ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển công nghiệp tỉnh hà nam theo hướng bền vững (Trang 140)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH

HÀ NAM ĐẾN NĂM 2020

4.1.1. Quan điểm phát triển bền vững công nghiệp của tỉnh Hà Nam đến năm2020 2020

Thứ nhất, ưu tiên các dự án phát triển cơng nghiệp có trình độ cơng nghệ cao

và cơng nghệ thân thiện mơi trường, các sản phẩm cơng nghiệp có lợi thế cạnh tranh. Định hướng này sẽ mang lại giá trị gia tăng cao cho ngành cơng nghiệp, các sản phẩm cơng nghiệp có lợi thế cạnh tranh mang lại tốc độ tăng trưởng ổn định cho cơng nghiệp, làm giảm lượng khí phát thải trong sản xuất cơng nghiệp, bên cạnh đó, cịn làm giảm nguy cơ cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.

Thứ hai, phát triển công nghiệp phụ trợ, thu hút các dự án sử dụng nhiều lao

động vào các vùng nông thôn.

Thứ ba, phát triển sản xuất công nghiệp với nhiều quy mơ, trình độ khác

nhau, phù hợp với định hướng chung và lợi thế của tỉnh. Qua đó tạo điều kiện khai thác được tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, để rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng trong tỉnh.

Thứ tư, trong chiến lược, kế hoạch phát triển công nghiệp phải ưu tiên phát

triển công nghiệp xử lý chất thải. Gắn chiến lược phát triển công nghiệp với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH và theo hướng phát triển bền vững. Bảo đảm sự kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội với bảo vệ môi trường trong tỉnh.

Thứ năm, phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh phù hợp với quy hoạch

tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam theo vùng lãnh thổ, phát triển bền vững công nghiệp của tỉnh phù hợp với phương hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

4.1.2. Mục tiêu phát triển bền vững công nghiệp của tỉnh Hà Nam đến năm2020 2020

Mục tiêu tổng quát:

Tăng trưởng nhanh, bền vững, có hiệu quả, đi đơi với tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ tài ngun và mơi trường, giữ vững ổn định chính trị-xã hội. Phát triển bền vững là vì con người, tập trung vào con người và chất lượng cuộc sống.

Mục tiêu cụ thể:

- Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh (như mục tiêu tăng GDP đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1226/QĐ-TTg): Trong giai đoạn 2011-2015, tăng GDP đạt 13,5%, giai đoạn 2016-2020 đạt 15%, cả thời kỳ đạt 14,2%, trên cơ sở nâng cao chất lượng tăng trưởng;

- Duy trì xu thế tăng chỉ số phát triển con người (HDI): Phấn đấu đến năm 2015 đạt 0,78 và đến 2020 đạt 0,82;

- Đảm bảo công bằng xã hội về thu nhập: Chỉ số GINI năm 2015 khoảng 0,32 và năm 2020 khoảng 0,33;

- Không ngừng tăng năng suất lao động xã hội, đảm bảo đến năm 2015 đạt 52 triệu đồng, năm 2020 đạt 100 triệu đồng, tính theo giá cố định 2010.

4.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ NAM THEO HƢỚNG BỀN VỮNG

4.2.1. Nhóm giải pháp hồn thiện chiến lƣợc, kế hoạch phát triển công nghiệp theo hƣớng bền vững

Đây là giải pháp rất quan trọng có vai trị tạo tiền đề đối với phát triển bền vững cơng nghiệp của địa phương. Bởi vì, nếu chiến lược, kế hoạch phát triển cơng nghiệp có cơ sở khoa học đầy đủ sẽ tạo ra khả năng ngăn ngừa ngay từ đầu các dự án sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường và bảo đảm cho sản phẩm cơng nghiệp của tỉnh có khả năng cạnh tranh.

Một là, lồng ghép các nội dung PTBV về kinh tế - xã hội - môi trường trong chiến lược, kế hoạch phát triển cơng nghiệp

- Xây dựng tiêu chí PTBV đối với từng ngành sản phẩm của địa phương:

+ Tiêu chí phát triển bền vững về kinh tế có thể lấy tiêu chí khả năng cạnh tranh của ngành, sản phẩm làm căn cứ. Tuy nhiên, khi phân loại khả năng cạnh tranh của ngành, sản phẩm công nghiệp cần khắc phục cách phân loại trước đây chỉ dựa chủ yếu vào các lợi thế tĩnh, không bảo đảm các điều kiện để công nghiệp có khả năng cạnh tranh trong dài hạn. Phân loại khả năng cạnh tranh của ngành và sản phẩm phải đặt trong quan hệ so sánh với các nước trong khu vực và thế giới.

