Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam giai đoạn 2012 2015 (Trang 84 - 93)

Chương 2 : Hoạt động của thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam

2.3. Đánh giá

2.3.1. Những kết quả đạt được

2.3.1.1. Cơ chế chính sách

Về cơ bản, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã tạo được một hành lang pháp lý cần thiết cho hoạt động của TTLNH theo hướng phát triển và hội nhập với thị trường tài chính khu vực và quốc tế. Hoạt động của TTLNH đã

được quy định ở các văn bản quy phạm pháp luật ở các mức độ khác nhau, như Luật, Pháp lệnh và các văn bản dưới Luật khác. Hệ thống pháp lý cho hoạt động của TTLNH cịn tính đến khả năng hội nhập và sự tham gia ngày càng sâu của Việt Nam vào thị trường tài chính quốc tế, những quy định có tính thơng lệ quốc tế phù hợp với thực tế của Việt Nam cũng được khuyến khích áp dụng. Trong thời gian qua, NHNN đã chú trọng đến phát triển TTLNH thông qua việc ban hành một số văn bản nhằm hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của TTLNH (như Quy chế về môi giới tiền tệ ban hành kèm theo QĐ số 351/2004/QĐ-NHNN ngày 7/4/2004, phối hợp với Hiệp hội ngân hàng ban hành Hợp đồng mẫu mua lại GTCG có kỳ hạn ban hành kèm theo QĐ 284/2004/QĐ-HHNH ngày 13/9/2004,...).

2.3.1.2. Các cấu phần của thị trường liên ngân hàng đã hình thành Mặc

dù mới phát triển chưa lâu nhưng về cơ bản, TTLNH Việt Nam đã

hình thành tương đối đồng bộ. Hệ thống cơng cụ tài chính của thị trường đã được hình thành tương đối đầy đủ như tín phiếu, trái phiếu kho bạc; tín phiếu NHNN, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chính quyền địa phương. Những văn bản pháp lý về giao dịch liên ngân hàng đã được ban hành. Các thành viên của thị trường ngày càng đông đảo về số lượng, đa dạng về loại hình và tính chun nghiệp được nâng lên. Các nghiệp vụ cơ bản của TTLNH đã từng bước được đưa vào áp dụng tại Việt Nam như nghiệp vụ tiền gửi liên ngân hàng, nghiệp vụ Repo.

2.3.1.3. Thị trường liên ngân hàng đang phát triển tiến gần hơn với các thơng lệ quốc tế

Thành viên thị trường dần hình thành thói quen giao dịch cho vay, gửi tiền liên ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế với số tiền tối thiểu thường là 1 tỷ đồng, thời hạn tính trên cơ sở 1 năm 360 ngày; đối với các giao dịch repo, trái phiếu Chính phủ thời hạn tính trên cơ sở 1 năm 365 ngày. Tháng 5/2009,

Hiệp hội các nhà kinh doanh trái phiếu do một số tổ chức tài chính ra đời là dấu hiệu chứng tỏ thị trường tài chính Việt Nam đang tiến gần hơn tới thông lệ quốc tế. Mục đích của việc thành lập Hiệp hội là nhằm trao đổi, chia sẻ thông tin, cơ hội đầu tư, kinh nghiệm phát triển thị trường thứ cấp các công cụ trả lãi cố định, xây dựng quy tắc chuẩn trong giao dịch, đào tạo thành viên, các nhà làm chính sách và hệ thống pháp luật.

Hiện nay, các nội dung liên quan tới Quy tắc ứng xử trên thị trường ngoại hối liên ngân hàng đang được NHNN xem xét để bổ sung vào một số dự thảo văn bản quy phạm pháp luật quy định về quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng và quy định về hoạt động kinh doanh ngoại hối. Tuy việc luật hóa các nội dung trong Quy tắc ứng xử chưa thực sự mang tính thơng lệ, nhưng hoạt động này bước đầu đã chứng tỏ các quy định pháp quy của Việt Nam đang dần hướng hoạt động của TTLNH tới các quy chuẩn quốc tế.

2.3.1.4. Quy mô giao dịch ngày càng tăng

Qua diễn biến hoạt động TTLNH thời gian qua có thể thấy các giao dịch TTLNH đều có sự cải thiện đáng kể về quy mơ giao dịch. Nhìn chung, doanh số hoạt động của thị trường, đặc biệt là thị trường cho vay, gửi tiền liên ngân hàng có sự tăng trưởng rõ rệt.

