Kinh nghiệm của tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh bắc ninh (Trang 44 - 46)

7. Bố cục của đề tài

1.4. Kinh nghiệm quản lýchi ngân sách nhànước của một số địa phương và bài học

1.4.1. Kinh nghiệm của tỉnh Thái Nguyên

Quản lý chi ngân sách địa phương của tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua có nhiều bước tiến bộ. Thể hiện trên một số nội dung sau:

- Cân đối ngân sách đảm bảo kịp thời, đáp ứng được nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

- Hệ thống chính sách chế độ của nhà nước được hồn thiện, các tiêu chuẩn định mức được địa phương quan tâm triển khai thực hiện. Nhờ đó, về cơ bản ngân sách, tài sản nhà nước được sử dụng tiết kiệm và đúng chính sách chế độ.

- Cơng tác cải cách các thủ tục hành chính được tăng cường, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị dự toán. Cơ chế xin cho cơ bản bước đầu được hạn chế. Trong việc cấp phát và giao dự tốn ngân sách, ngành tài chính đã thực hiện chuyển từ hình thức cấp phát bằng hạn mức sang hình thức phê duyệt dự tốn. Các đơn vị được chủ động rút kinh phí tại kho bạc nhà nước phục vụ nhiệm vụ chính trị. Thay thế việc cơ quan tài chính kiểm sốt giá trong khâu mua sắm tài sản và đầu tư XDCB bằng việc giao quyền chủ động cho các đơn vị dự toán và các chủ đầu tư lập hội đồng tự quyết định về giá đầu tư, mua sắm hoặc tổ chức đấu thầu, đấu giá theo quy định của pháp luật, và tự chịu trách nhiệm về các quyết định của mình.

- Làm tốt việc giao dự toán đảm bảo nhanh gọn kịp thời. Trước 31/12 hàng năm dự toán năm sau đã được giao đến đơn vị cơ sở. Nội dung dự toán ngân sách đã phản ánh đầy đủ các yêu cầu của nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và được giao ngay từ đầu năm. Tỉnh đã chú trọng cân đối chi cho sự nghiệp phát triển giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ, phát triển sự nghiệp y tế theo nghị quyết của Đảng. Tỉnh Thái Nguyên cũng đã quản lý tốt dự phòng ngân sách chủ yếu để phục vụ cho các nhu cầu cấp thiết khi có thiên tai, dịch bệnh xảy ra. Trường hợp thật đặc biệt, tỉnh cho phép điều chỉnh mục chi trong quá trình thực hiện dự tốn khi có nhu cầu phát sinh, cho phép bổ xung dự tốn. Cách làm này đã giúp giải quyết tốt công việc phát sinh đột xuất chưa được giao trong dự toán đầu năm.

- Làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, thẩm định về tài chính ngân sách. Kết quả thanh tra, kiểm tra và thẩm định về tài chính, ngân sách hàng năm đã giảm chi cho ngân sách hàng chục tỷ đồng, xử lý và truy thu cho ngân sách hàng tỷ đồng. Qua thanh tra, kiểm tra đã góp phần đảm bảo cho ngân sách, tiền vốn, tài sản của nhà nước được thực hiện đúng chính sách chế độ. Tỉnh đã xử lý nghiêm một số trường hợp vi phạm. - Tỉnh Thái Nguyên đã quan tâm đến hoàn thiện cơng tác quyết tốn ngân sách, thực hiện cơng khai việc giao dự tốn và quyết toán ngân sách theo đúng các quy định của pháp luật.

- Ngồi ra tỉnh cịn triển khai sâu rộng, xây dựng thành chương trình hành động về thực hiện luật thực hành tiết kiệm và luật phòng chống tham nhũng trong quản lý chi NSNN.

Tuy nhiên, quản lý chi NSNN ở tỉnh Thái Nguyên cũng tồn tại một số yếu kém: - Việc lập dự toán chi ở một số ngành và địa phương trong tỉnh chưa kịp thời, có đơn vị hết q I mới giao dự tốn. Vẫn cịn đơn vị xây dựng dự tốn khơng sát, ngay từ những tháng đầu năm khi vừa giao xong dự toán đã xin bổ sung, điều chỉnh NS.

- Chi ngân sách nhất là trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản còn dàn trải, chưa tập trung, hiệu quả một số dự án cịn thấp, vai trị là cơng cụ điều tiết nền kinh tế - xã hội của NSNN còn hạn chế.

- Hệ thống chế độ chính sách, các tiêu chuẩn định mức về sử dụng tài chính ngân sách tuy đã có nhiều cố gắng song vẫn còn một số nội dung và lĩnh vực chưa đồng bộ, chưa phù hợp với thực tiễn. Việc tổ chức thực hiện chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu hành chính sự nghiệp ở một số đơn vị dự tốn chưa nghiêm. Tình trạng thất thốt ngân sách nhất là trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang bị tài sản đắt tiền vẫn đang là vấn đề bức xúc của địa phương.

- Việc sử dụng ngân sách có lúc có nơi chưa đúng quy định của pháp luật. Ví

dụ : sử dụng dự phịng ngân sách vào công việc chưa cấp bách (mua sắm xe công, xây dựng trụ sở, tổ chức hội họp...), sử dụng ngân sách không đúng nhiệm vụ chi (cho doanh nghiệp vay, cấp phát kinh phí cho một số đơn vị trung ương không thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương...).

- Công tác kiểm tra, thanh tra vẫn cịn hạn chế, tình trạng thất thốt, tiêu cực trong quản lý và sử dụng ngân sách chưa được khắc phục triệt để.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh bắc ninh (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w