+ Tiêu chí phát triển bền vững về xã hội cần dựa mức độ tạo việc làm, thu nhập cho người lao động và đồng thời với mức độ ảnh hưởng ơ nhiễm mơi trường có thể gây ra các bệnh tật, thiệt hại mùa màng của từng ngành và sản phẩm đối với người lao động và người dân.

+ Tiêu chí phát triển bền vững về mơi trường dựa vào phân tích mức độ phát thải và tính chất độc hại của các chất thải đối với từng loại sản phẩm công nghiệp.

- Sắp xếp thứ tự ưu tiên phát triển các ngành, sản phẩm công nghiệp theo những căn cứ sau:

+ Dựa trên phân loại sản phẩm ngành theo các tiêu chí phát triển bền vững trên cả ba mặt kinh tế, xã hội, môi trường. Đối với Hà Nam phát triển ngành cơng nghiệp chế biến, trong đó chú trọng đến công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, bởi Hà Nam là một tỉnh nông nghiệp. Do vậy, việc tiêu thụ và chế biến sâu các sản phẩm nông nghiệp là một giải pháp tích cực hỗ trợ cho phát triển nông nghiệp bền vững trong tỉnh. Xây dựng quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung cho công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm nhằm tạo điều kiện cung cấp nguyên liệu có chất lượng tốt cho cơng nghiệp chế biến nơng sản thực phẩm.

+ Kết hợp với phân tích vai trị của các ngành cơng nghiệp đối với địa phương qua từng thời kỳ. Chẳng hạn, trong giai đoạn từ nay đến năm 2015 - 2020, ngành cơng nghiệp cơ khí, điện tử (với các sản phẩm chủ lực như: lắp ráp ô tô, dây và cáp điện…) là ngành mang lại giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn cho tỉnh trong 3 năm trở lại đây; ngành dệt may, da giày thu hút và tạo việc làm cho lao động của địa phương đặc biệt là lao động nông nghiệp sau khi bị thu hồi đất cho phát triển cơng nghiệp.

+ Bên cạnh đó, cần căn cứ vào phân loại các ngành công nghiệp của tỉnh trong giai đoạn 2010 - 2020, như: ngành công nghiệp công nghệ cao (cơng nghệ thơng tin, cơ khí - điện tử); ngành cơng nghiệp có khả năng cạnh tranh (dệt may - da giày, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm); ngành cơng nghiệp có lợi thế (sản xuất vật liệu xây dựng), để có hướng đi đúng trong phát triển bền vững cơng nghiệp của tỉnh.

- Rà sốt để điều chỉnh chiến lược, kế hoạch phát triển cơng nghiệp theo các

tiêu chí PTBV:

+ Để đảm bảo môi trường cho phát triển bền vững cơng nghiệp, Hà Nam cần có biện pháp bắt buộc xử lý kịp thời đối với các doanh nghiệp gây ô nhiễm như bụi; dầu mỡ thải, cặn sơn ở các nhà máy sản xuất cơ khí; rác thải của sản xuất da giày tập trung vào nhà máy xử lý rác. Doanh nghiệp không xử lý, ô nhiễm vượt quá mức độ cho phép phải kiên quyết cho dừng sản xuất.

+ Đối với các doanh nghiệp mới đầu tư phải có đánh giá tác động mơi trường (ĐTM), chấp thuận đảm bảo khơng gây ơ nhiễm mơi trường; dành kinh phí đầu tư cho việc cải thiện và xử lý ơ nhiễm mơi trường. Cùng với đó là biện pháp khoanh vùng ngăn ngừa ơ nhiễm như trồng các dải cây xanh, đầu tư hệ thống xử lý nước thải đồng bộ cho các khu, CCN.

+ Loại bỏ ngay các ngành, sản phẩm đã chiến lược, kế hoạch mà chưa thực hiện, nhưng chứa đựng nguy cơ ô nhiễm cao và có tác động lây lan sang các vùng dân cư.

+ Các cơ sở TTCN và làng nghề gây ơ nhiễm mơi trường phải có báo cáo ĐTM hoặc báo cáo môi trường và phương án xử lý ô nhiễm môi trường theo Luật môi trường.

