Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Đối với Hà Nam phát triển bền vững phụ thuộc rất lớn vào nguồn nước sạch của ba con sông là sông Đáy, sông Nhuệ và sông Châu Giang. Hiện nay, nước của ba con sông đã bị ô nhiễm khá nặng, trong khi đó nguồn lực của tỉnh có hạn. Vì vậy, tỉnh Hà Nam kiến nghị với Thủ tướng chính phủ có một số can thiệp cụ thể:
- Theo Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tài nguyên nước và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan, cương quyết đóng cửa các nhà máy xả nước thải, chất thải trực tiếp ra sông không qua xử lý, hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn.
- Chính phủ, các bộ ngành Trung ương, UBND các tỉnh thành phố liên quan cần nâng cao trách nhiệm, thực hiện Đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy. Hàng năm dành ngân sách trung ương thoả đáng, khoảng 1% GDP giao cho Hà Nam và Hà Nội để xử lý tận gốc các vấn đề môi trường lưu vực sông Nhuệ - Đáy (xử lý nước thải, rác thải…).
- Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ động liên hệ với đại diện các quốc gia, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi Chính phủ vận động nguồn vốn đầu tư hỗ trợ cho các hoạt động bảo vệ môi trường lưu vực sông Đáy-sơng Nhuệ.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4
Trong chương 3, qua q trình nghiên cứu, phân tích, đánh giá, tác giả đã xây dựng được 05 nhóm giải pháp và một số kiến nghị nhằm đạt mục tiêu tiếp tục phát triển công nghiệp tỉnh Hà Nam theo hướng bền vững. Các nhóm giải pháp cũng đi theo logic có được từ lý luận của chương 1 và phân tích, đánh giá ở chương 3; đồng thời, tác giả cũng đã cố gắng bám sát các điểm yếu và nguyên nhân của điểm yếu trong việc đề xuất nội dung của các nhóm giải pháp.
KẾT LUẬN
Phát triển bền vững là nhu cầu tất yếu, có tính phổ biến và là một thách thức lớn trong quá trình thực hiện cơng nghiệp hố, đặc biệt là đối với những nước đang phát triển, thực hiện cơng nghiệp hố sau như Việt Nam. Trong những năm gần đây, vấn đề PTBV nói chung, bền vững cơng nghiệp nói riêng đã và đang là chủ đề nóng trong hầu hết các diễn đàn kinh tế, xã hội của Việt Nam từ sự luận bàn trong nghiên cứu, sự tranh luận trong quản lý nhà nước đến các chương trình nghị sự. Trước những nguy cơ lớn về sự huỷ hoại môi trường, khoảng cách giàu nghèo ngày càng nới rộng, dư luận đã đặt ra vấn đề tăng trưởng công nghiệp đi đôi với bảo vệ môi trường và đảm bảo đời sống xã hội như là những điều kiện tiên quyết cho PTBV ở Việt Nam ở cấp quốc gia cũng như cấp địa phương. Ở quy mô địa phương, việc nghiên cứu vấn đề PTCNTHBV trên địa bàn tỉnh đang thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà quản lý, cơ quan quản lý nhà nước cũng như nhiều cán bộ nghiên cứu khác trong lĩnh vực quản lý kinh tế và quản lý nhà nước. Đặc biệt, đối với Hà Nam là một tỉnh có truyền thống phát triển nơng nghiệp, việc thực hiện cơng nghiệp hố một cách thiếu cân nhắc có thể tạo ra những tác động bất lợi, khó khắc phục, làm chậm hoặc gây nhiều tổn hại cho sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tồn tỉnh trong dài hạn. Với ý nghĩa đó Luận văn đã nghiên cứu một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, thiết thực và cấp bách. Mặc dù là một vấn đề rộng, nhiều nội dung còn đang được tranh luận và khơng có hình mẫu chuẩn tắc về PTBV cho mỗi địa phương, mỗi quốc gia, tuy nhiên đối chiếu với mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu đã đề xuất trong phần mở đầu, nội dung luận văn đã đạt được một số kết quả chủ yếu sau:
1. Về mặt lý luận, cho đến nay mặc dù đã có rất nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm đến vấn đề PTBV, theo đó hệ thống lý luận cơ bản về PTBV với ba trụ cột: kinh tế, xã hội, môi trường và mối quan hệ giữa chúng đã được mổ xẻ, phân tích theo nhiều quan điểm và mức độ khác nhau. Tuy nhiên, ở phạm vi hẹp hơn và đối tượng cụ thể hơn là PTCNTHBV trên vùng lãnh thổ, nhất là
trong điều kiện cụ thể của Việt Nam cịn rất ít được đề cập. (i) Luận văn đã nỗ lực chỉ ra quan điểm của học viên về PTCNTHBVtrên địa bàn tỉnh; (ii) Trên cơ sở hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về PTBV, làm rõ được những khía cạnh cơ bản về PTCNTHBV trên địa bàn tỉnh: nội hàm, nhân tố tác động; (iii) Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá PTCNTHBV trên địa bàn tỉnh.
2. Trên cơ sở hệ thống lý luận về PTCNTHBV trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các vấn đề về nội dung của PTCNTHBV và các tiêu chí đánh giá, học viên đã tập trung phân tích, đánh giá thực trạng PTCNTHBV trên địa bàn tỉnh Hà Nam trong giai đoạn 2010-2014 thông qua 04 nội dung cơ bản đã được xây dựng ở chươn 1.
