Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phân phối thu nhập ở malaixia và một số kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 37 - 39)

Tương tự như quan hệ giữa công bằng và hiệu quả, giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội cũng được nhiều nhà kinh tế với những lập luận rất khác nhau để giải quyết mối quan hệ này. Những câu hỏi được đặt ra là giữa tăng trưởng kinh tế và cơng bằng xã hội có mâu thuẫn với nhau hay khơng? Tăng trưởng kinh tế tự nó có dẫn đến công bằng xã hội hay không? Ngược lại. công bằng xã hội chỉ là hệ quả của tăng trưởng kinh tế hay cịn là tiền đề, điều kiện cho tăng trưởng?

Nhìn chung, những lập luận xung quanh vấn đề này có thể chia thành ba trường phái chủ yếu sau:

- Tăng trưởng kinh tế tất yếu dẫn đến bất bình đẳng. Những người theo quan điểm này cho rằng, tăng trưởng kinh tế được đảm bảo bằng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Theo họ, bất bình đẳng khơng chỉ là kết quả tất yếu của tăng trưởng kinh tế mà còn là nguyên nhân của tăng trưởng. Những người theo quan điểm này cho rằng, bất bình đẳng sẽ tăng trong thời kỳ đầu và chỉ giảm đi sau khi xã hội đã đạt đến một trình độ phát triển kinh tế nhất định.

- Quan điểm ưu tiên công bằng hơn tăng trưởng. Quan điểm này dựa trên lập luận rằng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập dẫn đến sự tập trung tài sản và điều này thực sự trở thành lực cản đối với quá trình tăng trưởng và phát triển.

Cả hai quan điểm phát triển nêu trên đều bộc lộ những khiếm khuyết cả về mặt lý thuyết và trong thực tiễn. Trong việc giải quyết mối quan hệ này, mơ hình kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội đã xuất hiện và

ngày càng chứng minh bằng thực tiễn phát triển tại nhiều nước. Quan điểm tăng trưởng đi liền với công bằng dựa trên lập luận rất quan trọng là công bằng không những khơng đối lập với tăng trưởng mà cịn là điều kiện, tiền đề góp phần vào tăng trưởng kinh tế.

Với những lập luận xoay quanh mối quan hệ giữa công bằng và hiệu quả, giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội như nói ở trên cho thấy có nhiều phương thức lựa chọn cho con đường đi của mỗi nước. Trong việc giải quyết các mối quan hệ đó, phân phối thu nhập thực sự trở thành một vấn đề cốt lõi tạo ra một sự phát triển hài hoà. Một quốc gia muốn đạt được một sự phát triển nhanh chóng, ổn định và thịnh vượng thì khơng thể bằng lịng và chấp nhận tình trạng phân phối thu nhập quá bất bình đẳng. Quá trình phát triển như vậy sẽ dẫn đến những mâu thuẫn giữa các giai tầng trong xã hội và thực sự trở thành lực cản đối với quá trình phát triển, đối với sự thịnh vượng chung của đất nước. Mặt khác, nếu q chú trọng đến khía cạnh cơng bằng trong phân phối thu nhập sẽ làm ảnh hưởng đến cục diện phát triển chung của đất nước: làm méo mó các quan hệ thị trường, làm giảm hiệu quả và triệt tiêu động lực cho tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Từ những lập luận trên cho thấy, các giải pháp, chính sách về phân phối thu nhập của chính phủ đóng vai trị đặc biệt quan trọng trong việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phúc lợi vật chất cho con người. Trong mối quan hệ đó, tăng trưởng kinh tế là cơ sở, tiền đề và điều kiện cho việc cải thiện phân phối thu nhập và nâng cao phúc lợi vật chất cho dân cư một nước. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Bởi vì tăng trưởng kinh tế chắc chắn làm tăng thu nhập bình qn đầu người nhưng có thể làm giảm phúc lợi vật chất của một bộ phận dân cư, đặc biệt nhóm người có thu nhập thấp nếu khơng có chính sách phân phối thu nhập có hiệu quả. Một chính sách phân phối thu nhập dẫn đến phân

hố giàu nghèo trong ngắn hạn có thể là điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao nhưng trong dài hạn sẽ làm xuất hiện những nguy cơ xung đột tiềm ẩn, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Ngày nay, quan điểm về tăng trưởng kinh tế bền vững ngày càng chú trọng đến việc kết hợp tăng trưởng kinh tế với cơng bằng xã hội, trong đó chính sách về phân phối thu nhập sẽ góp phần thực hiện cả hai mục tiêu đó. Vì vậy, một chính sách phân phối thu nhập có hiệu quả là phải huy động mọi tầng lớp dân cư tham gia vào các hoạt động kinh tế được mở rộng trong quá trình tăng trưởng và được hưởng những thành quả mà q trình đó đem lại.

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phân phối thu nhập ở malaixia và một số kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w