Giảm đói nghèo và cải thiện phúc lợi xã hội.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phân phối thu nhập ở malaixia và một số kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 99 - 104)

Như trên đã chỉ ra, nghèo đói thể hiện mặt tuyệt đối của bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Do đó, Việt Nam đã coi việc giảm nghèo là một mục tiêu phát triển quan trọng nhất. Giảm nghèo là nhân tố cơ bản để đảm bảo công bằng xã hội và tăng trưởng kinh tế bền vững, đến lượt nó, tăng trưởng cao và bền vững góp phần tạo ra các nguồn lực cần thiết và tạo cơ hội cho việc thực hiện mục tiêu giảm đói nghèo. Năm 1996, chính phủ đã đề ra chương trình quốc gia về xố đói giảm nghèo nhằm tập trung và phối hợp các nguồn lực cho cuộc chiến chống đói nghèo. Theo hướng phát triển đó, hàng loạt các chương trình phát triển của chính phủ ra đời trong những năm gần đây như chương trình quốc gia về thủ tiêu đói nghèo, chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001-2010, các cam kết thực hiện mục tiêu phát triển thiên niên kỷ… Ngoài ra phải kể đến các chiến lược phát triển khác như

chiến lược bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ, cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường, chiến lược dân số, chiến lược dinh dưỡng… Thơng qua các chương trình và chiến lược phát triển, nhà nước đã huy động các nguồn lực và thực hiện các biện pháp nhằm hỗ trợ cho các vùng, các khu vực nghèo đói nhất trong cả nước, các cộng đồng, các nhóm người yếu thế trong xã hội. Một trong những chương trình giảm nghèo có ý nghĩa và hiệu quả trong những năm gần đây là chiến lược tăng trưởng và giảm nghèo tồn diện. Thơng qua chương trình, chính phủ đã dành những nguồn lực cơng cộng để thực hiện các mục tiêu giảm nghèo bao gồm:

- Chi tiêu trực tiếp cho việc giảm đói nghèo như chương trình tạo việc làm, chương trình phát triển kinh tế xã hội cho các cộng đồng người kém lợi thế, chương trình phát triển giáo dục, y tế, văn hoá.

- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng như hệ thống thuỷ lợi, điện, nước, trạm y tế, đường sá, cầu cống và các dịch vụ hỗ trợ cho sản xuất ở khu vực nơng thơn.

- Hình thành và phát triển các trung tâm tăng trưởng tạo đà cho việc phát triển kinh tế xã hội ở các vùng nơng thơn nghèo, vùng sâu, vùng xa.

Có thể nói, tăng trưởng kinh tế cao từ cuối thập kỷ 80 đến nay cùng với các chính sách giảm nghèo có hiệu quả của chính phủ đã làm cho tỉ lệ đói nghèo giảm mạnh từ mức 75% năm 1984 xuống 58,1% năm 1993, 37,4% năm 1998 và 28,9% năm 2002. Về cơ bản, tình trạng đói nghèo được cải thiện ở tất cả các cộng đồng tộc người, các nhóm dân cư khác nhau. Xem xét nhịp độ giảm nghèo trong toàn bộ giai đoạn 1993-2002, có thể thấy có hai thời kỳ khác biệt. Trong thời kỳ 1993-1998, do đạt được tỉ lệ tăng trưởng kinh tế cao, tốc độ giảm nghèo nhanh hơn khoảng trên 4% mỗi năm, làm cho tỉ lệ nghèo giảm từ 58,1% năm 1993 xuống 37,4% năm 1998. Theo các chuyên gia của WB, đây là tốc độ giảm nghèo nhanh hiếm có đối với một nước đang phát triển. Trong khi đó, do tỉ lệ tăng trưởng giảm sút trong thời

kỳ 1998-2002 nên tốc độ giảm nghèo đã diễn ra chậm hơn với mức hơn 2% mỗi năm [34, tr. 11].

