Giải pháp phát triển cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh nam định (Trang 125 - 129)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp phát triển cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách tạ

4.2.1. Giải pháp phát triển cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách

Một là, xây dựng khung quản lý chính sách phù hợp. Hồn thiện và mở rộng

dịch vụ tiết kiệm của người nghèo ra các đối tượng chính sách. Tiếp tục thực hiện cơ chế ưu đãi về lãi suẩt phù hợp với khả năng tài chính của Nhà nước và các đối tượng vay vốn trong từng thời kỳ.

Hai là, Tăng cường củng cố kiện toàn Ban Chỉ đạo giảm nghèo các cấp. Tổ

chức tập huấn bồi dưỡng nâng cao nhận thức, trình độ chun mơn nghiệp vụ và năng lực tổ chức thực hiện; tiếp tục bổ sung chính sách đãi ngộ thỏa đáng cho cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cơ sở; tổ chức đối thoại về chính sách, xác định nhu cầu và năng lực tham gia của người dân; tổ chức trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương và với các huyện, quận và tỉnh, thành khác khác về giảm nghèo.

Ba là, Thường trực Ban giảm nghèo, tăng hộ khá huyện tập trung tham mưu

triển khai thực hiện các giải pháp của Chương trình, đẩy mạnh và đa dạng các hoạt động kiểm tra giám sát, đánh giá tiến độ thực hiện.

Bốn là, Ban chỉ đạo xóa đói, giảm nghèo xã, thị trấn nắm chắc các chính sách

của Chương trình và thực trạng của hộ nghèo để có những giải pháp hỗ trợ kịp thời, hiệu quả. Thường xuyên củng cố Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo xã, thị trấn.

Tăng cường các hoạt động thông tin tuyên truyền nhằm làm chuyển biến ý thức từng hộ nghèo tự nỗ lực, vượt khó vươn lên; đảm bảo quy trình cơng khai, bình đẳng đối với số hộ có khả năng vượt chuẩn nhưng không kê khai đúng mức thu nhập hoặc số hộ nghèo lười lao động, cịn ỷ lại vào chương trình. Định kỳ 6 tháng, hàng năm, tổ chức đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động của Chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá nhằm tiếp tục bổ sung hoàn chỉnh nội dung, các giải pháp thực hiện Chương trình đảm bảo hiệu quả cao, mang tính bền vững.

Năm là, đối với Hội, đoàn thể các cấp: Thực hiện tốt Hợp đồng ủy thác như

đã ký kết với Ngân hàng CSXH.

Cần phải sắp xếp, bố trí, phân cơng rõ cán bộ chun trách theo dõi công tác ủy thác, hạn chế tối đa việc thay đổi nhân sự cán bộ Hội đồn thể chính trị xã hội đối với những cán bộ này. Tăng cường xây dựng năng lực, tập huấn cho cán bộ Hội, đoàn thể các cấp (bao gồm cả nghiệp vụ ủy thác và kiến thức tổ chức quản lý để họ có thể điều phối tốt hoạt động thành lập tổ và các chương trình hoạt động cho vay, tổ chức tốt việc tập huấn cho Hội đoàn thể cấp dưới và các Tổ TK&VV).

Các Hội đồn thể chính trị xã hội các cấp cần phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng CSXH để tham gia tập huấn nghiệp vụ ủy thác cho vay đối với Hội cấp dưới

và Tổ TK&VV. Đặc biệt là việc phối hợp tốt trong công tác kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay của các đối tượng.

Hội đồn thể chính trị xã hội nhận ủy thác cần giám sát chặt chẽ các Tổ TK&VV do Hội mình quản lý để đảm bảo việc đơn đốc thu hồi nợ gốc và thu lãi tiền vay, thu tiết kiệm được các Hội thực hiện một cách có hiệu quả.

Sáu là, đối với các hộ thuộc diện được vay vốn: Cần nhận thức rõ trách

nhiệm hoàn trả vốn vay cho ngân hàng CSXH; như đã nói trên, các hộ vay vốn phải nhận thức rõ trách nhiệm trả lãi và nợ gốc ngay từ khi viết Giấy đề nghị vay vốn ngân hàng CSXH. Các hộ vay vốn cần hiểu rõ đây là chính sách tín dụng ưu đãi cho vay vốn với lãi suất thấp, khơng phải Chính phủ cho khơng lấy lãi.

Giúp đỡ các hộ vay vốn sử dụng vốn có hiệu quả, tăng thu nhập ổn định; thực tế ở nhiều địa phương, cơ sở cho thấy nhiều hộ vay vốn (đặc biệt là các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đặc biệt khó khăn…) khơng biết cách làm ăn (kiến thức kỹ thuật và kiến thức quản lý của hộ vay rất hạn chế gần như là khơng có) nên sử dụng vốn khơng hiệu quả, khơng có lãi nên các hộ khơng tích lũy được tiền trả nợ gốc. Vì vậy, cần phài có sự phối hợp tốt giữa chính quyền địa phương, các tổ chức Hội đồn thể chính trị xã hội nhận ủy thác với các Trung tâm/trạm khuyến nông khuyến lâm ngư để tập huấn thường xuyên cho các hộ vay vốn.

4.2.2. Giải pháp về phía Ngân hàng CSXH

* Đối với ngân hàng CSXH cấp tỉnh, huyện, thành phố

- Hoàn thiện hành lang pháp lý đối với các hoạt động chính sách của ngân hàng CSXH trên cơ sở sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định của pháp luật về tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách.