2.3.1.5. Cơ sở kỹ thuật của thị trường phần nào đã đáp ứng được các giao dịch TTLNH

Nhìn chung, hệ thống cơng nghệ thơng tin của TTLNH Việt Nam đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu giao dịch của thị trường, giúp hạn chế rủi ro và đảm bảo hiệu quả cho các giao dịch. NHNN cũng đã tổ chức được một TTLNH có ứng dụng cơng nghệ thơng tin, đảm bảo an tồn, cung ứng kịp thời vốn thanh khoản cho các TCTD và cũng đã giúp truyền tải được những mục tiêu cơ bản của CSTT. Cụ thể như: Đến nay, công tác quản lý vốn khả dụng tại phần lớn các TCTD đã thực hiện tập trung tại hội sở chính và nối

mạng online tồn hệ thống. Một số TCTD đã hình thành bộ phận Nguồn vốn, gồm cả kinh doanh tiền tệ, ngoại hối, kiểm soát rủi ro, kế toán để tiện lợi cho việc thực hiện giao dịch, kịp thời điều chỉnh vốn khả dụng và dễ dàng kiểm soát rủi ro.

Việc thỏa thuận giao dịch cho vay, gửi tiền và mua, bán GTCG giữa các TCTD được thực hiện chủ yếu qua điện thoại, một số trường hợp thỏa thuận qua hệ thống giao dịch thuê bao của hãng Thomsons Reuters (giao dịch phi tập trung), sau đó, xác nhận qua SWIFT (đối với giao dịch qua mạng Thomsons Reuters) hoặc xác nhận bằng FAX có mã khố (đối với các giao dịch qua điện thoại) (Xem sơ đồ 2.1). Các giao dịch ngoại hối giữa TCTD với nhau được thực hiện qua mạng Reuters (giao dịch tập trung).

Lập lệnh giao dịch Trạng thái lệnh GD SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN (HNX) Kết quả giao dịch Xác nhận giao dịch Trạng thái lệnh GD TCTD A (Bên bán) Thông báo (Kết quả GD, thông tin TK GTCG…) Kết quả TT bù trừ Xác nhận kq bù trừ

TRUNG TÂM LƯU KÝ CHỨNG KHỐN (VSD)

Thơng báo (Kết quả GD, thơng tin TK GTCG…) Kết quả TT bù trừ Xác nhận kq bù trừ TCTD B (Bên mua) Kết quả bù trừ & thanh tốn tiền

NGÂN HÀNG THANH TỐN (BIDV)

Hình 2.8: Sơ đồ giao dịch, lưu ký và thanh tốn GTCG

Ngồi ra, các giao dịch mua, bán có kỳ hạn GTCG giữa các TCTD hiện nay được thực hiện qua Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội bằng các thỏa thuận điện tử hoặc thông thường. Các giao dịch này được thực hiện bằng một chu trình tự động giữa 4 bên gồm: các TCTD, SGDCK HN, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) và Ngân hàng thanh toán (Ngân hàng BIDV). Để tham gia các giao dịch này trên sàn giao dịch của SGDCK HN, các TCTD phải là thành viên của sàn, phải mở tài khoản lưu ký GTCG tại Trung tâm lưu ký chứng khốn và có tài khoản thanh tốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (xem sơ đồ 2.8).

Hiện nay, việc thanh toán giao dịch liên ngân hàng có thể được thực hiện qua một số phương thức như: thanh toán qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng do NHNN tổ chức; hoặc thanh toán song phương, đa phương (một số TCTD có thoả thuận thanh tốn bù trừ lẫn nhau) qua các kênh như VCB money (chủ yếu cho các giao dịch ngoại tệ), BIDV (là ngân hàng thanh toán trong các giao dịch GTCG qua HNX); hoặc thanh tốn bù trừ thủ cơng qua NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố (đối với một số TCTD cổ phần hoặc mạng lưới Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn Việt Nam). Ngồi ra, các giao dịch NVTTM giữa NHNN với các TCTD hiện nay đã được nối mạng qua phần mềm do NHNN cung cấp (sàn giao dịch tập trung). Cuối năm 2004, NHNN áp dụng công nghệ trang Web trong giao dịch NVTTM cho phép thành viên kết nối trực tuyến với NHNN. Từ năm 2007 tới nay, NHNN áp dụng chương trình phần mềm AFD trong giao dịch NVTTM, tạo điều kiện thuận lợi cho NHNN và các TCTD thành viên tiếp cận thông tin liên quan đến NVTTM dễ dàng, thuận lợi hơn. Qua hệ thống này, NHNN có thể cập nhật đầy đủ, kịp thời thông tin về các nghiệp vụ trên phục vụ cho việc điều hành CSTT.

