Tổng quan về Ngân hàng CSXH

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh nam định (Trang 65)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1. Tổng quan về Ngân hàng CSXH

3.1.1. Giới thiệu vài nét về Ngân hàng CSXH

Những năm 1990, Việt Nam còn là một trong số quốc gia có tỷ lệ hộ nghèo, đói cao, khoảng 59% (theo số liệu điều tra của Ngân hàng Thế giới). Có nhiều ngun nhân dẫn đến nghèo đói, trong đó tình trạng thiếu vốn sản xuất đứng ở vị trí hàng đầu trong khi lĩnh vực tín dụng bao gồm tín dụng ngân hàng và tín dụng nhà nước đều do hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh quản lý và cho vay với những phương thức, thủ tục khơng khuyến khích được người nghèo tiếp cận vốn vay.

Trước thực trạng đó, bắt đầu từ tháng 3/1995, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam khởi xướng cùng Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam góp vốn xây dựng Quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo với tổng số tiền ban đầu là 400 tỷ đồng, giao cho Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam quản lý, thực hiện cho hộ nghèo vay với lãi suất ưu đãi, thấp hơn lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại và không phải thế chấp tài sản. Qua 5 tháng triển khai cho vay từ Quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo đã có gần 500.000 hộ nghèo trên phạm vi tồn quốc được vay vốn phát triển sản xuất.

Trước những thay đổi theo quá trình phát triển kinh tế - xã hội và để khắc phục những hạn chế của Quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo, ngày 31/8/1995, Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt đã ký Quyết định số 522/TTg về việc thành lập Ngân hàng Phục vụ người nghèo, với mục tiêu xóa đói giảm nghèo khơng vì mục đích lợi nhuận. Sau 7 năm hoạt động (1995 - 2002), tổng nguồn vốn của Ngân hàng Phục vụ người nghèo đạt 7.083 tỷ đồng. Nguồn vốn này được tăng trưởng trên cơ sở bàn giao từ Quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo là 518 tỷ đồng, đã góp phần giúp cho trên 644.000 hộ thốt nghèo. Tuy nhiên, mơ hình này vẫn cịn những hạn chế vì thực chất như một Quỹ ưu đãi, việc điều hành tác nghiệp giao cho Ngân hàng nông

nghiệp và phát triển nông thôn đảm nhận, công tác tổ chức Hội đồng quản trị theo hình thức kiêm nhiệm khơng phân rõ trách nhiệm, cán bộ ngân hàng thương mại thiên về kinh doanh, chưa quan tâm đúng mức đến tín dụng hộ nghèo...

Trước yêu cầu của tiến trình hội nhập, cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, từng bước tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại, ngày 04/10/2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác; đồng thời Thủ tướng Phan Văn Khải ký Quyết định số 131/2002/TTg thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội dựa trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ cho người nghèo để thực hiện Nghị định 78 nhằm tập trung các nguồn vốn ngân sách tài trợ cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vào một đầu mối, tất cả phục vụ cho người nghèo và các đối tượng chính sách. Ngân hàng chính sách xã hội nhận bàn giao tài sản, các chương trình cho vay hộ nghèo từ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, cho vay giải quyết việc làm từ Kho bạc Nhà nước, cho vay học sinh, sinh viên có hồn cảnh khó khăn từ Ngân hàng Công thương Việt Nam và các nguồn vốn ngân sách địa phương, với tổng số tiền hàng nghìn tỷ đồng. Thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách, ngân hàng Chính sách xã hội có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất trong phạm vi cả nước, là một pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, có tài sản và hệ thống giao dịch từ Trung ương đến địa phương.

3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng CSXH chi nhánh tỉnh Nam Định Nam Định

Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/HNTW, ngày 10/6/1993 về việc tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, Đảng ta đã ra chủ trương có chế độ tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách, vùng nghèo, vùng cao , vùng dân tộc thiểu số, vùng căn cứ cách mạng; phát triển mở rộng hình thức cho vay thơng qua tín chấp đối với các hộ nghèo…

Tại Đại hội Đảng khóa IX và kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa X đã triển khai Luật các tổ chức tín dụng trong việc thực hiện chính sách tín dụng đối với người