- Cần lập kế hoạch tín dụng chi tiết thường kỳ và giám sát việc triển khai thực hiện kế hoạch được duyệt một cách có hiệu quả.

- Ngân hàng cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền/đào tạo, tập huấn cho cán bộ tổ chức Hội, đồn thể chính trị xã hội, cán bộ Ban giảm nghèo để họ năm rõ chuyên môn, hiểu rõ nghiệp vụ ủy thác, thực hiện hiệu quả các hoạt động tín dụng chính sách tại địa phương.

- Chú trọng làm tốt công tác tham mưu đối với cấp trên (đặc biệt là tham mưu trong việc phân bổ vốn cho các địa phương và điều chuyển vốn giữa các huyện và các xã, phường, thị trấn) hoặc chủ động điều chuyển khi được ủy quyền phân bổ.

- Chi nhánh ngân hàng tỉnh cần chủ động xây dựng mối quan hệ tốt với cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương để tranh thủ được nguồn vốn của địa phương và tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với các tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác.

- Phát động phong trào thi đua trong toàn đơn vị công tác.

- Thực hiện tốt các điểm giao dịch vay vốn và hoạt động của Tổ giao dịch lưu động tại xã: Hoạt động giao dịch tín dụng tại các điểm giao dịch xã chiếm gần 90% hoạt động của hệ thống ngân hàng CSXH. Vì vậy, chất lượng của điểm giao dịch và hoạt động giao dịch lưu động tại xã đóng vai trị then chốt trong việc nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng CSXH. Để thực hiện tốt điểm giao dịch và hoạt động của Tổ giao dịch lưu động, cần chú trọng một số giải pháp sau đây:

+ Thường xun rà sốt để bố trí lịch giao dịch hợp lý theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả các phiên giao dịch tại các điểm giao dịch. Trong các phiên giao dịch cố định cần bố trí đủ cán bộ và phương tiện cần thiết để làm việc cho phù hợp; đồng thời bố trí thời gian giao dịch tại các điểm và giao ban cho hợp lý.

+ Nâng cao chất lượng giao ban: Tổ giao dịch lưu động phải chuẩn bị trước nội dung giao ban một cách kỹ càng, chi tiết, có thể kết hợp phổ biến văn bản mới. Khi giao ban cần tập trung phân tích những vấn đề tồn tại, khó khăn, xác định rõ nguyên nhân và đưa ra giải pháp khắc phục. Tránh họp giao ban mang tính hình thức, khơng mang lại hiệu quả.

+ Giám đốc PGD phải thường xuyên nắm bắt diễn biến tình hình nợ xấu, nợ quá hạn: phải nắm bắt cụ thể nợ ở đâu, nợ ở đơn vị nào, ai phụ trách, ai nợ, phân tích nguyên nhân của từng khoản nợ đối với từng đối tượng vay vốn để có giải pháp và kế hoạch thu hồi nợ. Cần phải trực tiếp xuống tận cơ sở cùng với Lãnh đạo xã và cơng an tìm biện pháp thu hồi nợ. Đặc biệt, phải có trách nhiệm trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện phương án củng cố nâng cao chất lượng tín dụng đối

với các xã có nợ quá hạn trên 2% . Nội dung phương án phải đánh giá hoạt động tín dụng trên địa bàn xã, xây dựng một số chỉ tiêu cơ bản để củng cố nâng cao chất lượng tín dụng. Giám đốc PGD phải phê duyệt phương án cấp xã sau khi thống nhất với Hội đồn thể chính trị xã hội và UBND xã.

- Cần đặc biệt chú trọng thực hiện tốt kế hoạch kiểm tra, giám sát và nâng cao chất lượng cơng tác kiểm tra, tránh kiểm tra mang tính hình thức vì đây là chìa khóa để kịp thời phát hiện ra các sai sót, hạn chế, tồn tại để có biện pháp chấn chỉnh, xử lý kịp thời.

- Lãnh đạo chi nhánh và các PGD cần bố trí, sắp xếp thời gian tham gia họp với các tổ TK&VV và kiểm tra đột xuất các phiên giao dịch để nắm bắt kịp thời tình hình và có biện pháp chấn chỉnh kịp thời những điểm còn hạn chế, tồn tại.

- Thực hiện tốt công tác quản lý và xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan theo đúng quy định, đảm bảo xử lý nợ bị rủi ro chính xác, kịp thời, đúng thời gian quy định.

* Đối với cán bộ tín dụng đƣợc phân c ng phụ trách theo dõi địa bàn:

- Cán bộ tín dụng ngân hàng được giao phụ trách địa bàn cần phải thường xuyên đi sâu đi sát các Tổ TK&VV để kịp thời đôn đốc các hộ vay trả lãi và nợ gốc đến hạn theo đúng thỏa thuận cũng như nắm bắt rõ tình hình các đối tượng vay vốn để ngăn chặn và phát hiện sớm nguy cơ nợ quá hạn, và sớm có biện pháp tháo gỡ kịp thời.

- Gắn trách nhiệm, đánh giá, xếp loại cán bộ với địa bàn phụ trách: Việc đánh giá xếp loại cán bộ có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của cán bộ ngân hàng CSXH. Vì vậy, đây sẽ là giải pháp hữu hiệu để tăng cường tính trách nhiệm của cán bộ ngân hàng được giao phụ trách các địa bàn vay vốn trong việc củng cố và duy trì chất lượng tín dụng tại địa bàn mình phụ trách.

- Các cán bộ ngân hàng cần thường xuyên tham gia sinh hoạt với các Tổ TK&VV.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh nam định (Trang 125 - 129)