2.3.1.6. Hệ thống thu thập, công bố thơng tin thị thị trường đã được hình thành

a) Thu thập và phân tích thơng tin về thị trường liên ngân hàng:

Có thể nói, cơng tác thu thập, phân tích thơng tin về hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng nói chung cũng như thơng tin về TTLNH nói riêng từ trước đến nay vẫn luôn được NHNN hết sức coi trọng. Thông tin là cơ sở quan trọng giúp cho NHNN có thể ra các quyết định điều hành CSTT trong từng thời kỳ. Hiện nay, NHNN đã thiết lập được một hệ thống các kênh thu thập thông tin về TTLNH chủ yếu gồm:

- Thông tin từ hệ thống phần mềm giao dịch điện tử do NHNN cung

cấp: thông tin về hoạt động đấu thầu tín phiếu Kho bạc, các thơng tin về doanh số, lãi suất, kỳ hạn và kết quả đấu thầu nghiệp vụ thị trường mở. Các thông tin này NHNN có thể có được một cách chủ động, do đó độ chính xác cao và được cập nhật thường xun.

- Thơng tin do các thành viên thị trường báo cáo: thông tin về doanh số,

lãi suất giao dịch trên thị trường liên ngân hàng do các TCTD báo cáo về NHNN. Đây là nguồn thông tin chủ yếu mà NHNN sử dụng để phân tích diễn biến và kết quả hoạt động thị trường tiền tệ. Hiện nay, NHNN đã triển khai được một hệ thống báo cáo thống kê tập trung. Theo đó, đối với các thơng tin về thị trường liên ngân hàng, NHNN đã xây dựng một hệ thống chỉ tiêu đầu vào mới khoa học, cho phép tự động tổng hợp thành các báo cáo dữ liệu đầu ra nhằm khắc phục tình trạng tính tốn và tổng hợp số liệu một cách thủ công. Hệ thống này sẽ là kênh thu thập thông tin chủ yếu của NHNN .

- Thông tin chiết xuất qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng:

Nhằm thu thập thông tin giao dịch trên TTLNH tức thời phục vụ điều hành cho Ban Lãnh đạo NHNN, NHNN đã xây dựng hệ thống phần mềm nhằm chiết xuất thơng tin từ Hệ thống thanh tốn điện tử liên ngân hàng. Hệ thống

thơng tin này có hiệu lực khai thác từ 01/6/2012 và đang trong quá trình kiểm tra và hồn thiện thơng tin. Hệ thống chiết xuất thông tin này sẽ giúp khắc phục nhược điểm về độ trễ thời gian của Hệ thống thơng tin báo cáo thống kê và vì là các thơng tin chiết xuất từ các lệnh chuyển tiền thật của các TCTD, do đó độ chính xác và trung thực của số liệu sẽ cao hơn.

- Ngoài ra, việc thu thập các thông tin về giao dịch mua, bán ngoại tệ

liên ngân hàng đang được NHNN xúc tiến qua “Đề án thu thập, chiết xuất thông tin giao dịch ngoại hối trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng” từ hệ thống giao dịch Reuters.

Bên cạnh các nguồn thông tin trên, NHNN cịn sử dụng thêm các thơng tin từ một số nguồn khác như thông tin từ các hãng Thomson Reuter, Bloombergs...

b) Công bố thông tin về thị trường liên ngân hàng:

Các thông tin về TTLNH hiện đang được NHNN công bố định kỳ thông qua các phương tiện thông tin, đặc biệt là qua website của NHNN như thơng tin về lãi suất bình qn và doanh số trên thị trường liên ngân hàng hàng ngày, diễn biến hàng tuần của thị trường liên ngân hàng, kết quả đấu thầu nghiệp vụ thị trường mở...

Ngồi việc tham khảo lãi suất bình qn liên ngân hàng do NHNN cơng bố, các thành viên thị trường cịn có thể tham khảo lãi suất chào cho vay, gửi tiền liên ngân hàng (VNIBOR) do Thomsons Reuters công bố, lãi suất này cũng được công bố trên trang Bloomberg. Reuters công bố hai lãi suất VNIBOR: VNIBOR 1 (đối với các ngân hàng nước ngoài) và VNIBOR 2 (cho tất cả các ngân hàng) do sự chia tách trên thị trường giữa các khối ngân hàng, điều này phản ánh sự phân khúc giữa ngân hàng nước ngồi và ngân hàng trong nước. VNIBOR 1 nhìn chung thấp hơn VNIBOR 2 khoảng 50-75 điểm cơ sở. Biên độ dao động của VNIBOR 1 hẹp hơn VNIBOR 2.

