- Ban Kiểm soát (BKS) bao gồm ba (03) thành viên do Đại hội đồng cổ
2.4.1 Tình hình vay vốn của Đạm Phú Mỹ
Hai đặc điểm nổi bật của Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – Cơng ty Cổ phần DPM là có vốn chủ sở hữu lớn và tổng nợ phải trả khá khiêm tốn. Từ 2008 đến 2011, hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu (tính bằng tổng tài sản/ vốn chủ sở hữu) dao động trong khoảng 1,1 – 1,16. Theo báo cáo Cân đối kế toán hợp nhất của DPM năm 2008, nợ phải trả của Tổng công ty giảm từ 1.361 tỷ VND (ngày 31/12/2007) xuống còn 451 tỷ VND (vào 31/12/2008), trong đó chủ yếu là nợ ngắn hạn, khoảng 439 tỷ VND. Số liệu trong báo cáo thường niên của DPM cũng cho thấy, nợ ngắn hạn từ 2008 đến 2011 của DPM không vượt mốc 1000 tỷ VND, càng không vượt qua mốc nợ ngắn hạn cuối năm đầu khi mới thành lập.
Bảng 2.30: Nợ ngắn hạn - DPM
Chỉ tiêu
Nợ ngắn hạn
Hai đối tác của DPM từ 2008 đến nay là MHB (Mekong Housing Bank) và Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương (Vietcomban k). Đến cuối năm 2009, DPM vay MHB – Chi nhánh Sài Gòn khoảng 18,4 tỷ VND và Vietcombank – Chi nhánh Vũng tàu khoảng 9,7 tỷ VND.
Đến 31/12/2010, DPM vay Vietcombank – Chi nhánh Vũng tàu khoảng 3,6 tỷ; Đến mốc thời gian này, số tiền vay dài hạn đến hạn trả khoảng trên 82 tỷ VND.
Trong năm 2011, DPM vay tiếp của Vietcombank – Chi nhánh Vũng tàu khoảng 9,2 tỷ VND để bổ sung cho vốn lưu động mua nguyên vật liệu sản xuất bao bì các loại.
Bảng 2.31: Nợ dài hạn - DPM
Chỉ tiêu
Nợ dài hạn
Công ty Đạm Phú Mỹ vay vốn dài hạn không nhiều, chủ yếu vay từ 3 đối tác chính là Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, Tổng cơng ty tài chính Dầu khí Việt Nam – Chi nhánh Vũng Tàu và Vietcombank
– chi nhánh Vũng Tàu. Mục đích vay là thanh tốn chi phí đầu tư Hệ thống thu hồi CO2 từ khói thải Primary Reformer nâng cơng suất Nhà máy Đạm Phú Mỹ. Các khoản vay đã được thanh toán trước thời hạn trong năm
2011.