Lộ trình phát triển thị trường liên ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam giai đoạn 2012 2015 (Trang 108)

Chương 2 : Hoạt động của thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam

3.1.3. Lộ trình phát triển thị trường liên ngân hàng

a) Giai đoạn từ nay đến năm 2015:

- Về pháp lý: rà sốt, sửa đổi và ban hành Thơng tư thay thế Quy chế

mơi giới tiền tệ hiện có, đồng thời phối hợp với các cơ quan liên quan để có những chỉnh sửa pháp lý phù hợp nhằm tạo điều kiện hình thành và thúc đẩy hoạt động mơi giới tiền tệ; hồn thiện cơ sở pháp lý tạo điều kiện hình thành hệ thống các nhà giao dịch sơ cấp;

- Thiết lập hệ thống các nhà môi giới tiền tệ, nhà giao dịch sơ cấp. Bước

đầu hoạt động trên thị trường mở và thị trường đấu thầu trái phiếu Chính phủ;

- Xây dựng Hợp đồng repo chuẩn toàn cầu với Phụ lục Việt Nam, thực

- Xây dựng lãi suất liên ngân hàng chính xác, cập nhật, phản ánh đúng cung cầu thanh khoản của thị trường.

b) Giai đoạn 2015 – 2020:

- Phát triển hoạt động của hệ thống các nhà giao dịch sơ cấp, mơi giới

tiền tệ trên tồn thị trường liên ngân hàng;

- Áp dụng Hợp đồng repo chuẩn toàn cầu với Phụ lục Việt Nam trong

các giao dịch repo giữa các TCTD, tiến tới áp dụng Hợp đồng này cho các giao dịch giữa TCTD với khách hàng;

- Hình thành kho dữ liệu tập trung của ngân hàng Nhà nước, trong đó có

các dữ liệu của TTLNH;

- Vi tính hóa, hiện đại hóa hệ thống cơng nghệ của thị trường (giao dịch,

thanh toán, báo cáo, thống kê, phân tích,...);

- Năng lực tài chính của các TCTD được nâng cao: đảm báo đáp ứng

yêu cầu về vốn điều lệ, đáp ứng các yêu cầu về an toàn vốn tối thiểu,... 3.2. Giải pháp phát triển thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam

3.2.1. Hồn thiện khn khổ pháp lý cho hoạt động của thị trườngtiền tệ liên ngân hàng tiền tệ liên ngân hàng

- Xoá bỏ dần và tiến tới xố bỏ tối đa các giới hạn thơng qua việc áp

dụng các thông lệ và chuẩn mực quốc tế trong hoạt động ngân hàng, đặc biệt là chuẩn mực về kế toán, kiểm toán, thanh toán quốc gia và các chuẩn mực về thanh tra, giám sát ngân hàng; xây dựng khn khổ pháp lý hồn chỉnh và phù hợp với luật lệ quốc tế để tạo sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng trên lãnh thổ Việt Nam cùng phát triển và cạnh tranh lành mạnh.

- Sớm ban hành và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật để mở

rộng áp dụng các công cụ (chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu thương mại) trên thị trường; tiếp tục chuẩn hố để tạo điều kiện cho các cơng cụ hiện có trên thị trường được giao dịch trên thị trường thứ cấp.

- Rà sốt lại khn khổ pháp lý và điều tiết hiện hành đối với hoạt động cho vay, gửi tiền trên TTLNH.

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định quản lý an toàn hoạt động ngân

hàng về cấu trúc và giới hạn nguồn, sử dụng nguồn vốn hoạt động của TCTD theo hướng tăng cường quản trị rủi ro hơn là áp dụng biện pháp hành chính.

- Xem xét sự cần thiết phải đưa vào áp dụng những giải pháp để xử lý

những hoạt động khơng bình đẳng giữa các thành viên thị trường: phối hợp với Hiệp hội ngân hàng, các thành viên thị trường nghiên cứu, đưa vào áp dụng Quy tắc ứng xử trên thị trường tiền tệ.

Bộ Quy tắc ứng xử trên thị trường tiền tệ cần bao trùm một số nội dung cụ thể (trên cơ sở tham khảo: Bộ Quy tắc ứng xử trên thị trường tiền tệ và ngoại hối Hồng Kông; Bộ Quy tắc ứng xử FINRA cho hoạt động của các nhà giao dịch sơ cấp và môi giới tiền tệ của Mỹ,...) như sau:

+ Các chuẩn mực đạo đức: nguyên tắc bảo mật (thành viên thị trường khi tham gia giao dịch không được phép tiết lộ thông tin cho các bên không liên quan); tin đồn, thông tin sai lệch và các hành vi lừa đảo (thành viên tham gia thị trường không được cố ý truyền bá tin đồn hay thông tin sai lệch nhằm gây hiểu nhầm cho thành viên khác, hoặc nhằm trục lợi cho bản thân); q tặng và/hoặc hình thức giải trí khác (thành viên thị trường cần tránh tặng q/hình thức giải trí có giá trị cao); lạm dụng ma túy, rượu bia và các chất gây nghiện khác;...

