Điều kiện phát triển thị trường liên ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam giai đoạn 2012 2015 (Trang 32 - 37)

Chương 1 : Một số vấn đề cơ bản về thị trường tiền tệ liên ngân hàng

1.2. Phát triển và điều kiện phát triển thị trường liên ngân hàng quốc gia

1.2.2. Điều kiện phát triển thị trường liên ngân hàng

1.2.2.1. Điều kiện kinh tế vĩ mô

Điều kiện kinh tế vĩ mô thay đổi ảnh hưởng đến cung – cầu thanh khoản của các TCTD; ảnh hưởng đến định hướng và những quyết định chính sách của NHTƯ từ đó tác động đến thị trường liên ngân hàng khi các chủ thể đưa ra các quyết định để phản ứng với những thay đổi trong kinh tế vĩ mô.

Trong giai đoạn kinh tế bùng nổ, nhu cầu vốn tín dụng của nền kinh tế lớn cần sự tài trợ vốn của các kênh tín dụng, trong đó có hệ thống ngân hàng; đồng thời, các dịch vụ và hoạt động ngân hàng cũng trở nên sôi động hơn nhằm phục vụ nhu cầu của nền kinh tế; khi đó các TCTD phải hoạt động tích cực hơn trên các thị trường, trong đó có TTLNH nhằm huy động đủ vốn phục vụ nền kinh tế, tăng vòng quay của dịng vốn để tối đa hóa khả năng và lợi nhuận thu được.

Tuy nhiên, khi lạm phát tăng cao, với nhiệm vụ ổn định giá trị đồng tiền, NHTƯ sẽ phải đưa ra các biện pháp và công cụ can thiệp nhằm ổn định

lạm phát, hút tiền trong lưu thông qua NVTTM, thắt chặt các quy định trên TTLNH, tác động đẩy lãi suất TTLNH lên cao…để giảm lượng vốn tín dụng trên thị trường và tăng lãi suất; bên cạnh đó, lạm phát tăng cao làm tăng chi phí vốn trên TTLNH; tất cả các phản ứng này sẽ tác động làm giảm giao dịch, giảm sự sôi động của TTLNH.

Như vậy nếu nền kinh tế vĩ mô không ổn định sẽ kéo theo sự trồi/sụt khơng ổn định của TTLNH hay khi có những thay đổi đột ngột khiến các chủ thể trên TTLNH khơng kịp phản ứng để có những thay đổi hợp lý sẽ dẫn đến một thị trường không hiệu quả. Do đó, điều kiện trước hết để phát triển TTLNH quốc gia là phải có nền kinh tế vĩ mơ ổn định, có một định hướng phát triển rõ ràng, đồng bộ.

1.2.2.2. Điều kiện thị trường

a) Cung cầu thanh khoản:

Tương quan cung – cầu về vốn thanh khoản quyết định trạng thái thanh khoản ròng của ngân hàng tại bất cứ thời điểm nào. Khi nhu cầu về thanh khoản của ngân hàng vượt quá cung thanh khoản, ngân hàng đứng trước tình trạng thâm hụt thanh khoản, nhà quản trị ngân hàng phải quyết định xem vốn thanh khoản bổ sung sẽ được huy động ở đâu và vào lúc nào. Ngược lại, nếu tại một thời điểm nào đó, tổng cung thanh khoản vượt quá tổng cầu thanh khoản, tình trạng thặng dư thanh khoản xuất hiện và nhà quản trị ngân hàng phải xem xét việc đầu tư có hiệu quả các khoản thặng dư vốn thanh khoản này cho tới khi chúng cần được sử dụng để đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong tương lai. Các ngân hàng có thể ứng phó với tình trạng thiếu hụt hay dư thừa thanh khoản thông qua TTLNH.