nghèo và các đối tượng chính sách về việc sớm hồn thiện tổ chức và hoạt động của ngân hàng CSXH, tách tín dụng ưu đãi ra khỏi tín dụng thương mại; đồng thời thực hiện cam kết với Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) về việc thành lập Ngân hàng Chính sách; ngày 04/10/2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg về việc thành lập ngân hàng CSXH trên cơ sở tổ chức lại ngân hàng phục vụ người nghèo. Ngân hàng CSXH tỉnh Nam Định được thành lập theo Quyết định số 25/QĐ-HĐQT ngày 14 thàng 01 năm 2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng CSXH, khi mới thành lập, Chi nhánh được Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT bàn giao 19 cán bộ, tiếp nhận 28 cán bộ từ các ngành. Chi nhánh đã nhanh chóng kiện tồn bộ máy tổ chức, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, triển khai kịp thời nhiệm vụ được giao. Từ những ngày đầu thành lập mới chỉ có một vài cán bộ nịng cốt, cơ sở vật chất cịn thiếu thốn khó khăn, ngân hàng chỉ mới thực hiện 2 chương trình tín dụng là: Cho vay hộ nghèo và cho vay giải quyết việc làm. Song đến nay, ngân hàng CSXH tỉnh đang triển khai thực hiện 10 chương trình tín dụng ưu đãi. Đội ngũ cán bộ ngày càng được trẻ hóa khơng chỉ có trình độ và năng lực chun mơn mà cịn năng động, nhiệt tình, đồn kết, có tinh thần trách nhiệm cao, gắn bó với cơ sở chính là một trong những yếu tố để các hoạt động của Ngân hàng được triển khai hiệu quả. Các chương trình tín dụng chính sách do ngân hàng CSXH tỉnh thực hiện đã góp phần tích cực củng cố lịng tin của nhân dân đối với Đảng, với Nhà nước và khẳng định vai trò vị thế của ngân hàng CSXH tham gia vào xố đói giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn và đặc biệt góp phần thực hiện thành cơng mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Để đạt được kết quả đó có sự chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền các cấp, đặc biệt là việc ưu tiên dành một phần nguồn vốn ngân sách địa phương chuyển sang ngân hàng CSXH để bổ sung vào nguồn vốn cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc của cấp ủy, chính quyền các cấp đối với tín dụng chính sách xã hội, đến một bộ phần tầng lớp dân cư yếu thế trong xã hội giúp họ vươn lên thốt nghèo, ổn định cuộc sống.

3.1.3. Mơ hình tổ chức và hoạt động của Ngân hàng CSXH chi nhánh tỉnhNam Định Nam Định

3.1.3.1. Mơ hình tổ chức ngân hàng CSXH

Trong ngân hàng CSXH bộ máy quản trị của ngân hàng bao gồm 3 cấp: Hội đồng quản trị tại Trung ương, Ban đại diện Hội đồng quản trị cấp tỉnh, thành phố và Ban đại diện Hội đồng quản trị cấp quận, huyện, thị xã. Hội đồng quản trị của ngân hàng CSXH gồm 14 thành viên, trong đó 12 thành viên kiêm nhiệm: Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam là Chủ tịch Hội đồng quản trị, các thành viên còn lại là Thứ trưởng hoặc cấp tương đương Thứ trưởng của: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ tài chính, Bộ Lao động thương binh và Xã hội, Bộ nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Hội Nơng dân Việt Nam, Đồn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Ủy ban Dân tộc và Văn phịng chính phủ; 02 thành viên chun trách: 01 ủy viên giữ chức Tổng giám đốc, 01 ủy viên giữ chức Trưởng ban kiểm sốt.

Ngồi ra, giúp việc cho HĐQT có Ban chuyên gia tư vấn và Ban kiểm soát ngân hàng CSXH. Ban chuyên gia tư vấn gồm chuyên viên của các Bộ, ngành là thành viên HĐQT và một số chuyên gia do Chủ tịch HĐQT quyết định chấp thuận. Ban chuyên gia tư vấn có nhiệm vụ tham mưu giúp việc trực tiếp cho thành viên HĐQT thuộc Bộ, ngành mình đồng thời có nhiệm vụ tư vấn cho HĐQT về chủ trương chính sách, cơ chế hoạt động cuat ngân hàng CSXH, các văn bản thuộc thẩm quyền của HĐQT. Ban kiểm soát ngân hàng CSXH giúp việc cho HĐQT trong việc kiểm tra hoạt động tài chính, thẩm định báo cáo tài chính hàng năm, giám sát chấp hành chế độ hạch tốn, kiểm tra việc chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật và các Nghị quyết của HĐQT.

Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp: Tại các chi nhánh ngân hàng CSXH tỉnh, thành phố thuộc Trung ương, quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có Ban đại diện HĐQT có chức năng giám sát việc thực thi các Nghị quyết, Văn bản chỉ đạo của HĐQT tại địa phương. Thành phần, số luonwjng thành viên Ban đại diện HĐQT các cấp tại địa phương tương đương như thành phần của HĐQT ở Trung

ương (nhưng khơng có thành viên chuyên trách) là cán bộ cơ quan quản lý nhà nước như các Sở, Ban, Ngành, đồn thể, trong đó chủ tịch hoặc phó chủ tịch ủy ban nhân dân cùng cấp làm Trưởng ban.

Phòng giao dịch ngân hàng CSXH quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là đơn vị trực thuộc chi nhành ngân hàng CSXH cấp tỉnh, trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ của ngân hàng chính sách xã hội trên địa bàn.

