Trong các lý thuyết về phân phối thu nhập, người ta ngầm giả định rằng việc phân phối lại không làm thất thoát các nguồn lực xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế việc phân phối lại thường làm tổn thất các nguồn lực, ảnh hưởng
đến hiệu quả kinh tế. Vậy thì giữa cơng bằng và hiệu quả có mâu thuẫn với nhau hay khơng? Về vấn đề này có hai quan điểm trái ngược nhau.
Quan điểm cho rằng giữa công bằng và hiệu quả có mâu thuẫn dựa trên những lập luận chính như sau:
- Q trình phân phối lại sẽ làm tăng chi phí hành chính. Đây là những khoản chi phí khơng có hiệu quả nhưng khơng thể tránh khỏi trong các chương trình chi tiêu của chính phủ.
- Phân phối lại sẽ làm giảm động cơ làm việc và tiết kiệm từ những người có thu nhập cao. Điều này làm giảm đầu tư và phát triển sản xuất, thu nhập quốc dân vì thế cũng giảm sút.
- Việc chính phủ dành các khoản chi tiêu quá lớn cho nhóm người có thu nhập thấp hay những người nghèo có thể nảy sinh tâm lý lười lao động, khiến họ khơng có ý thức vươn lên.
Trái với quan điểm nêu trên, nhiều nhà kinh tế lại cho rằng, chính phủ cần tập trung vào việc phân phối thu nhập, đem lại công bằng xã hội. Điều này sẽ tạo ra động lực cho tăng trưởng kinh tế, do đó nâng cao tính hiệu quả vì các lý do như sau:
- Phân phối thu nhập công bằng hơn sẽ làm tăng thêm thu nhập cho nhóm dân cư có thu nhập thấp, mở rộng nhu cầu tiêu dùng nội địa, kích thích nền kinh tế tăng trưởng. Đến lượt nó, tăng trưởng kinh tế sẽ tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập góp phần tạo ra sự thịnh vượng kinh tế chung.
- Phân phối thu nhập cơng bằng sẽ góp phần làm giảm tỉ lệ đói nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống về mọi mặt: ăn uống, nghỉ ngơi, học tập, khám chữa bệnh… Điều này làm tăng năng suất lao động, hiệu quả, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế.
- Việc phân phối thu nhập bất công làm cho người giàu ngày càng giàu thêm. Nhưng điều này khơng có gì đảm bảo cho việc người giàu tiết kiệm
phần thu nhập quá lớn của mình dành cho đầu tư để phát triển kinh tế mà nhiều khi lại bị tiêu dùng một cách lãng phí.