Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh bắc ninh (Trang 56)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Đề tài định hướng sẽ sử dụng hệ thống thông tin nghiên cứu chủ yếu sau:

2.2.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiện trạng quản lý chi ngân sách địa phương

- Về kinh tế:

+ Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân (theo giá so sánh) (%);

+ Giá trị sản xuất các ngành công nghiệp,nông lâm nghiệp vàdịch vụ(tỷ đồng);

+ Thu, chi ngân sách trên điạ bàn (tỷ đồng);

- Về văn hoá - xã hội - giáo dục - y tế:

+ Tỷ lệ tăng dân số bình quân hàng năm (%);

+ Tỷ lệ hộ đói, nghèo (%);

+ Tỷ lệ số xã có điện (%); Sốmáy điện thoại/100 dân (máy/100 dân);

+ Tỷ lệ hộ đạt gia đình văn hố mới (%);

+ Tỷ lệ hoàn thành chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trung học cơ sở (%).

2.2.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoaṭ đôngg̣ quản lý chi ngân sách nhànước của tỉnh Bắc Ninh

+ Tổng sốcác khoản chi NSNN...;

+ Chi trong cân đối: Chi thường xuyên (chi sự nghiệp kinh tế, chi phát triển nông nghiệp và nơng thơn, chi sự nghiệp văn hóa - thơng tin, chi sự nghiệp giáo dục, chi sự nghiệp y tế, chi sự nghiệp bảo trợ xã hội, chi quản lý hành chính, chi an ninh quốc phịng, chi bổ sung ngân sách xã, chi dự phòng, chi khác);

+ Chi đầu tư phát triển;

+ Chi quản lý qua ngân sách;

+ Tạm ứng chi ngoài ngân sách;

+ Chi bổsung cho ngân sách cấp dưới,...

+ Chi quản lýqua NSNN,...

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TỈNH BẮC NINH 3.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh

3.1.1. Tổng quan về tình hình kinh tế

Trong bối cảnh quốc tế khơng thuận lợi, q trình xây dựng phát triển kinh tế

ởBắc Ninh đã đạt được những thành tựu quan trọng, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế giai đoạn sau, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Trong giai đoạn 2010 - 2014 Bắc Ninh đã đạt được hầu hết các mục tiêu phát triển kinh tế. Cụ thể:

- Nền kinh tế thị trường với sự đa dạng hóa sở hữu đã hình thành và tạo ra những biến đổi chất lượng trong đời sống KT-XH.

Khu vực kinh tế Nhà nước thu hẹp và củng cố theo hướng nâng cao hiệu quả và khẳng định vai trò chủ đạo trong các ngành, các lĩnh vực then chốt. Kinh tế hợp tác xã trong quá trình đổi mới và tổ chức lại, kinh tế hộ gia đình phát triển mạnh đóng góp một phần rất lớn vào thu nhập quốc dân, còn kinh tế tư nhân đang phát triển theo hướng hình thành các cơng ty sở hữu hỗn hợp. Kinh tế tư bản Nhà nước đang trên đà phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là các cơng ty liên doanh với nước ngồi.

- Kinh tế liên tục tăng trưởng, cơ cấu chuyển dịch đúng định hướng; kết cấu hạ tầng KT-XH được cải thiện; các cơng trình, dự án trọng điểm được tập trung đẩy nhanh tiến độ; thu hút đầu tư đạt kết quả cao.

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm đạt 9,4% (giai đoạn 2010 - 2014 là 8,6%/năm), cao hơn nhiều so với mức trung bình cả nước là 7,07%.

+ Cơng nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tiếp tục tăng trưởng nhanh, tạo nền tảng cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy phát triển dịch vụ, đô thị và chuyển dịch lao động ở khu vực nơng thơn. Sản xuất cơng nghiệp có bước chuyển dịch tích cực trong cơ cấu kinh tế cũng như cơ cấu sản xuất nội ngành; giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 19,3% (giai đoạn 2010 - 2014 là 17,2%). Chất lượng sản phẩm được nâng cao; tỷ trọng cơng nghiệp khai khống từ 24,4% giảm xuống cịn 19,5%, cơng nghiệp chế biến và phân phối điện, nước tăng từ 75,6% lên 78,3%. Tỷ trọng ngành dịch vụ tương đối ổn định, dao động từ 16,45% năm 2010 lên mức 34,7 năm 2014, trong khi vẫn tăng trưởng về giá trị với tốc độ trung bình 10% trong giai đoạn này, thấp hơn mục tiêu 15-20%