Bảng 3.5: Tình trạng nghèo đói thời kỳ 1993-2002 (tỉ lệ %).

Tổng số Theo khu vực Thành thị Nông thôn Theo tộc người Kinh và Hoa Tộc người khác Theo vùng Đồng bằng Sơng Hồng Vùng núi phía Bắc

Vùng ven biển Bắc Trung Bộ Vùng ven biển Nam Trung Bộ Tây Nguyên

Đông Nam Bộ

Đồng bằng Sông Cửu Long

Nguồn: Tổng cục Thống kê, tổng hợp từ số liệu điều tra mức sống hộ gia đình năm 2002.

Xét theo khu vực, tỉ lệ nghèo đói ở thành thị giảm từ 25,1% năm 1993 xuống 6,6% năm 2002, trong khi tỉ lệ nghèo đói ở nơng thơn giảm gần một nửa từ 66,4% năm 1993 xuống 35,6% năm 2002. Tuy nhiên, với tỉ lệ đói nghèo như vậy, ở nơng thơn vẫn cịn trên 1/3 dân cư còn nằm trong diện nghèo. Xét trên phạm vi cả nước, vẫn còn trên 90% người nghèo tập trung ở khu vực nông thôn.

Xét theo tộc người, các dân tộc ít người vẫn chiếm tỉ lệ cao trong số các hộ gia đình nghèo. Nếu như năm 1993, tỉ lệ nghèo đói trong số các hộ gia đình dân tộc ít người là 86,4% thì năm 2002 chỉ giảm cịn 69,3%. Trong khi đó, ở tộc người Kinh và người Hoa, tỉ lệ nghèo đói đã giảm mạnh từ 53,9% năm 1993 xuống 23,1% năm 2002. Như vậy, trong vòng một thập kỷ, tỉ lệ giảm nghèo của các hộ gia đình dân tộc ít người chậm hơn nhiều so với tộc người Kinh và người Hoa (mức giảm chỉ là 17,1% so với 30,8%). Tình trạng nghèo đói của bà con dân tộc ít người chủ yếu tập trung ở các khu vực vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên. Điều này cho thấy, tăng trưởng kinh tế cao nhưng lợi ích của tăng trưởng chưa được phân bổ đồng đều cho mọi khu vực, mọi vùng của đất nước. Cuộc sống của các dân tộc ít người ở Việt Nam vẫn cịn tụt hậu so với tiến trình phát triển chung của đất nước.

Xét theo vùng, trong vòng một thập kỷ, tỉ lệ giảm nghèo nhanh nhất thuộc về vùng đồng bằng Sơng Hồng, tiếp đó là vùng Đơng Nam Bộ, khu vực thành phố Hồ Chí Minh và vùng đồng bằng Sơng Cửu Long. Trong khi đó, các khu vực như Tây Nguyên và ven biển Bắc Trung Bộ, tốc độ giảm nghèo còn chậm. Năm 2002, tỉ lệ các hộ gia đình nghèo ở các khu vực Tây Nguyên, vùng núi phía Bắc và ven biển Bắc Trung Bộ vẫn rất cao với các mức lần lượt là 51,8% và 43,9% (xem bảng 3.5). Tuy nhiên, nếu xem xét mức đóng góp của 7 vùng trên cả nước thì khu vực vùng núi phía Bắc vẫn chiếm đến 22,2% hộ nghèo, tiếp đó là khu vực ven biển Bắc Trung Bộ chiếm 20,4% hộ gia đình nghèo của cả nước năm 2002. Trong khi đó, tỉ lệ dân số của hai khu vực này lần lượt là 14,6% và 13,4%. Trong vịng một thập kỷ trên, mức đóng góp của ba khu vực là vùng núi phía Bắc, ven biển Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên vào tổng số hộ gia đình nghèo cả nước tăng: vùng núi phía Bắc tăng từ 18,9% năm 1993 lên 22,2% năm 2002, vùng ven biển Bắc miền Trung tăng từ 16,4% lên 20,4% và Tây Nguyên tăng từ 3,8% lên 10,4% trong cùng

thời kỳ [19, tr. 6]. Mức nghèo đói cao và ít thay đổi của ba khu vực cho thấy sự hạn chế của các khu vực trong việc tham gia vào q trình tăng trưởng, đó là các khó khăn về điều kiện địa lý, đất đai hay khả năng tiếp cận với các điều kiện về cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hội.