+ Thực hiện di chuyển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như: may mặc, da giày… theo hướng chuyển dần các doanh nghiệp này ra khỏi thành phố Phủ Lý về các huyện, các vùng dân cư xa thành phố (nhất là các huyện phía Nam của tỉnh) để thu hút lao động tại chỗ, giải quyết được vấn đề nhà ở cho lực lượng lao động rất đông đảo của ngành dệt may, da giày. Cùng với đó, là sự giảm

tải về mơi trường cho trung tâm thành phố Phủ Lý.

Hai là, gắn chiến lược, kế hoạch phát triển công nghiệp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cũng như chiến lược các lĩnh vực ngành nghề chính là cơ sở để các địa phương định hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ và khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của mình. Nhằm nâng cao chất lượng chiến lược, kế hoạch phát triển công nghiệp, tỉnh Hà Nam cần:

- Thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã được phê duyệt. Trên cơ sở đó, rà sốt lại chiến lược, kế hoạch phát triển công nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với lợi thế của địa phương và phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

- Để đảm bảo chiến lược, kế hoạch có chất lượng và có tính khả thi cao, cần phải khảo sát, đánh giá thực trạng và dự báo một cách chính xác về dân số, thu nhập, thị trường…tránh tình trạng chủ quan, áp đặt; gắn chiến lược kinh tế - xã hội với quy hoạch đất đai, quy hoạch khu dân cư, quy hoạch đô thị và quy hoạch phát triển hệ thống giao thông…

- Để nâng cao chất lượng chiến lược, kế hoạch phát triển công nghiệp, tỉnh cần tuyển chọn những cán bộ giỏi, có nhiều kinh nghiệm tham gia vào cơng tác xây dựng chiến lược, kế hoạch, nếu có điều kiện thì có thể th chun gia nước ngồi của các nước phát triển cùng tham gia.

Ba là,quy hoạch các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp tập trung và phát triển các làng nghề TTCN.

Quy hoạch các khu, CCN là khâu đầu tiên và quan trọng nhất đối với phát triển kinh tế, và PTBV công nghiệp. Đối với Hà Nam cần thực hiện những nội dung sau đây:

- Xây dựng và hình thành quy hoạch chi tiết các KCN, CCN trong tỉnh.

- Bảo đảm được sự liên kết, hỗ trợ phát triển công nghiệp giữa các KCN, CCN trong tỉnh nhằm tăng khả năng cạnh tranh công nghiệp.

- Bảo đảm được các vấn đề về mơi trường của tồn vùng xung quanh KCN, CCN cũng như trong tỉnh. Các KCN phải xây dựng xong hệ thống xử lýnước thải tập trung trước khi xả ra mơi trường. Các CCN phải sớm hồn thành chiến lược, kế hoạch mặt bằng cơ sở hạ tầng, sớm có hệ thống thu gom và xử lý nước thải chung trước khi xả ra mơi trường xung quanh. Cùng với đó là các KCN, CCN phải chiến lược, kế hoạch địa điểm chôn lấp rác hay phương án xử lý rác thải, tránh thải ra khu vực xung quanh gây ô nhiễm môi trường.

- Bên cạnh đó việc hình thành và xây dựng các KCN, CCN không làm ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp. Việc xây dựng các KCN, CCN phải tính đến những diện tích sản xuất nơng nghiệp ngay liền kề để diện tích canh tác này có thể chủ động được tưới tiêu.

- Phải có tầm nhìn chiến lược, đặt quyhoạch KCN, CCN trong trạng thái động và mở để lựa chọn vị trí, quy mơ của từng khu vực.

- Đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, xây dựng khu chung cư liền kề các khu công nghiệp.Bổ xung xây dựng mới chiến lược, kế hoạch phát triển TTCN các huyện. Tăng cường quản lý chiến lược, kế hoạch thông qua giám sát, kiểm tra, quản lý.

- Phát triển làng nghề, đẩy mạnh công tác truyền dạy nghề, thực hiện rộng khắp chương trình Mỗi làng một nghề, khơi phục và phát huy nghề truyền thống, sản phẩm cổ truyền. Đồng thời, tích cực du nhập nghề mới, nhân cấy nghề mới vào các làng cịn thuần nơng, giúp cho lao động nông thôn “ly nông bất ly hương” và tăng thêm thu nhập lúc “nơng nhàn”.