Bảng 3.1: Tổng sản phẩm trong tỉnh phân theo khu vực kinh tế

Đơn vị tính: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu

Tổng SP trong tỉnh-GDP (giá tt) (tỷ đồng)

Công nghiệp, xây dựng Nông, lâm, ngư nghiệp Dịch vụ

Cơ cấu GDP (giá tt) (%)

Công nghiệp, xây dựng Nông, lâm, ngư nghiệp

Dịch vụ

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh, 2010 - 2014

+ Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân hàng năm 0,86%; sản lượng lương thực bình quân đạt 47 vạn tấn/năm, riêng năm 2012 đạt 49 vạn tấn. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hóa; nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được ứng dụng, góp phần tăng năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm. Bắc Ninh đã có những bước tiến đáng kể trong khu vực nơng, lâm, ngư nghiệp.

+ Hoạt động tài chính - tín dụng đạt kết quả tương đối cao. Thu ngân sách địa phương (nội địa) năm 2010 đạt 3.979 tỷ đồng, chiếm 22,1% GDP tỉnh (mục tiêu là 26%).

Đơn vị: tỷ đồng

Hình 3.1: Thu ngân sách nội địa thực hiện giai đoạn 2010- 2014

Nguồn: Sở Tài chính Bắc Ninh

Năm 2014 đạt trên 7.818 tỷ đồng, chiếm khoảng 24% GDP tỉnh. Trong đó: Thuế và lệ phí, thu khác đạt trên 3500 tỷ đồng, tiền sử dụng đất đạt khoảng 1000 tỷ đồng, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu trên 1.000 tỷ đồng, tăng 31,5% so với năm 2013. Dịch vụ tài chính và ngân hàng của Bắc Ninh cũng đã tăng giai đoạn 2010 - 2014, đặc biệt ở thành phố Bắc Ninh. Hoạt động mơi giới tài chính đóng góp 43,97 tỷ đồng, đến năm 2012 đã tăng 36% và đạt 60,006 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn huy động và quản lý của các NHTM và các TCTD trên địa bàn đến cuối tháng 11 năm 2014 ước đạt 17.120 tỷ đồng, tăng 25% so với 2013. Tổng dư nợ ước đạt 16.700 tỷ đồng, tăng 12% so với 2013. Nhìn chung, hoạt động ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn chi trả và cho vay đối với nền kinh tế địa phương.

- Hoạt động thương mại - dịch vụ được mở rộng, nâng cao chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất và tiêu dùng; Đối với quan hệ kinh tế quốc tế, tỉnh tăng cường cả xuất và nhập khẩu trong suốt thời kỳ qua. Kim ngạch xuất khẩu tăng 4,3 lần từ 22,4 triệu USD năm 2010 lên 87 triệu USD năm 2014. Kim ngạch nhập khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn năm 2014 đạt 3.242 triệu USD, chủ yếu là máy móc trang thiết bị và dụng cụ phục vụ thi công các dự án lớn trên địa bàn; tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của các ngành dịch vụ đạt 10,3%, đóng góp trên 30% tăng trưởng GDP. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội bình qn hàng năm tăng trên 30%. Đáp ứng tốt hơn nhu cầu về trao đổi hàng hoá, tiêu thụ sản phẩm cho người sản xuất. Tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ năm 2014 đạt 21.499,1 tỷ đồng, tăng 29,1% so với năm 2013, tăng 8,26% kế hoạch. - Đã tập trung huy động được nhiều nguồn vốn đầu tư, từng bước đáp ứng nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH, tạo sự chuyển biến rõ nét trong phát triển đô thị, đầu tư các cơng trình trọng điểm, xây dựng các khu kinh tế và khu công nghiệp. Tổng vốn đầu tư từ NSNN trong giai đoạn này đạt trên 59.748 tỷ đồng. Trong đó năm 2012 đạt 11.475 tỷ đồng, năm 2013 đạt 9.966,335 tỷ đồng, năm 2014 đạt 6.460 tỷ đồng. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Bắc Ninh giai đoạn 2004-2012 là 43 dự án với tổng vốn đăng ký trên 10 tỷ USD, trong đó vốn đã thực hiện đạt gần 598 triệu USD, chiếm trên 37% tổng số vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư từ ngân sách hàng năm giảm dần, từ 70,25% xuống còn 44%; nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp và dân cư tăng, chiếm 34% tổng vốn đầu tư xã hội trong năm 2012. Kết cấu hạ tầng nông nghiệp - nông thôn, đô thị, các khu kinh tế, khu công nghiệp, hệ thống giao thông vận tải, điện... được tăng cường.

