Lựa chọn, quyết định danh mục và thứ tự ưu tiên các sản phẩm đầu ra,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh bắc ninh (Trang 113 - 115)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lýchi ngân sách nhànước tỉnh

4.2.1. Lựa chọn, quyết định danh mục và thứ tự ưu tiên các sản phẩm đầu ra,

các mục tiêu phát triển KT-XH và các hoạt động cần triển khai để phân bổ tối ưu nguồn lực tài chính địa phương

4.2.1.1. Sắp xếp thứ tự ưu tiên các sản phẩm đầu ra, mục tiêu kế hoạch và các hoạt động tương ứng

Những năm tới, muốn chi NSNN đóng vai trị tốt nhất cho việc thực hiện phát triển KT-XH trên địa bàn, Bắc Ninh cần phải tiến hành lựa chọn, quyết định và sắp xếp thứ tự ưu tiên giữa các sản phẩm đầu ra, mục tiêu kế hoạch và các hoạt động tương ứng. Xác định những hoạt động có mức độ ưu tiên thấp để có thể giảm bớt hoặc ngừng thực hiện cho phù hợp với mức trần ngân sách quy định.

Mặt khác, để hỗ trợ cho việc lựa chọn ưu tiên, cần phải đánh giá tác động của việc giảm quy mô các hoạt động và xây dựng các đề xuất để có thể đối phó với bất kỳ tác động tiêu cực nào. Cũng cần xác định các ưu tiên cao để bố trí đủ vốn.

Tổng chi phí dự tốn cho tất cả các hoạt động có khả năng sẽ lớn hơn rất nhiều so với mức trần do Bộ Tài chính xác định. Bước đầu tiên trong việc giảm dự tốn cho phù hợp với mức trần là sắp xếp các đầu ra và hoạt động theo thứ tự ưu tiên. Do đó, những hoạt động có mức độ ưu tiên cao hơn sẽ được duy trì mức dự tốn, trong khi những hoạt động có mức độ ưu tiên thấp hơn cần phải giảm bớt dự toán ngừng thực hiện.

Khi xếp thứ tự ưu tiên giữa các đầu ra và hoạt động, cần phải xem xét các yếu tố được miêu tả trong đoạn "Đánh giá và kiểm nghiệm tính khả thi của các hoạt động" và xem xét các dự án. Các yếu tố được tóm tắt như sau:

Thứ nhất, tác động trực tiếp: những đầu ra và các hoạt động trực tiếp đóng góp

vào việc đạt được các mục tiêu đã xác định. Những hoạt động trực tiếp giải quyết được vấn đề hoặc cải thiện được tình hình phải được ưu tiên nhiều hơn. Những đầu ra và hoạt động chỉ giải quyết được một phần của vấn đè hay phụ thuộc vào những hoạt động và/hoặc các khoản chi tiêu từ các cơ quan khác sẽ được ưu tiên ít hơn.

Thứ hai, khung thời gian: các đầu ra và hoạt động có thể giải quyết được vấn

Thứ ba, hiệu suất chi phí: các đầu ra và hoạt động có thể giải quyết được vấn

đề một cách mau chóng nhất và có tác động lâu dài sẽ được ưu tiên nhiều hơn.

Thứ tư, hiệu suất chi phí: các đầu ra và hoạt động có thể đạt mục tiêu với

mức chi tiêu thấp nhất cần được ưu tiên nhiều hơn.

Thứ năm, năng lực thực hiện: năng lực của các trung tâm chi phí cần được

coi như là một yếu tố quan trọng trong việc sắp xếp thứ tự ưu tiên giữa các đầu ra và các hoạt động. Những trung tâm chi phí với năng lực thực thi cao hơn hoặc các đầu ra và hoạt động có nhu cầu nguồn vốn thực thi thấp hơn cần phải được ưu tiên nhiều hơn.

Thứ sáu, nhu cầu về vốn: một số hoạt động có thể có nhu cầu về vốn cao hơn

ngay cả khi chúng là các hoạt động ít được ưu tiên hơn việc tu sửa nâng cấp các con đường hiện tại, nhưng nhu cầu về vốn để xây dựng sẽ cao hơn rất nhiều so với việc tu sửa lại con đường đó. Các hoạt động được ưu tiên nhiều có thể sẽ khơng cần các nguồn lực bổ sung

4.2.1.2. Loại bỏ hoặc giảm bớt quy mô các hoạt động, thay đổi trật tự ưu tiên hoặc giảm bớt mục tiêu để đạt hiệu quả cao nhất

Tiến hành sắp xếp thứ tự ưu tiên các đầu ra và hoạt động để giảm bớt dự toán cho phù hợp với mức trần ngân sách. Bắt đầu với những đầu ra và hoạt động có mức độ ưu tiên thấp. Cần có đánh giá khả năng:

- Giảm số lượng các hoạt động sẽ được thực thi

- Giảm số lượng các đầu vào cho các hoạt động, nghĩa là tìm những khả năng thay thế tốn ít chi phí hơn.

- Hủy bỏ các hoạt động có mức độ ưu tiên thấp.

- Tìm kiếm các phương pháp thay thế để thực hiện các hoạt động. Ví dụ, mở rộng cho khu vực tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ công không nhất thiết phải sử dụng nguồn NSNN.

- Chuyển giao các hoạt động cho khu vực tư nhân, cộng đồng hoặc tổ chức phi chính phủ.

- Áp dụng các loại phí để bù đắp các chi phí cung cấp dịch vụ.

Sau đó, sử dụng các biện pháp tương tự để đánh giá từng hoạt động và đầu ra, bắt đầu từ các hoạt động ưu tiên thấp nhất đến ưu tiên cao nhất. Cần tính đến việc loại trừ hoặc giảm quy mô các đầu ra và các hoạt động được ưu tiên ít nhất.

4.2.1.3. Đánh giá đầu ra và dự tốn cho các hoạt động

Q trình đánh giá và giảm quy mơ hoạt động có thể sẽ địi hỏi phải được tiến hành vài lần trước khi có thể giảm chi phí nằm phù hợp với mức trần ngân sách ban đầu. Vì sẽ phải thu thập thơng tin về từng hoạt động, ví dụ như chi phí điều trị một bệnh nhân hoặc điều hành một phịng khám. Do đó, có thể giảm dự toán cho phù hợp với mức trần bằng cách:

Giảm số lượng các hoạt động được tiến hành nhằm giảm tổng chi phí đầu ra. Ví dụ, giảm số lượng bệnh nhân được điều trị từ 250 xuống 150 có thể làm giảm tổng chi phí.

Giảm số lượng các đầu vào cần thiết cho mỗi hoạt động nhằm giảm mức chi phí cho mỗi hoạt động.

Các cơ quan, ban ngành, địa phương sẽ phải từ bỏ thông lệ cũ là chỉ đơn thuần giảm toàn bộ ngân sách theo một tỷ lệ phần trăm nhất định, để chuyển sang việc xác định những hoạt động cụ thể nào cần phải loại bỏ và/hoặc giảm bớt quy mơ. Sau đó, việc giảm số lượng các hoạt động này phải được biểu thị bằng các dự toán chi tiêu thấp hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh bắc ninh (Trang 113 - 115)