Chương 2 : Hoạt động của thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam
3.2. Giải pháp phát triển thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam
3.2.1. Hồn thiện khn khổ pháp lý cho hoạt động của thị trường tiền tệ liên ngân
3.2.1. Hồn thiện khn khổ pháp lý cho hoạt động của thị trườngtiền tệ liên ngân hàng tiền tệ liên ngân hàng
- Xoá bỏ dần và tiến tới xố bỏ tối đa các giới hạn thơng qua việc áp
dụng các thông lệ và chuẩn mực quốc tế trong hoạt động ngân hàng, đặc biệt là chuẩn mực về kế toán, kiểm toán, thanh toán quốc gia và các chuẩn mực về thanh tra, giám sát ngân hàng; xây dựng khn khổ pháp lý hồn chỉnh và phù hợp với luật lệ quốc tế để tạo sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng trên lãnh thổ Việt Nam cùng phát triển và cạnh tranh lành mạnh.
- Sớm ban hành và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật để mở
rộng áp dụng các công cụ (chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu thương mại) trên thị trường; tiếp tục chuẩn hố để tạo điều kiện cho các cơng cụ hiện có trên thị trường được giao dịch trên thị trường thứ cấp.
- Rà sốt lại khn khổ pháp lý và điều tiết hiện hành đối với hoạt động cho vay, gửi tiền trên TTLNH.
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định quản lý an toàn hoạt động ngân
hàng về cấu trúc và giới hạn nguồn, sử dụng nguồn vốn hoạt động của TCTD theo hướng tăng cường quản trị rủi ro hơn là áp dụng biện pháp hành chính.
- Xem xét sự cần thiết phải đưa vào áp dụng những giải pháp để xử lý
những hoạt động khơng bình đẳng giữa các thành viên thị trường: phối hợp với Hiệp hội ngân hàng, các thành viên thị trường nghiên cứu, đưa vào áp dụng Quy tắc ứng xử trên thị trường tiền tệ.
Bộ Quy tắc ứng xử trên thị trường tiền tệ cần bao trùm một số nội dung cụ thể (trên cơ sở tham khảo: Bộ Quy tắc ứng xử trên thị trường tiền tệ và ngoại hối Hồng Kông; Bộ Quy tắc ứng xử FINRA cho hoạt động của các nhà giao dịch sơ cấp và môi giới tiền tệ của Mỹ,...) như sau:
+ Các chuẩn mực đạo đức: nguyên tắc bảo mật (thành viên thị trường khi tham gia giao dịch không được phép tiết lộ thông tin cho các bên không liên quan); tin đồn, thông tin sai lệch và các hành vi lừa đảo (thành viên tham gia thị trường không được cố ý truyền bá tin đồn hay thông tin sai lệch nhằm gây hiểu nhầm cho thành viên khác, hoặc nhằm trục lợi cho bản thân); quà tặng và/hoặc hình thức giải trí khác (thành viên thị trường cần tránh tặng q/hình thức giải trí có giá trị cao); lạm dụng ma túy, rượu bia và các chất gây nghiện khác;...
+ Các nguyên tắc giao dịch: báo giá (thành viên tham gia thị trường phải thông báo rõ ràng giá được báo là giá giao dịch hay giá tham khảo; một thành viên khi báo giá giao dịch là cam kết giao dịch ở mức giá đó với khối lượng có thể giao dịch được,...); báo giá thận trọng (khi báo giá tham khảo, thành viên tham gia thị trường cần phải cung cấp mức giá phản ánh sát tình hình thị trường và khơng nên báo giá sai lệch nhằm gây hiểu lầm hoặc gây
ảnh hưởng đến tâm lý thị trường); thực hiện giao dịch (khi các thành viên tham gia thị trường báo giá giao dịch và phía đối tác đồng ý mức giá đó thì giao dịch được coi là đã thực hiện,...); ngày giá trị (phải là ngày làm việc;...); ngày nghỉ; khối lượng giao dịch (khi hỏi giá hoặc báo giá, các thành viên thị trường cần cho biết số tiền muốn giao dịch); giờ giao dịch của thị trường (thông thường từ 8h30 đến 17h00); đặt và nhận lệnh giao dịch (khi đặt/nhận lệnh giao dịch, các thành viên tham gia thị trường phải đảm bảo rằng các bên liên quan đều hiểu rõ các điều kiện và điều khoản của giao dịch); ghi âm điện thoại khi giao dịch; giao dịch sau giờ làm việc/giao dịch ngoài trụ sở;....
+ Các nguyên tắc quản lý rủi ro: chính sách quản lý rủi ro (phải đề ra
chính sách quản lý rủi ro bằng văn bản; được điều chỉnh thường xuyên, ít nhất 1 năm một lần; chính sách phải bao gồm các cơng cụ được phép giao dịch, hạn mức rủi ro, cơ chế giám sát và báo cáo rủi ro, phòng ban chịu trách nhiệm xây dựng báo cáo...); phân chia chức năng (cần phân chia, tách bạch chức năng/nhiệm vụ giữa các bộ phận giao dịch, back office, thanh toán, quản lý rủi ro...); các phương pháp xác định mức độ và giảm thiểu rủi ro; theo dõi và báo cáo rủi ro; bộ phận kiểm toán độc lập; kế hoạch kinh doanh dự phịng cho tình huống khẩn cấp,...
+ Quy trình ở phịng nghiệp vụ: chuẩn bị trước giờ giao dịch; ghi nhận
giao dịch (cần phải đảm bảo rằng tất cả các giao dịch được thực hiện tại phòng giao dịch phải được ghi nhận và hạch tốn chính xác, kịp thời trong hệ thống của phòng nghiệp vụ bằng việc chuyển dữ liệu điện tử hoặc nhập lệnh bằng tay; phải ln kiểm sốt hệ thống giao dịch,..); thủ tục xác nhận giao dịch (quá trình xác nhận giao dịch phải được thực hiện độc lập với phòng giao dịch); chỉ dẫn thanh toán (các thành viên tham gia thị trường phải chỉ dẫn rõ họ muốn nhận tiền ở đâu và cũng ghi rõ cả chỉ dẫn thanh tốn của mình lẫn đối tác; chỉ dẫn thanh toán chuẩn phải được thiết lập hoặc sửa đổi bằng các
cơng cụ có giá trị xác thực như swift, thư;..); giám sát thanh toán và phạt thanh toán chậm; lưu giữ hồ sơ về giao dịch (các thành viên tham gia thị trường phải lưu giữ các hồ sơ chứng từ liên quan đến giao dịch và thư xác nhận giao dịch);...
+ Và một số vấn đề khác: phòng chống rửa tiền; giải quyết tranh chấp;
thuật ngữ thị trường;....
- Xây dựng các cơ chế về hoạt động TTLNH theo hướng "mở", hạn chế đến mức tối đa tình trạng "xin", "cho" và điều hành các công cụ gián tiếp theo mệnh lệnh hành chính như hiện nay.