Kiến nghị với Chính phủ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP quốc tế việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 118)

Thứ nhất, tạo lập mơi trường kinh doanh bình đẳng hơn giữa các ngân hàng.

Những quy định mang tính chất bảo hộ đối với các NHTM Nhà nước và hạn chế các loại hình ngân hàng khác, đặc biệt là các NHTM cổ phần và các ngân hàng nước ngồi nên tạo sân chơi bất bình đẳng trong cạnh tranh cho các NHTM Việt Nam. Việc bảo hộ là nguyên nhân chính gây ra nợ khó địi, nợ qua hạn, nợ xấu của các NHTM Nhà nước. Chính vì vậy, nếu khơng kiên quyết đẩy mạnh tiến trình cải cách, cổ phần hóa các NHTM Nhà nước thì việc cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và các NHTM Nhà nước nói riêng sẽ khó thực hiện.

Thứ hai, tiếp tục hồn thiện hệ thống các quy phạm pháp luật để điều chỉnh

hoạt động kinh doanh ngân hàng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Với việc thực hiện các cam kết trong lĩnh vực ngân hàng thì rất nhiều các điều khoản của các văn bản pháp luật cần sửa đổi, bổ sung nhằm bảo bảo hệ thống quy phạm phát luật về ngân hàng của Việt Nam phù hợp với các cam kết mà Việt Nam đã tham gia.

Chế độ về hạch toán kế toán và các quy định liên quan đến việc công khai thông tin cũng là một mảng rất quan trọng.

Xây dựng các văn bản pháp luật một cách đồng bộ điều chỉnh cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng.

Hệ thống hóa các văn bản liên quan đến phá sản doanh nghiệp, thu hồi nợ và các biện pháp xử lý tài sản thế chấp cũng cần được xem xét, sửa đổi nhầm đảm bảo sự công khai, minh bạch và nhất quán trong quá trình xử lý thu hồi nợ cho các ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP quốc tế việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 118)