và báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán cấp I trực thuộc ngân sách tỉnh. Tuy nhiên, cơng tác thẩm định, xét duyệt quyết tốn ngân sách còn chậm so với quy định; số chi chuyển nguồn ngân sách năm trước sang năm sau không giảm mà cứ tăng dần qua các năm (Bảng 2.3); các khoản tạm ứng chi thường xuyên từ

NSNN chậm được thu hồi và cũng có xu hướng tăng qua các năm (Bảng 2.4); chưa thực hiện công tác kiểm tra đầy đủ các khoản thu - chi sự nghiệp, thu - chi hoạt động dịch vụ tại các đơn vị sự nghiệp; việc hạch toán các khoản chi thường xuyên theo mục lục NSNN còn chưa đồng nhất giữa các đơn vị sử dụng ngân sách, KBNN và cơ quan Tài chính đã gây khó khăn cho cơng tác tổng hợp, lập báo cáo quyết toán NSNN và kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng.

Bảng 2.3- Chi chuyển nguồn ngân sách năm trƣớc sang năm sau

Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Lâm Đồng

Bảng 2.4- Các khoản tạm ứng chi thƣờng xuyên từ NSNN

Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Lâm Đồng

Kiểm toán nhà nước đã thực hiện kiểm toán ngân sách tỉnh Lâm Đồng vào năm 2009 (kiểm toán ngân sách năm 2008) và năm 2011 (kiểm toán ngân sách năm

2010). Qua đó, việc quản lý, điều hành chi thường xuyên NSNN tại tỉnh Lâm Đồng có những tồn tại, hạn chế như sau:

- Công tác phân bổ dự tốn cịn sai sót: Đầu năm khơng giao hết hoặc khơng

phân bổ chi tiết dự toán chi ngân sách để thực hiện nhiệm vụ đối với một số lĩnh vực như giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, hoạt động mơi trường; chưa giao đúng, giao đủ dự tốn đối với các khoản thu sự nghiệp (để làm giảm phần đảm bảo kinh phí hoạt động thường xun từ NSNN), dự tốn chi từ nguồn thu quản lý qua NSNN; nhiều cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp có thu chưa thực hiện nghiêm túc cơ chế tạo nguồn thực hiện chế độ cải cách tiền lương, sử dụng nguồn kinh phí thực hiện chế độ cải cách tiền lương để chi cho các mục đích khác; cịn để xảy ra tình trạng bố trí nhiệm vụ chi vượt quá khả năng nguồn thu.

- Bố trí dự phịng ngân sách chưa đủ theo chỉ tiêu được Trung ương giao;

không thực hiện việc chuyển nguồn ngân sách sang năm sau đầy đủ (năm 2008 chuyển sang năm 2009 thiếu 87,8 tỷ đồng; năm 2010 chuyển sang năm 2011 thiếu 106,8 tỷ đồng); sử dụng nguồn tiết kiệm thêm 10% chi thường xun khơng đúng mục đích.

- Số dư tạm ứng chi thường xuyên từ NSNN còn lớn, kéo dài qua nhiều năm

nhưng chưa được đôn đốc thu hồi và xử lý kịp thời; có nhiều trường hợp tạm ứng không đúng quy định, trong khi NSĐP phải đi vay, ứng tồn ngân KBNN phải trả lãi vay, dẫn đến việc sử dụng NSNN không hiệu quả.

- Các huyện, thành phố còn thực hiện việc bổ sung ngồi dự tốn cho một số

nhiệm vụ chi chưa thật sự cấp bách, cần thiết trong khi đang triển khai thực hiện cơ chế tiết kiệm chi thường xuyên nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội; tình trạng chi hỗ trợ khơng đúng mục đích, khơng đúng chế độ, khơng thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện vẫn còn xảy ra khá phổ biến, trong đó có huyện, thành phố đã sử dụng từ nguồn dự phòng ngân sách để chi hỗ trợ như thành phố Bảo Lộc: 1.247 triệu đồng; huyện Di Linh: 92 triệu đồng...

trong năm 2008; một số huyện chưa thực hiện nghiêm túc việc chi trả, thanh toán theo dự toán từ KBNN mà thực hiện chi trả, thanh tốn bằng hình thức lệnh chi tiền

(như huyện Đức Trọng, trong năm 2010 đã chi trả, thanh tốn bằng hình thức lệnh chi tiền cho ngân sách cấp xã và các đơn vị có quan hệ thường xuyên với ngân sách số tiền 45 tỷ đồng, bằng 17,5% trong tổng chi ngân sách cấp huyện) nên đã làm giảm vai trị kiểm sốt chi ngân sách của KBNN và các cơ quan có liên quan.

- Một số cơ quan, đơn vị không thực hiện đấu thầu khi mua sắm tài sản; việc

xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ cịn mang tính hình thức, sơ sài, đối phó, hiệu quả thực hiện cịn thấp; có nhiều trường hợp đã sử dụng kinh phí khơng thực hiện tự chủ hoặc kinh phí khơng thường xun để chi trả, thanh quyết tốn cho các nội dung thuộc kinh phí thực hiện tự chủ hoặc kinh phí đảm bảo hoạt động thường xuyên.

- Công tác kiểm sốt chi của KBNN cịn nhiều trường hợp chưa chặt chẽ,

chưa kiên quyết từ chối các khoản chi sai mục đích, khơng đúng chế độ; đã chấp nhận việc cho vay, tạm ứng kéo dài qua nhiều năm; chưa phối hợp tốt với cơ quan Tài chính trong việc xử lý số dư các tài khoản tạm thu, tạm giữa cuối năm và đôn đốc thu hồi kịp thời các khoản tạm ứng từ NSNN.

- Một số văn bản hướng dẫn của địa phương để triển khai thực hiện các chế

độ, chính sách cịn chưa phù hợp; thậm chí là trái với chế độ, chính sách quy định của Trung ương nhưng không được sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ kịp thời. Cơng tác quản lý tài chính đối với lễ hội Festival Hoa Đà Lạt, lễ hội Trà... còn chưa chặt chẽ.

2.5. Đánh giá về công tác quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc tỉnh Lâm Đồng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại tỉnh lâm đồng (Trang 85 - 88)

w