Phân phối lại thu nhập là một cơng cụ chính sách cần thiết để điều hoà phân phối thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, giữa người giàu và người nghèo. Đây là quan điểm công bằng theo chiều dọc, nhằm khắc phục những khác biệt sẵn có về khả năng lao động, tình trạng tài sản. Chính phủ thực thi chính sách cơng bằng theo chiều dọc nhằm giảm sự chênh lệch về phúc lợi giữa các cá nhân. Thông thường, việc phân phối lại thu nhập được thực hiện trên hai hướng như sau:
Thứ nhất: Điều chỉnh phân phối thu nhập theo qui mô ở các tầng lớp trên thông qua thuế thu nhập và thuế tài sản luỹ tiến. Bất cứ một chính sách quốc gia nào nhằm cải thiện thu nhập cho người nghèo đều phải đảm bảo nguồn tài chính để biến các kế hoạch và chương trình thành hiện thực. Nguồn tài chính dành cho sự phát triển đó chủ yếu lấy từ thuế thu nhập và thuế tài sản luỹ tiến. Thuế thu nhập đánh vào thu nhập của các cá nhân và thu nhập của cơng ty, trong đó, người giàu hơn phải trả một tỉ lệ luỹ tiến trong tổng thu nhập của mình lớn hơn người nghèo. Đánh thuế vào tài sản (tức là đánh vào toàn bộ số tài sản mang lại thu nhập đã tích luỹ được) thường được tập trung vào bất động sản của cá nhân và công ty, song cũng có cả thuế thừa kế luỹ tiến. Trong cả hai trường hợp nêu trên, gánh nặng thuế phải được tính sao cho rơi nhiều nhất vào những nhóm người có thu nhập cao. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách thuế thu nhập và thuế tài sản luỹ tiến nếu không được xem xét và tính tốn cụ thể có thể trở nên mất tác dụng. Bởi vì trên thực tế, nhiều khi người có thu nhập thấp và trung bình lại phải nộp một phần thu nhập của mình cao hơn so với người có thu nhập cao. Điều này phần lớn là do người nghèo thường bị đánh thuế ngay tại nguồn thu nhập hay chi tiêu của mình (ví dụ thuế trừ ngay vào tiền lương, thuế thân, thuế gián thu đánh vào hàng hố tiêu dùng…). Trong khi đó, người giàu có được thu nhập cao phần lớn từ lợi tức của tài sản vật chất hay tài chính, mà nguồn thu này lại ít khi được kê khai. Hơn nữa, những người có thu nhập cao lại thường có thế lực, do đó, họ dễ dàng tránh thuế mà không sợ bị pháp luật trừng trị.
Thứ hai: Điều chỉnh phân phối thu nhập theo qui mô ở tầng lớp dưới thơng qua thanh tốn, chuyển giao trực tiếp bằng việc cung cấp hàng hoá và dịch vụ cơng cộng. Nguồn tài chính thu được từ thuế được dùng để cung cấp hàng hố và dịch vụ cơng cộng cho những người nghèo là một công cụ rất quan trọng của một chính sách tồn diện về phân phối lại thu nhập. Nhà nước
sẽ dùng ngân sách để đầu tư vào các chương trình phát triển y tế, giáo dục, xây dựng cơ sở hạ tầng. Những chương trình cần được tập trung như chăm sóc sức khoẻ cộng đồng (khám chữa bệnh, dinh dưỡng cho người nghèo, vệ sinh môi trường…), cung cấp điện, nước sạch cho khu vực nông thôn, miền núi. Bên cạnh đó, việc trợ cấp tiền trực tiếp, trợ cấp lương thực, thuốc men… cho người nghèo, người tàn tật, người già cô đơn ở mọi vùng, miền của đất nước cũng là những biện pháp khắc phục những khác biệt bẩm sinh. Tất cả các chính sách trên đây góp phần nâng cao thu nhập thực tế của người nghèo cao hơn mức thu nhập bằng tiền do thị trường mang lại cho họ.