Từ khi bắt đầu hoạt động ngày 18/09/1996 với số vốn điều lệ là 50 tỷ đồng và 23 cổ đơng. Hình thành và bắt đầu đi vào hoạt động trong hoàn cảnh Châu Á và Việt Nam đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ. Trong những năm đầu, Ngân hàng Quốc Tế hoạt động với phương châm an toàn, hiệu quả, lành mạnh với một quy mô cơ cấu nhỏ. Đến cuối năm 2006 vốn điều lệ của Ngân hàng Quốc tế là 1000 tỷ đồng, tăng gần 200% so với cuối năm 2005 và tăng 400% so với năm 2004. Vốn điều lệ tăng lên đã tạo thêm nguồn vốn đáp ứng nhu cầu kinh doanh của Ngân hàng Quốc Tế, đặc biệt là nguồn vốn trung dài hạn và đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn khi mở rộng kinh doanh, tiếp cận những dự án lớn mà còn tạo điều để đầu tư cơ sở vật chất và công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Quốc Tế.
Năng lực tài chính của Ngân hàng Quốc Tế với các NHTM cổ phần trước
hết thể hiện ở quy mơ vốn tự có, quy mơ vốn tự có được thể hiện qua quy mơ vốn điều lệ, đây là thành phần chính của vốn tự có. Năng lực vốn điều lệ của Ngân hàng Quốc Tế được thể hiện dưới biểu đồ sau:
Biểu đồ số 1: Quy mô vốn điều lệ của một số NHTM năm 2003 - 2006
đ ồ n g T ỷ
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm của các Ngân hàng)
Qua bảng biểu đồ tăng trưởng vốn điều lệ của các NHTM cổ phần thấy rằng vốn điều lệ của Ngân hàng Quốc Tế không ngừng tăng qua các năm. Tốc độ tăng vốn điều lệ qua ba năm gần đây của Ngân hàng Quốc Tế luôn đạt ở mức 200%, năm sau tăng gấp đôi năm trước, cụ thể năm 2004 là 250 tỷ đồng, năm 2005 là 510 tỷ đồng và năm 2006 là 1000 tỷ đồng. Đây là con số tăng trưởng tương đối cao và vững chắc nếu chỉ xét một cách độc lập nhưng nếu so sách với các NHTM cổ phần thì số vốn điều lệ của Ngân hàng Quốc Tế còn tương đối thấp. Đến 31/12/2006, vốn điều lệ của Ngân hàng Quốc Tế là 1000 tỷ đồng, thấp hơn 212 tỷ đồng, bằng 82,5%/vốn điều lệ của Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu, thấp hơn 100 tỷ đồng, bằng 90%/vốn điều lệ của Ngân hàng Á Châu, thấp hơn 500 tỷ đồng, bằng 75%/vốn điều lệ của Ngân hàng Kỹ Thương, thấp hơn 1089 tỷ đồng, bằng
Trước sức ép cạnh tranh ngày càng lớn, các NHTM cổ phần đang gấp rút thực hiện kế hoạch tăng vốn, phát hành cổ phiếu mới. Ngân hàng Đông Á tăng vốn từ 880 tỷ đồng lên 1.400 tỷ đồng và cuối năm 2007 sẽ đạt 2.000 tỷ đồng. Ngân hàng Xuất nhập khẩu tăng vốn từ 1.212 tỷ đồng lên 2.800 tỷ đồng. Ngân hàng Sài Gòn cũng vừa tăng vốn từ 689.255 tỷ đồng lên 1.020 tỷ đồng. Trước đó, Ngân hàng Thương Tín đã tăng vốn từ 2.089 tỷ đồng lên 4.450 tỷ đồng ngay trong năm 2007. Ngân hàng Á Châu nâng vốn điều lệ từ 1.500 tỷ đồng lên 2.630 tỷ đồng. Ngân hàng Đông Nam Á tuyên bố tăng vốn từ 1.000 tỷ đồng lên 2.600 tỷ đồng trong năm 2007. Riêng Ngân hàng Quân Đội từ nay đến năm 2010, mỗi năm sẽ tăng vốn điều lệ thêm 64% để tăng vốn từ 1.045,2 tỷ đồng hiện nay lên 7.300 tỷ đồng. sau khi ngân hàng phát hành thêm cổ phiếu và trái phiếu chuyển đổi tăng vốn. Với tốc độ tăng vốn của các NHTM cổ phần trong thời gian qua cũng như kế hoạch tăng vốn trong thời gian tới ta cũng có thể thấy được sức ép cạnh tranh của Ngân hàng Quốc Tế trong thời gian tới là rất lớn.