- Cơ sở Hạ tầng Vật chất của Bắc Ninh đã đạt được bước tiến lớn về phát triển đường xá trong tỉnh giai đoạn 2010 - 2014. Bắc Ninh đạt được mục tiêu mở rộng ít nhất 75% hệ thống đường bộ cho vận tải hàng hóa.

3.1.2. Tổng quan về tình hình xã hội

Cùng những thành tựu kinh tế trong giai đoạn 2010 - 2014, Bắc Ninh đã đạt được hầu hết các mục tiêu xã hội đề ra. Nhìn chung, tỉnh đã có những bước tiến đáng kể trong giảm nghèo, giáo dục, chăm sóc sức khỏe. Những thành tích trên có được là nhờ đã bảo vệ và duy trì được một môi trường trong lành và hạn chế ô nhiễm từ phát triển công nghiệp. Từ năm 2010 đến 2014, dân số Bắc Ninh giảm từ 1,24 triệu người xuống còn 1,22 triệu người. Cũng trong thời gian này, tỉnh có tốc độ đơ thị hóa hàng năm là 4,3%. Năm 2010, 12% diện tích tỉnh là thành thị, 88% là nơng thơn. Đến cuối tháng 12 năm 2014, diện tích thành thị chiếm 16% và nông thôn chiếm 84%.

- Các vấn đề xã hội và giảm nghèo, năm 2012, 26,1% dân số Bắc Ninh sống trong đói nghèo, cao hơn trung bình tồn quốc là 14,2%. Dù chưa đạt được mục tiêu là xóa đói giảm nghèo hoàn toàn, trong vài năm trở lại đây tỉnh cũng đã có những bước tiến to lớn trong lĩnh vực này. Năm 2014, tỉnh giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 17,44% đầu năm xuống còn 14,2%, tỷ lệ hộ cận nghèo 15%, thực hiện tốt công tác bảo hiểm y tế cho người dân, đạt tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế 64%.

- Bắc Ninh đã nâng cấp các cơ sở giáo dục và thu được kết quả đáng chú ý về giáo dục trong giai đoạn 2010- 2014, giúp tỉnh đạt được một số mục tiêu đặt ra trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trước đó. Bên cạnh đó, Bắc Ninh cũng có nhiều thành tựu lớn trong đào tạo dạy nghề. Các cơ sở dạy nghề được thành lập ở tỉnh giai đoạn 2010 - 2014 có vai trị hết sức quan trọng với sự thành cơng của tỉnh. Năm 2014 tỉnh có 35 cơ sở dạy nghề hoạt động. Công tác đào tạo nghề và dạy nghề cho lao động được quan tâm nhằm đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các khu kinh tế, khu tái định cư và các xã xây dựng nông thôn mới; Số lượt lao động được giải quyết việc làm trên 28.500, trong đó xuất khẩu lao động 5.000 người, đào tạo nghề 24.700 lao động (trong đó 5.200 lao động đào tạo liên kết), nâng tỷ lệ lao động được đào tạo lên 38%. Đây là những yếu tố đóng góp vào phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn này và giúp Bắc Ninh có cơ sở thực hiện phát triển kinh tế mạnh mẽ hơn nữa.

- Về chăm sóc sức khỏe, trong giai đoạn 2010-2014, lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ở Bắc Ninh đã có những tiến bộ vượt bậc. Mặc dù cịn hạn chế về cơ sở vật chất và trang thiết bị trong thời gian này, tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe đã

được cải thiện đáng kể và nhìn chung đã cao hơn chuẩn chung của cả nước. Nếu như năm 2010 Bắc Ninh mới có 14 bệnh viện thì đến năm 2014 có 18. Số lượng bác sỹ cũng đã tăng lên trong giai đoạn này. Số lượng bác sỹ ở tỉnh tăng từ 648 năm 2010 lên 816 năm 2014. Mặc dù số lượng bác sỹ đã tăng song đến năm 2014, Bắc Ninh chỉ mới có bác sỹ/1000 dân, so với mức trung bình của cả nước là 7,3.