3. Trên cơ sở đánh giá thực trạng PTCNTHBV trên địa bàn tỉnh Hà Nam, học viên đã đề xuất 05 nhóm giải pháp đi theo logic lý luận xuyên suốt luận văn.
Trong quá trình nghiên cứu luận văn, mặc dù học viên đã cố gắng tìm hiểu, phân tích, đánh giá tỉ mỉ các vấn đề, tuy nhiên, sai sót là khơng thể tránh khỏi. Chính vì vậy, học viên rất mong muốn nhận được sự góp ý từ phía thầy, cơ giáo và các bạn bè đồng nghiệp để luận văn có thể hồn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo trong nƣớc
1. Nguyễn Hải Bắc, 2010. Nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
2. Bộ Chính trị, 2004. Nghị quyết số: 41/NQ-TW ngày 15/11/2004 Về bảo vệ
môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước. Hà Nội.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2001. Dự án “Hỗ trợ xây dựng và thực hiện
Chương trình nghị sự 21 quốc gia Việt Nam” - VIE/01/021. Hà Nội.
4. Nguyên Văn Cường, 2012. Giải pháp phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng. Tạp
chí Cộng sản, số 834, trang 20-22.
5. Đảng bộ tỉnh Hà Nam, 2010. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ
XVIII; Quy hoạch phát triển công nghiệp 5 năm 2011 - 2015 tỉnh Hà Nam. Hà Nam.
6. Vũ Văn Hiền, 2014. Phát triển bền vững ở Việt Nam. Tạp chí cộng sản, số 855, trang 15-18
7. Trương Quang Học, 2013. Việt Nam: Phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi tồn cầu. Tạp chí Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, số tháng
3/2013, trang 40.
8. Ngô Thắng Lợi, 2014. Gắn kết mục tiêu phát triển bền vững trong quá trình thực hiện cơng nghiệp hóa ở Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 209, trang 10-12.
9. Nguyễn Ngọ Nhân, 2013. Quan điểm, giải pháp của Đảng về phát triển bền vững. Tạp chí Xây dựng Đảng, số 7/2013, trang 15-16.
10. Quốc hội, 2005. Luật bảo vệ môi trường, số: 52/2005/QH11, ngày 29
tháng 11 năm 2005. Hà Nội.
11. Quốc hội, 2008. Luật Đa dạng sinh học năm 2008, số: 20/2008/QH12,
12. Quốc hội, 2012. Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) năm 2012, số:
17/2012/QH13.
Hà Nội.
13. Quốc hội, 2013. Luật Khoa học và công nghệ Số: 29/2013/QH13, ngày 18
tháng 06 năm 2013. Hà Nội.
14. Trần Văn Thọ, 2008. Điều kiện để Việt Nam phát triển bền vững. Tạp chí
Tia Sáng Bộ Khoa học công nghệ, số 3/2008, trang 31-34.
15. Thủ tướng Chính phủ, 2004. Quyết định số: 153/2004/QĐ-TTg ngày
17/8/2004 V/v Ban hành định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (chương trình nghị sự 21 của Việt Nam). Hà Nội.
16. Thủ tướng Chính phủ, 2011. Quyết định số: 1226/QĐ - TTg ngày 22 tháng
7 năm 2011 V/v Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Nam đến năm 2020. Hà Nội.
17. Thủ tướng Chính phủ, 2012. Quyết định số:432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 V/v
phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020. Hà
Nội;
Tiếng Anh
18. John Blewitt, 2008. Understanding Sustainable Development.
19. Peter P. Rogers, Kazi F. Jalal & John A. Boyd, 2007. An Introduction to
Sustainable Development.
20. Simon Bell & Stephen Morse, 2008. Sustainability Indicators: Measuring
the Immeasurable?.
21. Simon Dresner, 2008. The Principles of Sustainability.
22. WCED, 1987. Report of World Commission on Environment and
Development:
PHỤ LỤC
10 CAM KẾT CỦA TỈNH TỪ NĂM 2013 ĐỐI VỚI CÁC NHÀ ĐẦU TƢ VÀO HÀ NAM NĨI CHUNG VÀ LĨNH VỰC CƠNG
NGHIỆP NÓI RIÊNG
(1) Cung cấp đủ điện 24/24 giờ cho các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp;
(2) Đảm bảo hệ thống cấp nước sạch và xử lý nước thải cho các doanh nghiệp;
(3) Đủ đất làm nhà ở cho công nhân;
(4) Thủ tục Hải quan thuận lợi;
(5) Giảm tối đa thời gian của các nhà đầu tư (không quá 3 ngày kể từ ngày
nhận được hồ sơ hợp lệ, nhà đầu tư được cấp giấy chứng nhận đầu tư, đăng ký kê khai thuế trên mạng, rà sốt đơn giản hóa thủ tục hành chính, cơng khai thủ tục và mẫu hóa các văn bản …);
(6) Đáp ứng đủ lao động có chất lượng phù hợp cho các nhà đầu tư;
(7) Đảm bảo thủ tục và đáp ứng cho việc chuyển đổi phương án sản xuất và nhà đầu tư phụ trợ đi cùng;
(8) Khơng có đình cơng và bãi cơng;
(9) Đảm bảo an ninh trật tự trong và ngồi Doanh nghiệp;
(10) Thành lập đường dây nóng của Chủ tịch UBND tỉnh và giải quyết trực tiếp tức thì các thơng tin từ các nhà đầu tư.