Đặc điểm kinh tế, xã hội tỉnh Hà Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển công nghiệp tỉnh hà nam theo hướng bền vững (Trang 53 - 57)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1. GIỚI THIỆU VỀ TỈNH HÀ NAM

3.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội tỉnh Hà Nam

3.2.1.2. Đặc điểm về kinh tế tỉnh Hà Nam Quy mô tăng trưởng và cơ cấu kinh tế:

- Tổng GDP của tỉnh Hà Nam năm 2014 đạt trên 28,5 nghìn tỷ đồng (giá thực tế), chiếm khoảng 1,3% GDP so với cả nước.

tăng 9,12%/năm, giai đoạn 2006-2014 tăng 13,09%/năm, trong giai đoạn này nông nghiệp tăng 4%/năm, công nghiệp - xây dựng tăng khá cao 20,26%/năm và thương mại - dịch vụ tăng 10,12%/năm.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong giai đoạn 2000-2014 theo hướng tích cực, năm 2014 cơ cấu kinh tế:

+ Nông nghiệp chiếm 14,5 %, giảm so với năm 2005 (năm 2000 là 25,4%).

+ Công nghiệp, xây dựng chiếm 54,7 % , tăng so với năm 2005 (năm 2005 là

51,3%).

+ Thương mại dịch vụ chiếm 30,8 %, tăng so với năm 2005 (năm 2000 là 23,3%).

Các chỉ tiêu kinh tế khác:

- GDP bình quân đầu người: Năm 2008 đạt 11,06 triệu đồng/người/năm và bằng 98% của cả nước. Năm 2014 đạt 35,7 triệu đồng/người/năm.

- Thu ngân sách: Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 1.198 tỷ đồng (năm 2005), gấp 2,26 lần so năm 2000 và đạt tốc độ thu bình quân 5 năm 2001-2005 là 17,8%; giai đoạn 2006-2014 đạt 13,5% và 16,6% cho cả giai đoạn 2000-2014. Tuy nhiên, cơ cấu thu vẫn nhận nhiều từ trợ cấp Trung Ương, tỷ lệ huy động ngân sách từ GDP vẫn ở mức thấp, đạt 9,4% giai đoạn (2001-2005) và 7,51% giai đoạn 2006- 2014 (chưa đạt so mục tiêu Đại hội XVIII của tỉnh đề ra là 9%).

- Chi ngân sách: Tổng chi ngân sách các năm đều giữ ở mức cao hơn tổng thu, trong đó chi cho các sự nghiệp văn hóa, giáo dục y tế và xây dựng ln chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng chi ngân sách của tỉnh. Năm 2014 tổng chi ngân sách 2.146,74 tỷ đồng.

Giá trị sản phẩm xuất khẩu:

Trong giai đoạn 2000-2014 tổng kinh ngạch xuất khẩu tăng bình quân 18,2%/năm; trong đó giai đoạn 2006-2014 có tốc độ tăng trưởng bình quân (23,6%/năm) cao hơn giai đoạn 2000-2005 (13%/năm). Trong cơ cấu giá trị xuất khẩu, mặt hàng nông sản mới chỉ chiếm 3,7% (năm 2014) và chủ yếu là gạo, lạc và hoa quả.

thành phố Hà Nội:

Trong quy hoạch vùng tỉnh Hà Nam nằm trong vùng Hà Nội, là địa phương tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội - Trung tâm kinh tế, đơ thị lớn. Đây là yếu tố góp phần phát triển nơng nghiệp hàng hóa của các địa phương thuộc “Vùng Thủ đơ Hà Nội” và mang lại hiệu ứng tích cực thúc đẩy cơng, nơng nghiệp Hà Nam phát triển theo chiều sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng yêu cầu cạnh tranh ngay trên thị trường giàu tiềm năng của mình.

3.1.2.2. Đặc điểm về xã hội tỉnh Hà Nam Về văn hóa - xã hội

Theo điều tra dân số 2012 Hà Nam có 791.402 người, giảm 0,6% so với điều tra năm 2000 (793.227người), tăng 0,6% so với năm 2005 (790.092 người, mật độ dân số 919,7 người/km². 90,1% dân số sống ở khu vực nông thôn và 9,9% dân số sống ở khu vực đô thị. Theo thống kê mới nhất, dân số Hà nam năm 2014 là 799.381 người. Trình độ kinh tế, dân trí và trình độ văn hóa xã hội của dân cư của tỉnh phát triển khá cao, thu nhập và đời sống của đa số dân cư đã được cải thiện và nâng cao đáng kể. Đây là một nguồn lực đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Cơ sở hạ tầng dịch vụ thương mại, tín dụng ngân hàng:

Hệ thống Thương mại phát triển rộng khắp trên địa bàn với hệ thống bán bn, bán lẻ đến tận thơn xóm, cung cấp kịp thời hàng hố đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng của người dân. Trên địa bàn hiện có 7 ngân hàng thương mại và một ngân hàng chính sách xã hội và nhiều chi nhánh, hệ thống này đã và đang được mở rộng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội và của dân cư.

Hạ tầng các khu cơng nghiệp:

Hà Nam được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn quy hoạch 8 KCN với diện tích 1.774,6 ha có 04 Khu đang hoạt động, đã thu hút hơn 117 DN vào đầu tư, trong đó có 37 doanh nghiệp nước ngoài. Quy hoạch 22 cụm CN, thu hút 111 doanh nghiệp. Nhìn chung vị trí các Khu CN, cụm CN đều nằm gần quốc lộ, tỉnh lộ nên rất thuận tiện. Cơ sở hạ tầng các khu CN đang được xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển công nghiệp tỉnh hà nam theo hướng bền vững (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(175 trang)
w