2.3.1.7. Vai trò điều hành thị trường liên ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước ngày càng được khẳng định

Về cơ bản, trong thời gian qua, NHNN đã điều hành tương đối linh hoạt và đưa ra các phản ứng chính sách kịp thời nhằm điều tiết hoạt động của TTLNH, giảm tác động tiêu cực của các cú sốc do các nguyên nhân nội tại của nền kinh tế cũng như các diễn biến từ bên ngồi, góp phần đảm bảo an tồn hệ thống ngân hàng.

2.3.1.8. Ngân hàng Nhà nước đã tạo lập được một khuôn khổ quản lý và giám sát thị trường liên ngân hàng

Để bảo đảm thị trường tiền tệ nói chung và thị trường liên ngân hàng nói riêng hoạt động an toàn, lành mạnh và hiệu quả, NHTƯ mỗi nước đều đặt ra những quy định và yêu cầu các thành viên tham gia thị trường phải tuân thủ các quy định đó trong q trình thực hiện các giao dịch trên thị trường. Các quy định mà NHTƯ thường ban hành thường bao gồm:

- Điều kiện đối với mỗi thành viên để được tham gia vào thị trường như

điều kiện về tư cách pháp lý, năng lực tài chính, yêu cầu minh bạch, công khai các thông tin trên TTLNH…

- Quy định về điều kiện để các thành viên được phát hành, tham gia

mua bán các loại hàng hoá trên TTLNH...

- Quy định về giá cả, lãi suất giao dịch, kỳ hạn giao dịch, loại hàng hóa

được giao dịch giữa các thành viên trên TTLNH...

- Quy định các tỷ lệ an toàn mà mỗi thành viên phải tuân thủ trong quá

trình tham gia TTLNH...

- Quy định về các hình thức xử lý các vi phạm của các thành viên trên

Trên thị trường liên ngân hàng Việt Nam, các điều kiện này được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật như Luật TCTD, các Quy chế, Thông tư dưới luật. Cụ thể như:

- Để tham gia các giao dịch trên thị trường cho vay, gửi tiền liên ngân

hàng, mua, bán có kỳ hạn GTCG trên TTLNH thì hiện nay các TCTD phải tuân thủ và đáp ứng các điều kiện, quy định tại Thông tư 21/2012/TT-NHNN ngày 18/6/2012 quy định về hoạt động cho vay, đi vay; mua, bán có kỳ hạn GTCG giữa các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngồi. Theo đó, để có thể tham gia các giao dịch cho vay, đi vay; mua, bán có kỳ hạn GTCG các TCTD phải đáp ứng một số điều kiện như có cơ sở hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu giao dịch; có đội ngũ cán bộ đủ trình độ, năng lực chun mơn; có quy định nội bộ về quy trình nghiệp vụ, quy trình quản lý rủi ro đối với các hoạt động cho vay, đi vay, mua bán có kỳ hạn GTCG; khơng có nợ q hạn từ 10 ngày trở lên đối với các giao dịch liên ngân hàng tại thời điểm thực hiện giao dịch,…

- Cũng theo Thông tư 21/2012/TT-NHNN, các TCTD chỉ được phép

thực hiện các giao dịch cho vay, đi vay, mua, bán có kỳ hạn GTCG trên TTLNH với kỳ hạn tối đa là dưới 01 năm; lãi suất giao dịch do các bên tự thỏa thuận nhưng trong những trường hợp hoạt động ngân hàng có diễn biến bất thường NHNN sẽ quy định lãi suất giao dịch; quy định về loại GTCG được thực hiện mua bán có kỳ hạn (như tín phiếu NHNN, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương, GTCG do TCTD khác phát hành, kỳ phiếu, trái phiếu, tín phiếu do tổ chức khác phát hành).

- Trên TTLNH Việt Nam, khơng có quy định về các tỷ lệ an tồn riêng

áp dụng cho các thành viên khi tham gia TTLNH mà các TCTD phải tuân thủ các tỷ lệ đảm bảo an toàn chung trong hoạt động ngân hàng quy định tại

Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 quy định về các tỷ lệ đảm bảo an tồn trong hoạt động của TCTD, Thơng tư 19/2010/TT-NHNN ngày 27/9/2010 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 13, Thông tư 22/2011/TT- NHNN ngày 30/8/2011 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Thơng tư 13, theo đó, các tỷ lệ an tồn mà các TCTD hiện nay phải duy trì gồm tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu, giới hạn tín dụng, tỷ lệ khả năng chi trả và giới hạn góp vốn, mua

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam giai đoạn 2012 2015 (Trang 84 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(145 trang)
w