- Về khoa học và công nghệ, từ năm 2010 - 2014 đã chỉ đạo triển khai 113 đề tài, dự án. Trong đó có 16 dự án cấp Nhà nước và cấp Bộ, 97 đề tài, dự án cấp tỉnh về các lĩnh vực nơng nghiệp và phát triển nơng thơn, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, quốc phịng, an ninh, điều tra cơ bản, chuyển giao cơng nghệ, ứng dụng các tiến bộ vào sản xuất,vv. Nhiều đề tài, dự án sau khi nghiệm thu kết quả nghiên cứu được ứng dụng vào thực tế đạt kết quả tốt, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của tỉnh, cung cấp những luận cứ khoa học phục vụ hoạch định chủ trương, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển chung và các ngành, lĩnh vực của tỉnh; góp phần quan trọng trong việc tiếp thu, làm chủ, thích nghi và khai thác có hiệu quả các cơng nghệ nhập từ nước ngồi và chuyển giao trong nước. Nhờ vậy chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ trong một số ngành được nâng lên đáng kể như viễn thơng, truyền thơng, khai thác và chế biến khống sản, công nghệ thông tin. Đến nay tồn tỉnh đã có 28 cơ sở nghiên cứu được triển khai, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ.

Hoạt động văn hóa, Thơng tin, Thể thao, Phát thanh truyền hình của Bắc Ninh vẫn được duy trì tốt. Năm 2011, Bắc Ninh có một cơ sở thể thao lớn, trong giai đoạn 2010 - 2014, trung tâm văn hóa duy nhất cấp tỉnh vẫn tiếp tục hoạt động. Về hoạt động phát thanh truyền hình, năm 2014 khoảng 126 xã phường trong tỉnh có dịch vụ phát thanh truyền hình, trong đó co 126 xã phường có đài phát thanh.

3.2. Thực trạng quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010 - 2014

Mang tính chất là các khoản chi cho tiêu dùng xã hội, chi thường xuyên đã gắn liền với chức năng quản lý xã hội của Nhà nước. Bao gồm các khoản chi đa dạng, chi thường xuyên có phạm vi tác động khá rộng chứa đựng nhiều mục tiêu khác nhau; từ giải quyết chế độ xã hội đến chi sự nghiệp phát triển kinh tế. Với ý nghĩa đó, chi thường xuyên chiếm tỉ trọng đáng kể trong tổng chi NSNN của tỉnh Bắc Ninh.

Quản lý chi thường xuyên tại Bắc Ninh tuân thủ theo chu trình quản lý NSNN do Nhà nước quy định, gồm các giai đoạn: Lập dự toán chi ngân sách, Chấp hành, thực hiện dự toán chi ngân sách và Quyết toán chi ngân sách.

3.2.1. Cơng tác lập dự tốn chi thường xuyên ngân sách giai đoạn 2010-2014

Được đánh dấu mốc bởi các quy định về quản lý tài chính ở các cơ quan thụ hưởng ngân sách, đó là: Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước và Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp cơng lập.

Các Nghị định trên mở đường cho việc áp dụng quản lý NSNN theo kết quả đầu ra. Tuy nhiên, trên thực tế ở Bắc Ninh, phương thức quản lý chi NSNN theo kết

quả đầu ra được áp dụng chưa phổ biến, vì đây là phương thức quản lý gắn liền với nền kinh tế thị trường, mới mẻ ngay cả với các nước phát triển và chỉ có thể áp dụng ở các nước, địa phương có trình độ quản lý cao, thơng tin đầy đủ, minh bạch, cơ sở hạ tầng tin học, cùng với các phương tiện hỗ trợ kỹ thuật và hệ thống chính sách đồng bộ. Các yếu tố đó là cơ sở để xác định kết quả đầu ra cụ thể, có đo lường về số lượng, thời gian, chi phí... Điều đó cho phép đánh giá hiệu quả sử dụng ngân sách, lựa chọn phương án tối ưu, coi lĩnh vực cung cấp hàng hóa, dịch vụ cơng bình đẳng như đối với hàng hóa tư nhân. Có thể nói đây là yêu cầu và xu hướng tất yếu cần hướng tới của đất nước có nền kinh tế thị trường.

Hiện nay Bắc Ninh còn thiếu những điều kiện để có thể áp dụng phương thức mới đó. Bởi, muốn thực hiện quản lý dịch vụ công theo kết quả đầu ra, cần phải có thời gian để chuẩn bị những yếu tố cần thiết, và nhất là phải có những giải pháp thích hợp chuyển dần từng bước.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh bắc ninh (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w