* Lãi suất huy động:
Huy động vốn và cho vay là dịch vụ chiếm tới hơn 70% doanh thu của các NHTM Việt nam. Vì thế, tính chất và mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực này cũng phản ánh tình hình cạnh tranh của các NHTM, trong đó có Ngân hàng Quốc Tế. Một trong những phương thức để tăng khả năng cạnh tranh về giá mà Ngân hàng Quốc Tế áp dụng trong thời gian qua để thu hút khách hàng, tăng cường thu hút tiền gửi của khách hàng là tăng lãi suất huy động.
Trong thời gian gần đây, dưới áp lực cạnh tranh các NHTM đã thường xuyên, liên tục tăng lãi suất, tăng cường hoạt động huy động vốn để đáp ứng nhu cầu cho vay, đặc biệt là nhu cầu về vốn cho những dự án lớn có thời hạn vay dài và có hiệu quả kinh doanh cao. Lãi suất huy động vốn của một số NHTM được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng số 11 : Lãi suất huy động trả cuối kỳ tháng 12/2006 của các NHTM
Đơn vị tính:VND: %/tháng; USD: %/năm
Phương thức huy động Không kỳ hạn 01 tuần 02 tuần 03 tuần 01 tháng 02 tháng 03 tháng 06 tháng 09 tháng 12 tháng 18 tháng 24 tháng
(Nguồn: www.vib.com.vn; www.acb.com.vn; www.eab.com.vn; www.eximbank.com.vn Ghi chú: Riêng lãi suất VND kỳ hạn 18 tháng và 24 tháng của ACB trả theo quí)
Qua bảng so sánh các mức lãi suất huy động tại các kỳ hạn khác nhau của các NHTM cho thấy: Mức lãi suất huy động không kỳ hạn của cả VND và USD của các NHTM là tương tương nhau, ở mức 0.25%/tháng đối với VND và 1.5%/năm đối với USD. Các mức lãi suất huy động VND có kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng,… đến 12 tháng của Ngân hàng Quốc Tế so với các Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng Đông Á, Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu là tương đương nhau nhưng mức lãi suất huy động USD ở các kỳ hạn và VND ở kỳ hạn 18 tháng và 24 tháng của Ngân hàng Quốc Tế ở mức thấp hơn các NHTM khác. Cụ thể như, mức lãi suất huy động động USD ở kỳ hạn 18 tháng và 24 tháng của Ngân hàng Đông Á là 5.35%/năm, 5.4% /năm trong khi đó mức lãi suất huy động USD có cùng kỳ hạn trên của Ngân hàng Quốc Tế là 5.15%/năm, 5.2% /năm. Mức lãi suất huy động
0.82%/tháng, 0.835%/tháng trong khi đó mức lãi suất huy động VND có cùng kỳ hạn trên của Ngân hàng Quốc Tế là 0.775%/tháng và 0.78%/tháng. Với mức lãi suất huy động thấp hơn như vậy thì nó ảnh hưởng trực tiếp đến các nguồn vốn huy động của Ngân hàng Quốc Tế, đồng thời cũng ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động cho vay trung dài hạn và các dự án cho vay đô la Mỹ nhất là trong thời điểm hiện nay.
Trước tháng 10 năm 1996, các ngân hàng nước ngoài đang bị hạn chế nghiêm ngặt về mức huy động tiền gửi bằng đồng Việt Nam cũng như hạn chế mở rộng chi nhánh nên sự tham gia của các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngồi vào cuộc cạnh tranh lãi suất huy động và cho vay đồng Việt Nam hầu như bằng không. Từ tháng 11 năm 1996 đến hết năm 2006 Ngân hàng Nhà nước cho phép các Ngân hàng nước ngoài nâng tỷ lệ huy động tiền đồng Việt Nam từ các cá nhân và tổ chức của Việt Nam nhưng sức cạnh tranh về lãi suất huy động vẫn là khơng đáng kể vì quy định về mức vốn huy động đồng Việt Nam so với mức vốn được cấp của Ngân hàng Nhà Nước đối với các ngân hàng nước ngoài vẫn ở mức thấp.
