Quá trình phát triển và cơ cấu tổ chức hoạt động của Ngân hàng thƣơng mạ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nghiên cứu ứng dụng khung năng lực vào đánh giá cán bộ quản lý tại ngân hàng TMCP tiên phong (Trang 36 - 38)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Tiên Phong

2.1.1. Quá trình phát triển và cơ cấu tổ chức hoạt động của Ngân hàng thƣơng mạ

thương mại cổ phần Tiên Phong.

Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Tiên Phong (TPBank) có giấy phép thành lập và hoạt động số 123/GP-NHNN do Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam cấp ngày 05/05/2008 với vốn điều lệ ban đầu là 1000 tỷ đồng. TPBank là một ngân hàng trẻ và năng động, đƣợc kế thừa những thế mạnh về công nghệ hiện đại, kinh nghiệm thị trƣờng cùng tiềm lực tài chính của các cổ đông chiến lƣợc bao gồm:

Công ty cổ phần FPT là cổ đông sáng lập với 16,90% cổ phần, đóng vai trị quan trọng trong việc hỗ trợ cơng nghệ và kinh nghiệm khai thác các giải pháp công nghệ trong hoạt động của ngân hàng.

Tổng công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (Vinare) là cổ đông lớn của TPBank với số vốn góp 10%. Vinare hỗ trợ lớn cho TPBank về tiềm lực tài chính và hệ thống đối tác rộng khắp, kinh nghiệm và chuyên môn sâu trong lĩnh vực quản trị tài chính.

Cơng ty Thơng tin di động VMS (MobiFone) cũng là cổ đông lớn của TPBank với số vốn góp 4,76%. MobiFone đóng vai trị chiến lƣợc trong việc hỗ trợ các giải pháp về việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng thông qua kênh điện thoại di động (Mobile Banking) với chất lƣợng dịch vụ cao.

Công ty SBI Ven Holding Pte.Ltd Singapore là cổ đơng nƣớc ngồi nắm giữ 4,9% vốn điều lệ của TPBank.

Đầu năm 2012, TPBank đón nhận cổ đơng mới là Tập đồn Vàng bạc Đá quý DOJI, công ty đứng top 3 trong 500 doanh nghiệp tƣ nhân lớn nhất Việt Nam, doanh thu năm 2011 lên đến trên 30.000 tỷ đồng.

TPBank chính thức đi vào hoạt động vào ngày 13 tháng 6 năm 2008 với số vốn điều lệ ban đầu là 1000 tỷ đồng, số lƣợng cán bộ công nhân viên khoảng 200 ngƣời.

Sau 5 năm hoạt động, TPBank đã thiết lập đƣợc nền tảng cơ sở hạ tầng và công nghệ hiện đại, vững chắc. Hiện tại, TPBank có vốn điều lệ là 5.550 tỷ đồng với khoảng hơn 800 cán bộ cơng nhân viên, có mạng lƣới hoạt động gồm khoảng 40 điểm giao dịch, đặt tại các tỉnh thành: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phịng, Đà Nẵng, Đồng Nai, Cần Thơ, An Giang... Đồng thời, với ứng dụng công nghệ hiện đại, TPBank đã đƣa dịch vụ ngân hàng điện tử vào phục vụ khách hàng, giúp các khách hàng không cần phải đến ngân hàng mà vẫn thực hiện đƣợc các giao dịch thơng qua máy tính, điện thoại di động và hơn 3.500 cây ATM trên cả nƣớc.

Với sự cố gắng nỗ lực không ngừng, danh hiệu “Thƣơng hiệu mạnh Việt Nam 2012” cùng với việc gia nhập thị trƣờng vàng vào tháng 1 năm 2013 đã chứng minh sự chuyển mình lớn trong bƣớc đƣờng phát triển đi lên của TPBank.

Các hoạt động tại ngân hàng đƣợc thực hiện thông qua bộ máy tác nghiệp đƣợc xây dựng theo mơ hình quản lý tập trung, bao gồm:

Ban Tổng giám đốc: Tổng giám đốc là ngƣời chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng quản trị (HĐQT) và trƣớc pháp luật về hoạt động hàng ngày của ngân hàng. Giúp việc cho Tổng giám đốc là các Phó Tổng giám đốc, các Giám đốc khối, Kế tốn trƣởng và bộ máy chun mơn nghiệp vụ.

Các phòng ban Hội sở và các chi nhánh: Các phòng ban chức năng của Hội sở đƣợc tổ chức phân cấp ngành dọc hỗ trợ và quản lý nghiệp vụ theo chức năng đã đƣợc phân công đối với các đơn vị kinh doanh. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, các Khối, các Phịng chức năng tại Hội sở có quyền hạn, trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, hỗ trợ với hoạt động của các đơn vị khác trong tồn hệ thống, trong đó có chi nhánh các cấp và phịng giao dịch.

Hình 2.1. Sơ đồ bộ máy tác nghiệp, quản lý TPBank

(Nguồn: Phòng nhân sự TPBank)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nghiên cứu ứng dụng khung năng lực vào đánh giá cán bộ quản lý tại ngân hàng TMCP tiên phong (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w