Bài học rút ra đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam giai đoạn 2012 2015 (Trang 48 - 51)

Chương 1 : Một số vấn đề cơ bản về thị trường tiền tệ liên ngân hàng

1.3. Kinh nghiệm phát triển thị trường liên ngân hàng của một số quốc gia trên thế

1.3.4. Bài học rút ra đối với Việt Nam

Qua kinh nghiệm phát triển thị trường tiền tệ, đặc biệt là thị trường liên ngân hàng của các nước, để phát triển TTLNH Việt Nam trong thời gian tới, có thể rút ra một số bài học sau đây:

- Về khuôn khổ pháp lý: Các NHTƯ cần phải đưa ra các quy định về đối

tượng tham gia thị trường, kỳ hạn, khối lượng vay...Việc quy định giới hạn thời hạn cho vay, đi vay đối với tất cả các tổ chức tài chính nhằm ngăn ngừa việc cho vay hoặc đi vay quá mức và biến những những khoản đi vay ngắn hạn thành nguồn tài trợ dài hạn. Các giao dịch và thanh toán liên ngân hàng cần phải được thực hiện qua tài khoản tiền gửi mở tại NHTƯ hoặc thông qua một sàn hay trung tâm giao dịch tập chung do NHTƯ tổ chức. Qua đó, NHTƯ có thể kịp thời nắm bắt các thông tin, diễn biến thị trường để phục vụ công tác điều hành CSTT, đồng thời, cung cấp thông tin cho các thành viên thị trường. Hiện nay, việc theo dõi, thu thập thông tin kịp thời về TTTT rất cần thiết đối với NHNN Việt Nam.

- Về lãi suất TTLNH: NHTƯ các nước đều coi lãi suất TTLNH là lãi

các mục tiêu CSTT. Đối với Việt Nam, cần thiết lập mối quan hệ chặt chẽ hơn nữa giữa lãi suất NVTTM và lãi suất giao dịch bình quân trên TTLNH.

- Về xây dựng quy tắc ứng xử và phát huy tính tự tuân thủ của các thành

viên thị trường: về cơ bản, hoạt động của thị trường dựa trên nguyên tắc tự nguyện và thoả thuận giữa các thành viên, tuy nhiên, cần phải ban hành một bộ quy tắc ứng xử cho các thành viên thị trường quy định về các thuật ngữ giao dịch, đạo đức của giao dịch viên, xác nhận giao dịch, bảo mật thơng tin, hình thức xử lý đối với thành viên vi phạm… để đảm bảo một thị trường hoạt động có trật tự. Do đó, NHTƯ các nước đều khuyến khích và hỗ trợ các Hiệp hội (như, ở Trung Quốc là NAMII, ở Nhật Bản là Hiệp hội môi giới) để ban hành các quy tắc thị trường và phát triển tính tự tuân thủ của thành viên thị trường. Khi các thành viên cùng chấp thuận bộ quy tắc ứng xử này thì nó là văn bản có tính pháp lý để xử lý các tranh chấp phát sinh.

Việc ban hành văn bản này nên do các Hiệp hội ban hành với sự tham gia phối hợp soạn thảo của NHNN và các TCTD. Ở Việt Nam hiện đã có Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính, Hiệp hội ngân hàng và Hiệp hội các nhà kinh doanh trái phiếu. Tuy nhiên, đến nay, các chuẩn mực giao dịch trên thị trường và các quy tắc ứng xử trên thị trường vẫn chưa ra đời. Vấn đề này cần có sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý Nhà nước, đặc biệt là Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Bộ Tài chính (BTC) và sự hợp tác của thành viên thị trường. Vai trò của các Hiệp hội trên cũng cần được phát huy hơn nữa.

- Về phát triển thị trường repo: Việc cho vay gửi tiền liên ngân hàng

vẫn tồn tại rủi ro do đó NHTƯ các nước đều khuyến khích phát triển thị trường repo. Để phát triển thị trường repo, trước hết cần phát triển thị trường sơ cấp GTCG. Vấn đề này đòi hỏi sự nỗ lực khơng những từ NHNN, mà cịn cần sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan liên quan, đặc biệt là BTC. Việc phát hành GTCG làm công cụ cho thị trường cần thực hiện theo trật tự từ rủi

ro thấp đến rủi ro cao. Việt Nam cũng cần chú trọng hơn nữa đến việc mở rộng GTCG do các doanh nghiệp phát hành làm công cụ của TTTT. Việc áp dụng Hợp đồng mua lại chuẩn trong giao dịch repo là điều kiện cần thiết để phát triển thị trường này. Ở Trung Quốc, các thành viên thị trường phải ký Hợp đồng chuẩn do NHNDTQ cùng với các thành viên thị trường xây dựng.

Việc không cho phép các TCTD tham gia giao dịch repo trên thị trường vốn, chỉ được giao dịch trên thị trường trái phiếu liên ngân hàng để ngăn ngừa tình trạng vốn của các ngân hàng đổ vào thị trường cổ phiếu cũng là một trong những kinh nghiệm mà Việt Nam cần xem xét.

- Về hoạt động môi giới tiền tệ và các nhà giao dịch sơ cấp (Primary

Dealers – PDs): Các cơng ty mơi giới ở các nước trên đều có vai trị rất quan trọng đối với TTLNH, đồng thời, có mối quan hệ chặt chẽ với NHTƯ trong việc cung cấp thông tin, giúp NHTƯ kiểm soát thị trường. Để phát triển TTLNH Việt Nam trong tương lai, cần phải thiết lập hệ thống môi giới tiền tệ hiệu quả. Nghiệp vụ thị trường mở tại Mỹ được FED thực hiện cùng với những nhà giao dịch sơ cấp. Với các yêu cầu khắt khe về nhà giao dịch sơ cấp sẽ đảm bảo hoạt động NVTTM của NHTƯ được thành công; đồng thời hiệu quả tác động của việc “bơm” “hút” tiền của NHTƯ đến rộng rãi các thành viên.

- Hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật và đưa ra các thông tin định hướng cho thị

trường: Kinh nghiệm của NHNDTQ cho thấy sự phát triển của TTLNH phụ thuộc vào việc cải tổ hệ thống dự trữ và hiệu quả của hệ thống thanh toán của NHTƯ. Hoạt động của TTLNH được ứng dụng những công nghệ tiên tiến như hệ thống giao dịch, xác nhận giao dịch, lưu ký và thanh toán chứng khoán, chuyển giao và thanh toán tức thời (DVP)…Việc đầu tư cho các cơng nghệ này khá tốn kém, vì vậy trong thời gian đầu NHNN và các cơ quan chức năng có thể phối hợp hỗ trợ cơ sở hạ tầng cho thị trường.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam giai đoạn 2012 2015 (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(145 trang)
w