Điểm giao dịch tại xã: Để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc giao dịch với ngân hàng, ngân hàng CSXH đã đặt 11.066 điểm giao dịch tại trụ sở UBND xã, phường, thị trấn trong cả nước. Tại các điểm giao dịch xã, phường, thị trấn, ngân hàng CSXH niêm yết công khai các thông tin về chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, lãi suất cho vay từng chương trình, lãi suất huy động vốn, nội quy giao dịch, danh sách hộ vay vốn đang có số dư nợ, dư tiền gửi.

Tổ tiết kiện và vay vốn: Được thành lập theo địa bàn thơn, xóm thuộc đơn vị hành chinh xã, phường, thị trấn có từ 5 đến 60 thành viên, có quy ước hoạt động riêng được chủ tịch UBND xã phường chấp thuận. Tổ TK&VV có nhiệm vụ tập hợp hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu vay vốn ngân hàng CSXH.

Hình 3.1. Sơ đồ của Ngân hàng Chính sách xã hội

(Nguồn: http://vbsp.org.vn/gioi-thieu/co-cau-to-chuc.html 3.1.3.2. Mơ hình tổ chức ngân hàng CSXH tỉnh Nam Định

Ban đại diện ngân hàng CSXH tỉnh Nam Định có 11 người, do Phó chủ tịch UBND tỉnh là trưởng ban và 10 thành viên là lãnh đạo các sở ban, ngành và Hội đoàn thể của tỉnh. các huyện, thị xã, Ban đại diện HĐQT cũng được thành lập có từ 9 đến 12 thành viên, do chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND huyện, thị xã là trưởng ban. Ban đại diện HĐQT ngân hàng CSXH tỉnh Nam Định đã hoàn thành việc đưa Chủ tịch UBND cấp vào Ban đại diện HĐQT cấp huyện.

Ngân hàng CSXH tỉnh Nam Định có 09 phịng giao dịch cấp huyện đặt tại tất cả các huyện Mỹ Lộc, Ý Yên, Vụ Bản, Nam Trực, Trực Ninh, Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Giao Thủy, Xuân Trường. Và đã mở được 218/229 điểm giao dịch tại các xã, phường trên địa bàn toàn tỉnh.

3.2.2.3. Chức năng ngân hàng CSXH tỉnh Nam Định

Ngân hàng CSXH có chức năng triển khai các chủ trương, đường lối chỉ đạo, chính sách tín dụng ưu đãi của Đảng và Nhà nước đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.

Thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ về huy động vốn; cho vay và các dịch vụ Ngân hàng theo quy định tại điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.

Nhận ủy thác cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức Hội đồn thể chính trị-xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngồi nước.

Kiểm tra, giám sát việc thực hiện vay vốn của các tổ chức, cá nhân; việc thực hiện hợp đồng ủy thác của các đơn vị nhận ủy thác.

3.1.3.4. Nhiệm vụ ngân hàng CSXH tỉnh Nam Định * Huy động vốn:

Ngân hàng CSXH có nhiệm vụ nhận tiền gửi có lãi và tự nguyện không lấy lãi của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ; nhận tiền gửi tiết kiệm của người nghèo và các đối tượng chính sách.

Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ; vốn ủy thác của địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức Hội đồn thể chính trị- xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài và ngoài nước theo quy định của Tổng giám đốc. Vay vốn các tổ chức tín dụng, tài chính trong nước khi Tổng giám đốc cho phép.

* Cho vay:

Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nam Định thực hiện cho vay các chương trình ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam đối với các đối tượng vay vốn được quy định tại Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Thực hiện các dịch vụ ngân hàng theo chỉ đạo của Tổng giám đốc

Thực hiện hạch tốn kế tốn thống nhất trong tồn hệ thống ngân hàng. Chấp hành chế độ quản lý tài chính theo quy định.

Giám sát, kiểm tra việc thực hiện hợp đồng vay vốn và đôn đốc thu hồi nợ của các tổ chức, cá nhân vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội.

Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ. Kiểm tra giám sát các đơn vị ủy thác trên địa bàn theo quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội.

Phổ biến, hướng dẫn và triển khai thực hiện các cơ chế, quy chế nghiệp vụ và văn bản pháp luật của Nhà nước, ngành ngân hàng và Ngân hàng Chính sách xã hội liên quan đến hoạt động của Chi nhánh và đơn vị nhận ủy thác.

3.1.4. Hộ nghèo và các đối tượng chính sách

3.1.4.1. Hộ nghèo và hộ cận nghèo

Theo điều 1, điều 2, Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020 ta có:

Điều 1. Các tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020

1. Các tiêu chí về thu nhập

a. Đối với chuẩn nghèo là 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và ở khu vực thành thị là 900.000 đồng/người/tháng.

b. Đối với chuẩn cận nghèo: 1.000.000 đôngg/người/tháng ở khu vực nông thôn và ở khu vực thành thị là 1.300.000 đồng/người/tháng.

2. Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản

a. Các dịch vụ xã hội cơ bản bao gồm 05 dịch vụ: y tế; giáo dục; nhà ở; nước sạch và vệ sinh; thông tin.

b. Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản bao gồm 10 chỉ số: tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em;

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh nam định (Trang 65)