4.2.2. Nhóm giải pháp hồn thiện bộ máy quản lý thực hiện kế hoạch

Để kế hoạch phát triển công nghiệp tỉnh theo hướng bền vững trở thành hiện thực, phải coi trọng phát huy vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng, cần tập trung vào một số vấn đề sau:

- Làm tốt công tác tư tưởng trong Đảng và quần chúng nhân dân về ý nghĩa của việc xây dựng và việc tổ chức thực hiện những nội dung kế hoạch phát triển công nghiệp tỉnh theo hướng bền vững. Để có được một đơ thị mới và nông thôn

mới văn minh, hiện đại phải thực hiện theo kế hoạch là đem quyền lợi trực tiếp cho doanh nghiệp, dân cư trên địa bàn tỉnh.

- Cần quán triệt trong các cấp ủy Đảng về mối quan hệ tác động qua lại giữa sự phát triển xã hội và giải quyết các vấn đề xã hội. Những chỉ tiêu lớn, các mục tiêu được xây dựng trong kế hoạch đã được cân nhắc thận trọng sự tác động qua lại giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội và môi trường. Do vậy, khi triển khai kế hoạch PTCNTHBV cần thận trọng khi thực hiện những cơng việc cụ thể có nguy cơ phá vỡ sự cân bằng đã được xây dựng trong kế hoạch.

Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý hiện đại, hiệu lực, hiệu quả phối hợp với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phát triển công nghiệp tỉnh theo hướng bền vững, đáp ứng yêu cầu quản lý hiện đại theo nguyên tắc tập trung thống nhất. Xây dựng và tổ chức bộ máy quản lý kế hoạch theo mơ hình quản lý kết hợp hợp lý giữa quản lý theo chức năng với quản lý theo đối tượng; Cụ thể: Tổ chức bộ máy quản lý

kế hoạch theo chức năng, trong các đơn vị quản lý theo chức năng có tổ chức bộ phận chuyên trách quản lý theo các nhóm đối tượng.

Nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ:

Xây dựng lực lượng cán bộ có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, trình độ nghiệp vụ chun mơn chun sâu, chun nghiệp, liêm chính. Việc kiểm tra, đánh giá thực thi công vụ của cán bộ công chức thuế được tăng cường.

Đổi mới công tác tuyển dụng cán bộ theo hướng phân loại cán bộ theo trình độ, chuyên ngành đào tạo để áp dụngbiện pháp tuyển dụng phù hợp:

- Triển khai tổ chức tuyển dụng hàng năm nhằm kịp thời bổ sung biên chế, đảm bảo nguồn nhân lực kế hoạch kinh tế các cấp.

- Phân loại cán bộ theo trình độ, chun ngành đào tạo, theo vị trí việc làm, đối với cấp tỉnh yêu cầu chỉ tiêu tuyển dụng phải có trình độ đại học; nâng dần về điều kiện ngoại ngữ, tin học để đảm bảo đáp ứng với công việc.

- Đối với cấp dưới cũng dần hồn thiện bố trí tuyển dụng cán bộ đáp ứng yêu cầu chỉ tiêu đại học như cấp huyện, đồng thời đẩy mạnh công tác tinh giảm biên chế, cho thôi việc đối với những cán bộ trình độ, năng lực yếu kém, thiếu tinh thần

trách nhiệm…

Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cần đảm bảo tính liên kết giữa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức mới với đào tạo lại, bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu theo từng chức năng, nhiệm vụ quản lý cho cán bộ nhằm nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ.

- Xây dựng mơ hình chuẩn về đào tạo cán bộ kế hoạch, trong đó quy định rõ cách thức đào tạo cho từng loại cán bộ như đào tạo kiến thức cơ bản về kế hoạch cho cán bộ mới vào ngành, bồi dưỡng cơ bản về những kiến thức cơ bản cần thiết để cán bộ thực hiện công tác được phân công; bồi dưỡng chuyên sâu, chuyên ngành, kỹ năng thành thạo và kinh nghiệm xử lý các vấn đề trong thực tiễn; đào tạo, bồi dưỡng mỗi khi có thay đổi về chính sách, quy trình quản lý.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn chung kiến

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển công nghiệp tỉnh hà nam theo hướng bền vững (Trang 140)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(175 trang)
w