Quy mô vốn điều lệ của Ngân hàng Quốc Tế còn nhỏ hơn rất nhiều so với quy mơ của các NHTM Nhà nước và nó lại càng nhỏ bé hơn nếu so sách với các Ngân hàng lớn ở khu vực Châu Á và trên thế giới. Đến cuối năm 2006 vốn điều lệ của Ngân hàng Quốc Tế chỉ bằng 19,26%/vốn điều lệ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, bằng 16.9%/vốn điều lệ của Ngân hàng Đầu tư, bằng 34.42%/vốn điều lệ của Ngân hàng Công Thương, bằng 18.49%/vốn điều lệ của Ngân hàng Ngoại Thương, cụ thể:
Bảng số 4: Vốn điều lệ của các NHTM Nhà nước các năm 2004 -2006
Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm 2004 2005 2006 (Nguồn: www.sbv.gov.vn)
Bảng số 5: Vốn chủ sở hữu của 10 ngân hàng lớn nhất thế giới năm 2005
STT Tên ngân hàng
1 Citigruop
2 HSBC Holdings
3 Bank of America Corp
4 JP Morgan Chase. Co
5 Mitsubishshi UFJ Financial Gruop
6 Credit Agricole gruop
7 Royal bank of Scotland
8 Sumiomo Mitsui Financial Gruop
9 Mizuho Financial gruop
10 Santader Central Hispano
(Nguồn: www.banker.com)
Hiện nay, các NHTM Nhà nước đều đã có mức vốn điều lệ vượt mức vốn pháp định quy định tại Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ. Thực trạng vốn điều lệ của các NHTM cổ phần, Ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đến thời điểm 30/5/2007 như sau: Số lượng NHTM cổ phần có mức vốn điều lệ trên 1.000 tỷ đồng là 12 ngân hàng, số lượng NHTM cổ phần có mức vốn điều lệ dưới 1.000 tỷ đồng là 22 ngân hàng, Ngân hàng Liên doanh có 5 ngân hàng đều có mức vốn điều lề dưới 1.000 tỷ đồng. Tổng số các chi nhánh ngân hàng nước ngồi 35, trong đó có 33 chi nhánh ngân hàng nước ngồi có mức vốn điều lệ trên 15 triệu đô la Mỹ và hai chi nhánh ngân hàng nước ngồi có mức vốn điều lệ dưới 15 triệu đơ la Mỹ.
Trong hoạt động kinh doanh, Ngân hàng Quốc Tế cần đảm bảo hệ số an tồn vốn nhất định, có hai loại chỉ số CAR là CAR loại I và CAR loại II. Theo Uỷ
ban Basel để bảo bảo trong hoạt động, các ngân hàng phải đạt hệ số CAR loại I tối thiếu là 4% và CAR loại II tối thiểu là 8%. Thông thường khi nhắc tới hệ số CAR thì hệ số này được hiểu là CAR loại II. Tỷ lệ này cũng là bắt buộc đối với các NHTM Việt Nam theo Quyết định 297/1999/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 8 năm 1999 về việc ban hành “ Quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng” của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trên thực tế những năm gần đây Ngân hàng Quốc Tế đã không đạt được mức tối thiểu của hệ số CAR II như quy định yêu cầu đề ra. Cụ thể, năm 2004, 2005, 2006 hệ số CAR của Ngân hàng Quốc Tế lần lượt là 6.7%, 6.6% và 7.2%. Nếu so sánh hệ số này với các NHTM cổ phần khác thì nó cũng thấp hơn nhiều như: Hệ số CAR của Ngân hàng Đông Á năm 2004, 2005, 2006 lần lượt là 8.24%, 8.94% và 13.57%; Hệ số CAR của Ngân hàng Sài gịn Thương Tín năm 2004, 2005, 2006 lần lượt là 10.49%, 15.4% và 10.9%. Với hệ số CAR II thấp và quy mô vốn chủ sở hữu nhỏ của Ngân hàng Quốc Tế sẽ làm hạn chế khả năng cho vay những dự án lớn vì phải đảm bảo tỷ lệ cho vay đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có theo quy định về đảm bảo an tồn trong hoạt động ngân hàng nên đã làm giảm khả năng cạnh tranh của Ngân hàng Quốc Tế. Đây cũng là thách thức của Ngân hàng Quốc tế trong suốt thời gian qua.