+ Các nguyên tắc giao dịch: báo giá (thành viên tham gia thị trường phải thông báo rõ ràng giá được báo là giá giao dịch hay giá tham khảo; một thành viên khi báo giá giao dịch là cam kết giao dịch ở mức giá đó với khối lượng có thể giao dịch được,...); báo giá thận trọng (khi báo giá tham khảo, thành viên tham gia thị trường cần phải cung cấp mức giá phản ánh sát tình hình thị trường và khơng nên báo giá sai lệch nhằm gây hiểu lầm hoặc gây

ảnh hưởng đến tâm lý thị trường); thực hiện giao dịch (khi các thành viên tham gia thị trường báo giá giao dịch và phía đối tác đồng ý mức giá đó thì giao dịch được coi là đã thực hiện,...); ngày giá trị (phải là ngày làm việc;...); ngày nghỉ; khối lượng giao dịch (khi hỏi giá hoặc báo giá, các thành viên thị trường cần cho biết số tiền muốn giao dịch); giờ giao dịch của thị trường (thông thường từ 8h30 đến 17h00); đặt và nhận lệnh giao dịch (khi đặt/nhận lệnh giao dịch, các thành viên tham gia thị trường phải đảm bảo rằng các bên liên quan đều hiểu rõ các điều kiện và điều khoản của giao dịch); ghi âm điện thoại khi giao dịch; giao dịch sau giờ làm việc/giao dịch ngoài trụ sở;....

+ Các nguyên tắc quản lý rủi ro: chính sách quản lý rủi ro (phải đề ra

chính sách quản lý rủi ro bằng văn bản; được điều chỉnh thường xuyên, ít nhất 1 năm một lần; chính sách phải bao gồm các cơng cụ được phép giao dịch, hạn mức rủi ro, cơ chế giám sát và báo cáo rủi ro, phòng ban chịu trách nhiệm xây dựng báo cáo...); phân chia chức năng (cần phân chia, tách bạch chức năng/nhiệm vụ giữa các bộ phận giao dịch, back office, thanh toán, quản lý rủi ro...); các phương pháp xác định mức độ và giảm thiểu rủi ro; theo dõi và báo cáo rủi ro; bộ phận kiểm toán độc lập; kế hoạch kinh doanh dự phịng cho tình huống khẩn cấp,...

+ Quy trình ở phịng nghiệp vụ: chuẩn bị trước giờ giao dịch; ghi nhận

giao dịch (cần phải đảm bảo rằng tất cả các giao dịch được thực hiện tại phòng giao dịch phải được ghi nhận và hạch tốn chính xác, kịp thời trong hệ thống của phịng nghiệp vụ bằng việc chuyển dữ liệu điện tử hoặc nhập lệnh bằng tay; phải ln kiểm sốt hệ thống giao dịch,..); thủ tục xác nhận giao dịch (quá trình xác nhận giao dịch phải được thực hiện độc lập với phòng giao dịch); chỉ dẫn thanh toán (các thành viên tham gia thị trường phải chỉ dẫn rõ họ muốn nhận tiền ở đâu và cũng ghi rõ cả chỉ dẫn thanh tốn của mình lẫn đối tác; chỉ dẫn thanh tốn chuẩn phải được thiết lập hoặc sửa đổi bằng các

cơng cụ có giá trị xác thực như swift, thư;..); giám sát thanh toán và phạt thanh toán chậm; lưu giữ hồ sơ về giao dịch (các thành viên tham gia thị trường phải lưu giữ các hồ sơ chứng từ liên quan đến giao dịch và thư xác nhận giao dịch);...

+ Và một số vấn đề khác: phòng chống rửa tiền; giải quyết tranh chấp;

thuật ngữ thị trường;....

- Xây dựng các cơ chế về hoạt động TTLNH theo hướng "mở", hạn chế đến mức tối đa tình trạng "xin", "cho" và điều hành các cơng cụ gián tiếp theo mệnh lệnh hành chính như hiện nay.