Trong 5 năm tới, kể từ ngày gia nhập WTO, Việt Nam có thể hạn chế quyền của một chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam từ các thể nhân Việt Nam mà ngân hàng khơng có quan hệ tín dụng theo mức vốn mà ngân hàng mẹ cấp cho chi nhánh phù hợp với lộ trình sau:
Ngày 1 tháng 1 năm 2007: 650% vốn pháp định được cấp; Ngày 1 tháng 1 năm 2008: 800% vốn pháp định được cấp; Ngày 1 tháng 1 năm 2009: 900% vốn pháp định được cấp; Ngày 1 tháng 1 năm 2010: 1000% vốn pháp định được cấp; Ngày 1 tháng 1 năm 2011: Đối xử quốc gia đầy đủ.
Như vậy, từ trước năm 2006 sự cạnh tranh về lãi suất huy động chỉ diễn ra chủ yếu giữa các NHTM trong nước. Nhưng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 các ngân hàng nước ngoài được đối xử một cách bình đẳng với các NHTM trong nước trong việc huy dộng tiền gửi VND thì sự cạnh tranh chắc chắn sẽ lớn và khốc liệt
hơn. Như vậy, chỉ có một chính sách lãi suất linh hoạt thì mới có khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Quốc Tế.
* Lãi suất cho vay:
Để hình thành lên mức lãi suất cho vay các Ngân hàng Quốc Tế đã tính tốn và đưa ra mức lãi suất M2, M2 là mức lãi suất mà Ngân hàng Quốc tế đủ để bù đắp tất cả các chi phí phát sinh trong hoạt động sản suất kinh doanh và đạt được mức lợi nhuận dự kiến đề ra. Lãi suất cho vay của Ngân hàng Quốc Tế được xác định như sau: Lãi suất cho vay = Lãi suất huy động + M2
Bảng số 12: Lãi suất M2 của Ngân hàng Quốc Tế năm 2006
Đơn vị tính:VND: %/tháng; USD: %/năm
Loại Doanh
tiền
nghiệp
VND USD
(Nguồn: Quy định mức lãi suất cho vay của Ngân hàng Quốc Tế năm 2006)
Như vậy, với việc quy đinh mức lãi suất M2 như trên thì đây là căn cứ để xác định mức lãi suất cho vay tối thiểu của Ngân hàng Quốc Tế. Nhưng trong các trường hợp cụ thể và tùy mức độ rủi ro của khoản tín dụng đề xuất mà Cán bộ tín dụng có thể đề xuất mức lãi suất M2 cao hơn hoặc cũng có thể thấp hơn theo quy định, trong trường hợp M2 thấp hơn theo quy định thì phải được sự đồng ý của Tổng giám đốc, thường đây là những khách hàng ngồi vay vốn thì khách hàng còn sử dụng nhiều dịch vụ của Ngân hàng Quốc Tế, Ngân hàng Quốc Tế sẽ thu được nhiều các loại phí khác nhau … Đây cũng là một chính sách tương đối linh hoạt trong việc ấn định chính sách lãi suất cho vay của Ngân hàng Quốc Tế so với các NHTM khác.
* Phí dịch vụ:
Điều này thể hiện, doanh thu từ hoạt động tín dụng chiếm tới hơn 70% trong nguồn thu của các NHTM, tỷ lệ thu nhập từ những loại hình dịch vụ khác trong tổng nguồn thu của các NHTM vì thế cịn thấp hơn nhiều so với các chi nhánh ngân hàng nước ngồi tại Việt Nam và cịn thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực và các nước trên thế giới. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế các NHTM trong nước đã nhận thức rõ xu hướng phát triển chung của các ngân hàng trên thế giới nên đã xây dựng chiến lược phát triển của Ngân hàng mình theo định hướng ngân hàng bán lẻ với tiêu chí đa dạng hóa các loại dịch vụ ngân hàng hiện đại, mở rộng mạng lưới phân phối và cung cứng những sản phẩm dịch vụ này đến tận tay người tiêu dùng. Vì vậy, ngồi việc canh tranh về dịch vụ tín dụng với nhau bằng lãi suất huy động và lãi suất cho vay thì các NHTM Việt Nam cịn cạnh tranh với nhau qua các phí dịch vụ hoặc tạo ra các tiện ích của các sản phẩm dịch vụ.
