- Lợi nhuận của doanh nghiệp: gồm lợi nhuận trong hoạt động sản xuất
1.5.2 Mối quan hệ giữa các chỉ số về sức khoẻ doanh nghiệp và khả năng tiếp cận vay vốn
năng tiếp cận vay vốn
Ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp vay để sản xuất kinh doanh dựa trên những những qui định cho vay của Ngân hàng nhà nước ban hành. Trong thực tế, một số ngân hàng thương mại đã xem xét thêm thực trạng và triển vọng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như một nguồn thông tin bổ sung cho các quyết định cho vay. Đối với những doanh nghiệp có khả năng thanh tốn cao, hiệu quả sử dụng tài sản tốt, hệ số sinh lời cao, khơng có nợ xấu (thể hiện sức khỏe tốt của doanh nghiệp) thì việc tiếp tục cho vay là một quyết định không phải bàn cãi. Như vậy về mặt định tính khả năng tiếp cận vay vốn tỷ lệ thuận trạng thái tốt của các chỉ số về “sức khỏe doanh nghiệp”.
Các thơng tin về xếp hạng tín dụng doanh nghiêp từ giác độ Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại trong mục 1.5.1 cho thấy các chỉ tiêu về tài chính doanh nghiệp rất được chú trọng. Điều này càng được khẳng định hơn nếu đi sâu xem xét các mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tài chính với thực trạng nợ của doanh nghiệp bao gồm:
- Từ khía cạnh phân tích tài chính nhóm các hệ số khả năng
thanh tốn
(Cơng thức tính trong phần 1.3.2) được sử dụng, bao gồm:
Hệ số khả năng thanh toán nhanh phản ánh khả năng thanh tốn các
khoản nợ ngắn hạn thơng qua tài sản ngắn hạn (khơng tính phần tồn kho). Chỉ tiêu này thấp nhiều hơn 1 cho thấy nguy cơ phá sản của doanh nghiệp cao.
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn đo lường khả năng thanh toán nợ
ngắn hạn từ những tài sản ngắn hạn. Chỉ tiêu này thấp, dấu hiệu rủi ro xuất hiện, nguy cơ phá sản có thể xảy ra.
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát cho biết độ an tồn trong dài hạn.
Chỉ tiêu này thấp thì các chỉ tiêu khả năng thanh toán khác cũng thấp, là dấu hiệu rủi ro tài chính xuất hiện. Các hệ số trên càng cao cho thấy doanh nghiệp có điều kiện trả nợ cao, ngân hàng căn cứ trên các hệ số này xếp hạng tín dụng nội bộ ở mức tương xứng cho doanh nghiệp.
- Từ khía cạnh về hiệu quả kinh doanh các hệ số sau đây thể hiện tình trang “sức khỏe” của doanh nghiệp: Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA), Tỷ suất sức sinh lời căn bản (BEP).
Các chỉ tiêu ROS, ROA, ROE, BEP thể hiện trình độ kiểm sốt chi phí của các nhà quản trị và tình hình mở rộng thị trường. Khi các chỉ tiêu nay nhỏ hơn chỉ tiêu trung bình của ngành nghề, chứng tỏ trình độ kiểm sốt chi phí doanh nghiệp , thấp, thị trường chưa mở rộng, sức cạnh tranh kém, khi đó dấu hiệu rủi ro xuất hiện, nguy cơ phá sản có thể xảy ra.
- Từ giác độ Địn bẩy tài chính các hệ số sau được xem xét: Hệ số địn
bảy tài chính, hệ số nợ (theo cơng thức tính tại phần 1.3.2.3); Hệ số nợ càng lớn thì chủ sở hữu càng có lợi vì khi chủ sở hữu đóng góp một lượng vốn ít nhưng được sử dụng một lượng tài sản lớn; Đặc biệt khi doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận trên các khoản nợ lớn hơn so với số tiền lãi phải trả. Nếu địn bẩy tài chính thấp, rủi ro tài chính cao. Để hạn chế rủi ro tài chính cần duy trì một cơ cấu vốn vay và vốn chủ sở hữu phù hợp.