3.2.2. Phát triển và hoàn thiện cấu trúc thị trường

3.2.2.1. Nâng cao tính định chuẩn của lãi suất liên ngân hàng

Hiện nay, lãi suất trên thị trường cho vay – gửi tiền liên ngân hàng chưa thực sự trở thành định chuẩn tin cậy để các thành viên thị trường tham chiếu. Do đó cần thiết phải thiết lập lãi suất liên ngân hàng tin cậy và phù hợp cho thị trường. Lãi suất TTLNH đáng tin cậy có thể hỗ trợ đường cong lãi suất dài hạn, định hướng cho NHNN Việt Nam về điều kiện trên thị trường tiền tệ và về lãi suất thị trường của tín phiếu kho bạc và tín phiếu NHNN Việt Nam, đưa ra lãi suất tham chiếu đối với cho vay trên thị trường tiền tệ, điều này đặc biệt có ích cho các ngân hàng ít năng động hơn và đưa ra lãi suất tham chiếu để xác định lãi suất cho trái phiếu lãi suất thả nổi và hợp đồng hoán đổi lãi suất. Điều này hỗ trợ cải thiện điều kiện thị trường liên ngân hàng bằng việc thu hẹp mức chênh lệch giữa giá bán và giá mua, hướng tới khớp vốn hiệu quả hơn giữa các đơn vị thừa và thiếu vốn trên thị trường.

a) Nhằm thiết lập lãi suất liên ngân hàng tin cậy và hữu dụng, trước hết

cần một nghiên cứu giới thiệu và phát triển hệ thống các nhà tạo lập thị trường để thúc đẩy các giao dịch trên TTLNH, tăng tính thanh khoản cho thị trường. Chỉ khi thị trường có tính thanh khoản cao thì lãi suất TTLNH mới

thực sự trở thành mức lãi suất tham chiếu đáng tin cậy cho các thành viên thị trường.

b) Đồng thời, lãi suất trên TTLNH trong thời gian vừa qua chưa thực sự

ổn định, nó vẫn cho thấy sự biến động (qua các năm và trong năm, ví dụ trong năm 2008, năm 2011 so với 2010, 2009). Chính vì vậy, để hướng lãi suất trên TTLNH tới một mức lãi suất ổn định, tin cậy, NHNN cần xác định/coi lãi suất liên ngân hàng (ví dụ mức lãi suất qua đêm) là lãi suất mục tiêu và thiết lập một hành lang lãi suất biến động cho lãi suất liên ngân hàng. Hành lang này có thể được tạo thành bởi việc cung cấp quỹ cho vay và quỹ tiền gửi, với giới hạn trên (lãi suất trần – là lãi suất của quỹ cho vay) và giới hạn dưới (lãi suất sàn – là lãi suất của quỹ tiền gửi) của hành lang, cụ thể:

Đối với lãi suất sàn: Là lãi suất tiền gửi được hình thành trên cơ sở đấu thầu hoặc do NHNN ấn định. Trong điều kiện thiếu vốn khả dụng như hiện nay, NHNN nên ấn định mức lãi suất này.

Đối với lãi suất trần: Là lãi suất tái cấp vốn như hiện nay, theo đó lãi suất tái cấp vốn sẽ điều chỉnh cho phù hợp quan hệ với các loại lãi suất trên TTLNH.

Lãi suất định hướng thị trường là lãi suất chào mua kỳ hạn 7 ngày trong NVTTM nằm trong “hành lang” đó để phát tín hiệu rõ ràng tới thị trường. Lý do lựa chọn lãi suất định hướng thị trường là lãi suất chào mua kỳ hạn 7 ngày là vì đây là kỳ hạn NHNN áp dụng chủ yếu trong NVTTM, do đó việc thay đổi lãi suất này sẽ có tác động lớn đối với hành vi vay vốn NHNN của TCTD, qua đó sẽ tác động đến các loại lãi suất trên TTTT, đặc biệt là lãi suất cho vay qua đêm (O/N) trên TTTT liên ngân hàng.

Lãi suất mục tiêu: Lãi suất O/N giữa các TCTD sẽ được điều tiết để biến động trong phạm vi lãi suất trần, sàn.

Vùng lãi suất thỏa thuận cho lãi suất cho vay O/N

Hình 3.1: Cơ chế điều hành lãi suất trong thời gian tới

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Cách điều hành: Để lãi suất O/N giữa các TCTD biến động trong phạm

vi lãi suất trần, sàn, NHNN phải rất linh hoạt trong việc bơm tiền ra và hút tiền

về. Trong trường hợp thị trường thiếu vốn khả dụng, NHNN phải bơm một lượng tiền đủ lớn để để đáp ứng nhu cầu thị trường và đảm bảo lãi suất trên TTLNH phù hợp với lãi suất NHNN công bố. Ngược lại, khi thị trường dư thừa vốn khả dụng, NHNN cần hút về một lượng để đảm bảo lãi suất O/N không xuống quá thấp theo mục tiêu điều hành CSTT.