Năm 2006 thu nhập thuần từ phí của Ngân hàng Quốc Tế là 47.876 triệu đồng, chiếm 8.7% tổng thu nhập hoạt động, tăng 216% so với năm 2005. Năm 2005 thu nhập thuần từ phí của Ngân hàng Quốc tế là 19.313 triệu đồng, chiếm 9.25% tổng thu nhập hoạt động. Qua những số trên ta thấy thu nhập thuần từ phí của Ngân hàng Quốc Tế năm 2006 tăng 216% so với năm 2005 nhưng tỷ trọng thu nhập thuần từ phí trong tổng thu nhập lại nhỏ hơn năm 2005 và tỷ lệ thu nhập thuần từ phí so với tổng thu nhập của Ngân hàng Quốc tế cịn thấp.
Qua tìm hiểu thực tế giá cả một số sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng Quốc Tế thì thấy giá phí của Ngân hàng Quốc tế không thấp hơn các Ngân hàng khác và thường cao hơn, đặc biệt là so với các NHTM cổ phần.
Phí dịch vụ chuyển tiền ngồi hệ thống( cùng tỉnh và khác tỉnh) của Ngân hàng Quốc Tế cao hơn các Ngân hàng khác. Cụ thể, Phí chuyển tiền ngồi hệ thống và khác tỉnh/thành của Ngân hàng Quốc Tế là 0.08%, tối thiểu là 20.000 đồng và tối đa là 1.000.000 đồng, trong khi giá phí này của các Ngân hàng Á Châu và Ngân hàng Xuất nhập khẩu đều là 0.05%, tối thiểu là 20.000 đồng và tối đa là 600.000 đồng. Phí chuyển tiền ngồi hệ thống và cùng tỉnh/thành của Ngân hàng Quốc Tế là 0.05%, tối thiểu là 10.000 đồng và tối đa là 600.000 đồng, trong
khi giá phí này của các Ngân hàng Á Châu và Ngân hàng Xuất nhập khẩu là 0.03%, tối thiểu là 10.000 đồng và tối đa là 500.000 đồng và Ngân hàng Đông Á chỉ thu của khách hàng là 10.000 đồng/món.
Phí dịch vụ chuyển tiền từ nước ngoài về và từ Việt Nam ra nước ngoài của Ngân hàng Quốc Tế cũng thường cao hơn các ngân hàng khác. Phí chuyển tiền đi nước ngồi của Ngân hàng Quốc Tế là 0.15%, tối thiểu là 5 đô la Mỹ và tối đa là 200 đơ la Mỹ, trong khi giá phí này của các Ngân hàng Á Châu và Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu là 0.15% và tối đa là 150 đơ la Mỹ.
Các loại phí dịch vụ thẻ của Ngân hàng Quốc Tế cũng có nhiều chí phí cao hơn các Ngân hàng khác như phí rút tiền mặt từ thẻ Master của Ngân hàng Quốc Tế là 4%/ tổng số tiền rút, trong khi đó Ngân hàng Kỹ Thương coi coi thẻ Mastercard như một thẻ ATM bình thường và miễm phí hồn tồn khi khách hàng rút tiền mặt từ máy ATM của Ngân hàng Kỹ thương.
Một số NHTM khơng thu phí trả tiền trước hạn nhưng hiện tại Ngân hàng Quốc tế vẫn đang thu phí dịch vụ này. Đối với những khoản vay món ngắn hạn, nếu khách hàng thanh tốn nhỏ hơn 50% thời gian phê duyệt thì khách hàng phải nộp phí là 0.1% tổng số tiền phê duyệt, tối thiểu là 200 ngàn đồng và tối đa là 600 ngàn đồng.
Các loại phí ở thư tín dụng, sửa đổi thư tín dụng, kiểm tra chứng từ, ký hậu vận đơn, điện phí mở thư tín dụng của Ngân hàng Quốc tế thấp nhất là bằng và thường cao hơn các ngân hàng khác….