Khái niệm phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển nguồn nhân lực tại viễn thông quảng bình (Trang 25 - 27)

1.3. Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

1.3.1. Khái niệm phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

Có thể hiểu thuật ngữ “Phát triển NNL theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Phát triển NNL, hiểu theo nghĩa hẹp, là các hoạt động học tập vượt ra khỏi phạm vi công việc trước mắt của người lao động, nhằm mở ra cho họ những công việc mới dựa trên cơ sở những định hướng tương lai của tổ chức” [5, tr.11]. Định nghĩa này mới chỉ xem xét phát triển NNL chủ yếu dưới góc độ đào tạo, cung cấp những kiến thức kỹ năng mới để định hướng tương lai phát triển nghề nghiệp của người lao động. Vì vậy, định nghĩa theo nghĩa hẹp chưa phản ánh hết những nội dung và yêu cầu của phát triển NNL trong doanh nghiệp để đáp ứng những đòi hỏi của phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong giai đoạn hiện nay, phát triển NNL cần được hiểu theo nghĩa rộng, đầy đủ hơn. Theo nghĩa rộng, phát triển NNL bao gồm tất cả các hoạt động liên quan

đến việc tạo dựng, duy trì ổn định và tạo dựng đội ngũ NNL trong doanh nghiệp nhằm đảm bảo thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp [15, tr.18].

Theo định nghĩa này phát triển NNL là đảm bảo đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng và cơ cấu nguồn NNL đáp ứng được những yêu cầu trong thực hiện mục tiêu, nhiệm của doanh nghiệp đặt ra cả trong thời kỳ ngắn hạn cũng như trong dài hạn. Như vậy phát triển NNL trong doanh nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm các nội dung liên quan như: Tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng bố trí sắp xếp quy hoạch, bổ nhiệm, phân tích, đánh giá, xây dựng và thực thi các chính sách đãi ngộ;.....

Phát triển NNL là quá trình phát triển các yếu tố liên quan đến con người cho phù hợp với yêu cầu công việc của doanh nghiệp trong hiện tại cũng như trong tương lai. Năng lực liên quan đến con người được thể hiện bởi sự kết hợp và tương tác giữa kiến thức, kỹ năng và thái độ của họ với công việc.

- Kiến thức: liên quan đến những thơng tin mà người lao động có được và lưu trữ trong bộ não, cách thức họ tổ chức các thông tin này và sự hiểu biết của họ về thời gian cũng như phương thức sử dụng thơng tin. Việc duy trì và cập nhật được những kiến thức mới đối với người lao động là rất quan trọng trong thị trường lao động cạnh tranh mạnh mẽ ngày nay.

- Kỹ năng: là năng lực cần thiết để thực hiện các công việc và là kết quả đào tạo cũng như tích lũy kinh nghiệm của từng cá nhân. Kỹ năng của một cá nhân phản ánh việc các cá nhân này thực hiện có tốt hay khơng các cơng việc cụ thể. Kỹ năng phụ thuộc vào kiến thức bởi vì trước khi thực hiện các cơng việc cụ thể này thì cá nhân đó phải biết được mình cần phải làm những cơng việc gì và khi nào phải làm những việc này. Tuy nhiên có sự khác biệt giữa những việc cần làm và kết quả thực tế khi làm công việc. Kỹ năng là việc thực hiện công việc ở mức độ thuần thục dựa trên sự thành thạo thao tác và sự hiểu biết về công việc phải làm.

- Thái độ: là sự phản ánh niềm tin và ý kiến của các cá nhân với một số hành

vitrong công việc. Thái độ có thể bao gồm niềm tin của người lao động về cấp trên của mình, về cơng đồn và sự thoả mãn của họ đối với các phương diện khác nhau của công việc mà họ đang thực hiện. Niềm tin và ý kiến này sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc của người lao động đối với các vấn đề xung quanh, qua đó ảnh hưởng đến hiệu suất cơng tác của nhóm và doanh nghiệp.

Nói chung, các doanh nghiệp, ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau, có những đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhau, mục tiêu hướng tới và các điều kiện ảnh hưởng khác nhau, do đó có những yêu cầu khác nhau về năng lực đối với người lao động. Mặt khác, để hồn thành cơng việc, mỗi người phải có nhiều năng lực nên các năng lực cần thiết cho một vị trí cơng việc thường được gọi là “khung năng lực”.

Khung năng lực là một bản mô tả về năng lực mà mỗi người, trên cương vị cơng tác hay trách nhiệm, nhiệm vụ của mình, có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao. Một khung năng lực thường chỉ ra yêu cầu năng lực chung, những năng lực cụ thể và những diễn giải chi tiết về năng lực cụ thể.

Những năng lực chung: Đó là những năng lực chung cho một vị trí cơng việc (quản lý hay chun mơn) mà một người làm việc cần có để đảm nhận và thực hiện

tốt vai trị, nhiệm vụ của mình. Ví dụ năng lực về tư duy, năng lực về chuyên môn, năng lực về tổ chức điều hành, năng lực về giao tiếp ứng xử… Một năng lực chung thường bao gồm một số năng lực cụ thể liên quan đến nhau.

Năng lực cụ thể: Năng lực cụ thể mô tả những lĩnh vực, những mặt hoạt động chính mà một vị trí cơng tác phải thực hiện trong mỗi năng lực chung như đã nói ở trên.

Những diễn giải về năng lực cụ thể: Mỗi năng lực cụ thể được diễn giải bằng một số mệnh đề để đảm bảo sự thống nhất cách hiểu về mỗi năng lực đó.

Khung năng lực đặc trưng cho mỗi cơng việc hoặc nhóm cơng việc. Với các khung năng lực hợp lý, đúng đắn, khách quan, doanh nghiệp có thể lựa chọn, tuyển dụng, đào tạo, phát triển và có chế độ với người lao động theo một cách phù hợp với tầm chiến lược và mục tiêu của doanh nghiệp. Do vậy, đầu tư vào phát triển khung năng lực mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

Tóm lại, phát triển NNL trong doanh nghiệp là phát triển toàn diện con

người trên các mặt: kiến thức, kỹ năng, thái độ làm việc. Thông qua việc thu hút nguồn NNL có chất lượng, doanh nghiệp sẽ tìm được những con người có năng lực phù hợp với từng cơng việc, đào tạo bước đầu để họ có thể đáp ứng tốt nhất yêu cầu của cơng việc. Sau đó doanh nghiệp bố trí cơng việc cho phù hợp với năng lực của người lao động để họ có thể phát huy hết khả năng của mình trong cơng việc, đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Trong môi trường cạnh tranh hiện nay, yếu tố con người đang trở thành sức mạnh cạnh tranh của các doanh nghiệp, do vậy các doanh nghiệp luôn phải quan tâm đến những vấn đề như làm sao giữ được những người giỏi, tâm huyết với doanh nghiệp thơng qua các chính sách quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ, trả thù lao và các chính sách khuyến khích phù hợp…

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển nguồn nhân lực tại viễn thông quảng bình (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(146 trang)
w