Đối với Ngân hàng CSXH Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh nam định (Trang 132 - 133)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.3. Một số kiến nghị

4.3.1. Đối với Ngân hàng CSXH Việt Nam

Việc mở rộng đối tượng hộ nghèo vay vốn cần được triển khai để tất cả các hộ nghèo cần vốn kinh doanh thoát nghèo được tiếp cận nguồn vốn vay, các hộ cận nghèo cũng nên có chính sách ưu đãi. Tuy nhiên việc mở rộng phải đi đơi với kiểm sốt để khơng có tình trạng người khơng diện hộ nghèo vẫn vay được vốn ưu đãi.

Hiện nay vẫn còn nhiều hộ cận nghèo, tuy nhiên số đối tượng này không đủ điều kiện để được vay vốn ưu đãi từ ngân hàng CSXH. Đồng thời, họ cũng không đủ điều kiện để tiếp cận với nguồn vốn của các NHTM. Do vậy, Ngân hàng chính sách xã hội đã đề xuất với cấp có thẩm quyền cho phép đối tượng này được vay vốn ưu đãi để đầu tư sản xuất, bởi vì, theo quy định hiện hành, hộ cận nghèo không thuộc đối tượng vay vốn của ngân hàng CSXH. Còn đối với các NHTM, muốn vay được vốn buộc phải có thế chấp hoặc chứng minh được năng lực tổ chức sản xuất để đảm bảo khả năng trả nợ thì mới đủ điều kiện tiếp cận vốn.

Qua đó, giúp cho hộ cận nghèo được tiếp cận với vốn của ngân hàng để làm ăn, phát triển cuộc sống, khơng rơi vào tình trạng tái nghèo. Cịn đối với ngân hàng CSXH phục vụ thêm đối tượng này cũng khơng ảnh hưởng đến chi phí hoạt động của ngân hàng. Ngoài được ưu đãi về lãi suất thấp, các hộ cận nghèo nếu được vay vốn từ ngân hàng CSXH còn được hưởng những ưu đãi đặc biệt mà khơng NHTM nào đáp ứng được. Đó là ưu đãi về cách thức cho vay.

Cụ thể, vay vốn từ ngân hàng CSXH, người dân được nhận ưu đãi lớn nhất là vay mà không phải thế chấp tài sản. Đồng thời thủ tục vay vốn người dân sẽ được các tổ, nhóm, hội, đồn thể giúp. Một ưu đãi khác mà người dân được hưởng là cách xử lý nợ, cũng như cách kết hợp vừa cho vay vốn, vừa hướng dẫn làm ăn. Đặc biệt là ưu đãi bằng cách cho người dân vay vốn tại xã, do đó chi phí vay vốn của

người dân rất thấp và người dân khơng phải lo gì cả. Bởi vì, để được vay vốn ngân hàng CSXH, người dân chỉ mất công đi lại 2 lần. Lần thứ nhất đến họp tổ tại thơn để bình xét, sau đó các tổ chức chính trị - xã hội giúp làm thủ tục. Lần thứ hai người dân đem theo giấy hẹn để đến xã nhận tiền, hàng tháng có người đến tận nhà thu lãi. Đây là ưu đãi rất lớn đối với người dân khi vay vốn của ngân hàng CSXH.

Tổ chức họp các đối tượng vay vốn thuộc hộ nghèo và các đối tượng được vay vốn tín dụng có ưu đãi của Chính phủ. Thơng báo, phổ biến và triển khai đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác các chương trình chính sách tín dụng có ưu đãi của Chính phủ.

Cần đa dạng hóa cho vay tất cả các ngành nghề, đặc biệt là ngành nghề thủ công truyền thống. Cần quan tâm nhiều hơn đến vùng khó khăn như miền núi, hải đảo để hộ nghèo thật sự tiếp cận được nguồn vốn vay.

Theo kết quả khảo sát quy mô nhỏ, tác giả nhận thấy hiện nay lãi suất cho vay ưu đãi của ngân hàng CSXH cịn chưa thực sự khuyến khích người dân có nguồn vốn rẻ để sử dụng, đầu tư thốt nghèo. Do đó, thời gian tới, ngân hàng CSXH cần tổ chức khảo sát quy mơ lớn đối với tồn bộ hộ nghèo vay vốn trên địa bàn để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các hộ dân. Từ đó, ngân hàng CSXH huyện cần kiến nghị với ngân hàng CSXH Việt Nam hạ mức lãi suất cho vay cũng như có cơ chế điều chỉnh lãi suất linh hoạt hơn, phù hợp hơn với diễn biến lãi suất của thị trường.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh nam định (Trang 132 - 133)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(144 trang)
w