Ngoài những nguyên nhân về điều kiện địa lý, nghèo đói ở Việt Nam cịn liên quan chặt chẽ với nghề nghiệp và khu vực sinh sống. Nhìn chung, những hộ gia đình nghèo thường tập trung ở những hộ làm việc trong khu vực nơng, lâm, ngư nghiệp. Trong đó, những hộ gia đình chỉ dựa vào thu nhập từ hoạt động canh tác thuần tuý là những hộ gia đình nghèo nhất ở Việt Nam. Năm 2002, trong tổng số các hộ nghèo thì khu vực nơng, lâm, ngư nghiệp chiếm đến 84%, khu vực khai thác, chế tạo, xây dựng chiếm 8,5% và dịch vụ là 6,4% [19, tr.7].

Mặc dù cịn tồn tại những chênh lệch về tình trạng đói nghèo và mức độ giảm nghèo giữa các khu vực. Nhưng nhìn chung, các chính sách giảm nghèo và các chương trình đầu tư cơng cộng của chính phủ đã đạt được những thành công nhất định trong hơn một thập kỷ qua. Theo kết quả điều tra năm 1998, chương trình giảm đói nghèo đã tiếp cận và cải thiện cho khoảng 84% dân cư nghèo ở nông thôn và 86% dân cư nghèo ở các thị trấn nhỏ. Trong khi đó, chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển hệ thống y tế và chăm sóc sức khoẻ đã góp phần cải thiện đáng kể cho tồn bộ cộng đồng dân cư nông thôn hơn là cho người nghèo, với 92% dân cư nông thôn và 78% dân cư ở các thị trấn nhỏ [34, tr.209].

Bên cạnh sự thành cơng trong các chính sách giảm đói nghèo, Việt Nam cũng đã đạt được những thành tựu trong các chính sách phát triển xã hội như giáo dục, y tế, chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng cho trẻ em… Kể từ những năm 90 đến nay, tỉ lệ học sinh đến trường tăng lên nhanh chóng ở tất cả các cấp học, nhưng mức tăng nhanh nhất là ở các cấp học cao hơn như trung học

phổ thông và đại học. Sự cải thiện trong lĩnh vực giáo dục cũng diễn ra ở tất cả các nhóm thu nhập, các khu vực dân cư khác nhau. Tăng trưởng kinh tế cao, làm tăng thu nhập và chi tiêu của chính phủ đã hỗ trợ mạnh cho các chương trình cải thiện y tế và chăm sóc sức khoẻ của nhân dân, tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh và suy dinh dưỡng của trẻ em được cải thiện đáng kể.

Mặc dù Việt Nam đã đạt được những thành cơng trong các chính sách giảm nghèo và cải thiện các điều kiện xã hội cho các tầng lớp dân cư nhưng quá trình phát triển của nước ta vẫn phải đương đầu với hàng loạt những vấn đề khó khăn về bất bình đẳng. Đó là sự chênh lệch ngày càng tăng giữa các nhóm thu nhập cao nhất và thấp nhất, giữa thành thị và nông thôn, giữa các khu vực, giữa vùng núi và đồng bằng, giữa các vùng, miền khác nhau của đất nước. Các chính sách giảm nghèo đã cải thiện và nâng cao đời sống của dân cư nghèo ở nơng thơn, các vùng kém phát triển nhưng nhìn chung vẫn cịn tiến triển chậm hơn nhiều so với nhóm dân cư có thu nhập trung bình và cao.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phân phối thu nhập ở malaixia và một số kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 99 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w