Khi cầu thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng lớn, nguồn cung khan hiếm sẽ khiến cho nguồn vốn trên TTLNH trở nên đắt đỏ, lãi suất trên TTLNH tăng và rủi ro bởi các TCTD chấp nhận trả giá cao là các TCTD đang

gặp vấn đề lớn về thanh khoản. Ngược lại khi nguồn cung thanh khoản trở nên dồi dào, nguồn vốn trở nên rẻ hơn, lãi suất TTLNH giảm và tăng tính linh hoạt trong tiếp cận vốn của các TCTD.

b) Mức độ cạnh tranh trên thị trường tiền tệ:

Một thị trường tiền tệ phát triển năng động với mức độ cạnh tranh cao sẽ phản ứng một cách mau lẹ, linh hoạt với những thay đổi từ cơ chế, chính sách của cơ quan quản lý. Ngược lại, sự độc quyền sẽ làm ngăn cản hoặc giảm tốc độ ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đến lãi suất liên ngân hàng và ảnh hưởng của lãi suất liên ngân hàng đến lãi suất thị trường thông qua sự chi phối của một số ngân hàng lớn. Để có được điều kiện này, địi hỏi trước hết phải có một khung pháp lý đầy đủ, chặt chẽ, công bằng để tạo khuôn khổ hoạt động cho các giao dịch thị trường, đảm bảo lợi ích cho tất cả các bên tham gia giao dịch; cần thiết phải để cho thị trường phát triển theo quy luật khách quan của nó, tránh những can thiệp mang tính áp đặt, mệnh lệnh khiến thị trường bị bóp méo; đồng thời, các thành viên tham gia thị trường phải ý thức được về những lợi ích lâu dài, vì sự phát triển chung của tồn thị trường.

c) Tính liên kết giữa các thị trường trong thị trường tài chính:

Tính liên kết giữa các thị trường tài chính quyết định khả năng lưu thơng luồng vốn, hàng hóa giữa các thị trường này. Tính liên kết giữa các thị trường trong thị trường tài chính cao sẽ giúp tăng tính thanh khoản cho các thị trường bộ phận nói chung và thị trường liên ngân hàng nói riêng do luồng vốn giữa các thị trường các này có thể dễ dàng luân chuyển từ nơi thừa đến nơi thiếu; đồng thời các cơng cụ tài chính cũng dễ dàng được mua, bán, chuyển đổi trên các thị trường giúp tăng nguồn cung tài sản thanh khoản cho thị trường liên ngân hàng. Ngược lại, một sự liên kết yếu hoặc có sự cản trở giữa các thị trường sẽ hạn chế việc tạo thanh khoản cho các thị trường bộ phận trong thị trường tài chính.

d) Khả năng dự báo, khả năng quản trị nguồn vốn của các TCTD:

Việc dự báo và quản trị nguồn vốn của các TCTD chính xác và hiệu quả sẽ giúp các TCTD có những quyết định đúng trên thị trường, giúp TTLNH hoạt động mềm dẻo, linh hoạt, tránh tình trạng căng thẳng vốn quá mức và những diễn biến lãi suất cục bộ và mang tính thời điểm. Do đó, đây là một điều kiện khơng thể thiếu cho sự phát triển của TTLNH. Khả năng dự báo, khả năng quản trị vốn tốt của một TCTD được tạo ra từ trình độ của đội ngũ nhân viên, quản lý tốt, có trình độ; từ việc xây dựng chiến lược kinh doanh rõ ràng, chặt chẽ; từ một hệ thống thông tin thị trường đầy đủ phong phú; từ điều kiện cơng nghệ hiện đại, các mơ hình dự báo tiên tiến, hiệu quả, hỗ trợ đắc lực cho hoạt động quản trị.

đ) Chính sách tiền tệ của NHTƯ:

Các chính sách nới lỏng hay thắt chặt tiền tệ của NHTƯ trước hết ảnh hưởng đến nguồn cung trên thị trường liên ngân hàng thông qua nghiệp vụ thị trường mở. Đồng thời, định hướng chính sách tiền tệ cịn ảnh hưởng đến dự trữ bắt buộc của các ngân hàng, lãi suất trên thị trường và các quy định tuân thủ đối với các TCTD từ đó mở rộng hay thu hẹp hoạt động trên TTLNH. Do đó, một hệ thống chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả, các quyết định chính sách đúng đắn sẽ có tác động rất lớn giúp thúc đẩy sự phát triển của TTLNH.

e) Hoạt động quản lý và giám sát thị trường liên ngân hàng của Ngân

hàng Trung ương:

Bất cứ một xã hội, một thị trường nào muốn hoạt động có trật tự, có khn khổ và để có thể phát triển lành mạnh được đều cần phải có một cơ quan quản lý. Một TTLNH có hoạt động an tồn, bình đẳng và hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động quản lý và giám sát thị trường của NHTƯ, đó là:

- Tạo ra khn khổ pháp lý hoạt động cho thị trường. Chỉ có NHTƯ với vai trị quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng và là ngân hàng của các ngân hàng mới đủ khả năng, thẩm quyền và các công cụ pháp lý trong tay để xây dựng, ban hành các quy định cho hoạt động của TTLNH. Bằng việc tạo dựng nên khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động TTLNH, NHTƯ sẽ thể hiện được quan điểm của mình trong việc cho phép/khơng cho phép, khuyến khích/khơng khuyến khích đối với loại hình giao dịch hay các loại hình thành viên tham gia trên TTLNH; đồng thời, sẽ thể hiện được quan điểm quản lý của NHTƯ đối với các giao dịch trên thị trường bằng các quy định trao quyền cụ thể cho NHTƯ trong quản lý các hoạt động thị trường. Tất cả các quy định của NHTƯ ban hành trước hết là để đảm bảo an toàn cho các hoạt động TTLNH, đảm bảo lợi ích hợp pháp của tất cả các bên tham gia; do đó, xây dựng được một khuôn khổ pháp lý chặt chẽ, đầy đủ và hiệu quả sẽ giúp tăng cường và phát huy được vai trò giám sát và quản lý hoạt động TTLNH của NHTƯ.

- Cấp phép, đưa ra các điều kiện cho các thành viên (TCTD), các nhà

kinh doanh sơ cấp, môi giới tiền tệ,…được tham gia TTLNH.

- Tổ chức hệ thống giao dịch ứng dụng cơng nghệ thơng tin (fax, telex,

máy tính,…) cho thị trường, thiết lập hệ thống thơng tin liên lạc, hệ thống báo cáo nhằm nắm bắt và theo dõi tình hình thị trường nhằm đảm bảo thị trường hoạt động đúng quy định, theo khuôn khổ và thực hiện can thiệp thị trường đúng lúc.

- Thực hiện chức năng thanh tra, giám sát đối với hoạt động ngân hàng

nói chung và các hoạt động trên TTLNH nói riêng.

1.2.2.3. Điều kiện kỹ thuật

- Công nghệ thông tin: sự phát triển và bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ

hoạt động ngân hàng. Đặc biệt, với TTLNH là một thị trường giao dịch vốn lớn, với kỳ hạn ngắn và đòi hỏi độ tin cậy cao thì sự hỗ trợ của các ứng dụng cơng nghệ thông tin là rất quan trọng. Trước hết, ứng dụng công nghệ cải thiện khả năng dự báo thanh khoản của các TCTD, NHTƯ được kịp thời và chính xác hơn bằng các phần mềm quản lý, mơ hình dự báo,…Bên cạnh đó, cơng nghệ thơng tin cịn giúp tăng khả năng kết nối giữa các đối tác, giữa các thị trường, tăng khả năng cập nhật thông tin, quản lý thông tin giúp thị trường hoạt động nhanh chóng và hiệu quả. Nền tảng công nghệ thông tin hơn bao giờ hết cịn giúp tạo ra mơi trường giao dịch, hệ thống thanh tốn nhanh chóng, thuận tiện, chính xác nhằm tối thiểu hóa các rủi ro, tăng cường bảo mật thông tin và đảm bảo công bằng trong các giao dịch. Ngồi ra, ứng dụng cơng nghệ thơng tin cịn giúp tạo ra các sản phẩm giao dịch mới cho TTLNH, tăng cơ hội tìm kiếm lợi nhuận cho các thành viên tham gia thị trường.

- Các tổ chức chuyên nghiệp: tuy là những thành phần hỗ trợ cho thị

trường nhưng hoạt động của các tổ chức chuyên nghiệp là không thể thiếu cho một TTLNH phát triển. Do đó, năng lực, trình độ của các thành viên khác như các cơng ty mơi giới tiền tệ sẽ góp phần làm thúc đẩy hay hạn chế sự phát triển của TTLNH. Hoạt động môi giới tiền tệ trên thị trường tốt và hiệu quả sẽ giúp cho cung – cầu trên TTLNH gặp nhau với các mức giá tốt nhất.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam giai đoạn 2012 2015 (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(145 trang)
w