Đồng thời, trong trường hợp TCTD sau khi tham gia NVTTM vẫn thiếu vốn nhưng khơng vay được từ các TCTD khác thì sẽ được vay NHNN bằng mức lãi suất tái cấp vốn (lãi suất trần); hoặc nếu TCTD vẫn thừa vốn không cho vay trên TTLNH sẽ có thể gửi tại NHNN với lãi suất tiền gửi (lãi suất sàn). Cơ chế điều hành lãi suất này sẽ tạo động lực cho các TCTD vay mượn lẫn nhau trên TTTT liên ngân hàng nếu không sẽ phải đi vay NHNN với lãi suất trần (nếu thiếu vốn) hoặc chỉ được hưởng lãi suất sàn (nếu thừa vốn).

Một vấn đề then chốt đặt ra là hành lang này rộng bao nhiêu là vừa. Có thể phải có sự đánh đổi giữa quản lý sự biến động và khuyến khích sự phát

triển của thị trường liên ngân hàng. Nếu như hành lang này quá rộng, lãi suất thực của thị trường có thể dao động trong một khoảng quá lớn làm thủ tiêu mục đích của hành lang này. Tuy nhiên, nếu như hành lang lại quá hẹp, thì các tổ chức tín dụng có thể có động cơ lệ thuộc q nhiều vào các quỹ của ngân hàng trung ương vì mức phạt sẽ không quá lớn. Hệ quả là, việc phát triển thị trường liên ngân hàng có thể bị cản trở. Thơng thường, các hệ thống sử dụng một hành lang 200 điểm cơ sở (có nghĩa là dao động mỗi bên 100 bps xung quanh lãi suất đích). Một số thị trường sử dụng hành lang 50 điểm cơ sở. Ngân hàng Trung ương Châu Âu đã chuyển sang hệ thống 50 bps (có nghĩa là 25 bps mỗi bên) song lại quay lại với hệ thống 200 bps. Đối với TTLNH Việt Nam, có thể xem xét để sử dụng một biên độ tương đối rộng (200 bp +) với mục đích sẽ thu hẹp về sau khi thị trường phát triển hơn.

c) Một vấn đề khác cũng cần được quan tâm trong việc nâng cao tính

định chuẩn cho lãi suất thị trường liên ngân hàng đó là cách xác định lãi suất để cơng bố một mức lãi suất tham chiếu cho thị trường. Hiện nay, các nguồn cung cấp thông tin về giao dịch liên ngân hàng gồm có thơng tin về giao dịch liên ngân hàng do NHNN cung cấp trên website NHNN, thông tin về lãi suất chào cho vay, gửi tiền liên ngân hàng do Thomsons Reuters công bố,... Tuy nhiên, mỗi nguồn xác định và cung cấp lãi suất liên ngân hàng đều bộc lộ những hạn chế nhất định. Lãi suất giao dịch bình qn TTLNH do NHNN cơng bố, được tính bằng phương pháp bình qn gia quyền của các mức lãi suất thực hiện (do các TCTD báo cáo) có cùng kỳ hạn trong ngày giao dịch; phương pháp này bộc lộ hạn chế khi trong dải lãi suất xuất hiện các mức lãi suất cao hơn/thấp hơn hẳn mặt bằng lãi suất chung của thị trường dẫn tới mức lãi suất bình qn sẽ bị ảnh hưởng, đơi khi có mức biến động lớn; đồng thời các thơng tin lãi suất báo cáo từ TCTD có độ trễ khiến việc cung cấp thông tin không kịp thời. Đối với lãi suất TTLNH do Reuters cung cấp, do đây là các

mức lãi suất chào cho vay, gửi tiền nên lãi suất báo cáo có thể khơng phải là lãi suất mà các ngân hàng áp dụng trong các giao dịch thực tế của mình, một số nhà giao dịch có xu hướng "lười biếng” và đơn thuần báo cáo lãi suất giống như hơm trước và có ý kiến cho rằng, ở một số ngân hàng, ban quản lý đơi khi có thể gây ảnh hưởng đến các nhà giao dịch để họ báo cáo lãi suất cao hơn (hoặc thấp hơn) lãi suất thị trường. Do vậy, với vai trò là cơ quan tổ chức, vận hành và giám sát TTLNH, NHNN cần là kênh cung cấp thơng tin chính thức, chính xác và cập nhật về lãi suất liên ngân hàng cho thị trường. Để khắc phục những tồn tại hiện nay cách thức xác định lãi suất liên ngân hàng, NHNN có thể xem xét: (1) hỗ trợ thiết lập một bộ Quy tắc ứng xử cho các ngân hàng báo cáo lãi suất giao dịch liên ngân hàng theo đó phải thể hiện được sự cam kết của lãnh đạo cấp cao trong việc cung cấp các lãi suất thích hợp giúp cho việc xác lập một mức lãi suất thị trường liên ngân hàng xác thực; (2) có thể lựa chọn ra một nhóm các ngân hàng đến từ mỗi khu vực ngân hàng thương mại chính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam giai đoạn 2012 2015 (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(145 trang)
w