Môi trường xã hội và tập quán kinh doanh chưa phù hợp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB những trở ngại đối với sự phát triển thương mại điện tử lành mạnh ở việt nam (Trang 61 - 63)

2.1. Những trở ngại đối với phát triển Thƣơng mại điện tử

2.1.7. Môi trường xã hội và tập quán kinh doanh chưa phù hợp

Tại diễn đàn "Thƣơng mại điện tử Việt Nam năm 2012” đƣợc tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, hầu hết các đại biểu tham gia đều cho rằng, sự phát triển TMĐT của Việt Nam đang gặp phải nhiều rào cản, ảnh hƣởng không nhỏ đến sự tăng trƣởng bền vững, cũng nhƣ lịng tin của xã hội, trong đó phải kể đến mơi trƣờng kinh doanh kém tin cậy.

Ngƣời mua và ngƣời bán trong hoạt động kinh doanh TMĐT ở Việt Nam vẫn chủ yếu thực hiện theo phƣơng thức “tiền trao cháo múc” và mua bán xong là thôi nên ngƣời tiêu dùng rất lo ngại mua phải sản phẩm không dùng đƣợc hoặc chất lƣợng không đạt hay mua phải hàng giả, hàng nhái, kém chất lƣợng... Tình trạng ngƣời mua tỏ ra không mấy tin tƣởng khi mua hàng qua mạng do quyền lợi của họ chƣa đƣợc bảo vệ chính đáng và sự lo lắng trƣớc những thông tin sai phạm của một số website kinh doanh trực tuyến đang ngày càng tăng lên. Rất nhiều khách hàng phản ánh rằng sản phẩm họ nhận đƣợc khác xa với những gì họ nhìn thấy trên website, do vậy niềm tin vào TMĐT cũng bị lung lay.

Nguyên nhân của thực trạng này là do TMĐT đang bị lạm dụng, bóp méo bởi sự làm ăn thiếu chuyên nghiệp của các đơn vị cung cấp sản phẩm. Điển hình nhƣ vụ việc MB24 đã lợi dụng danh nghĩa TMĐT để phục vụ lợi ích riêng cho mình khiến cho khách hàng hiểu sai về TMĐT. Một số khác thì dùng kênh TMĐT để phân phối hàng giả, hàng nhái kém chất lƣợng nhằm qua mắt ngƣời tiêu dùng.

Hơn nữa, ngƣời Châu Á nói chung và ngƣời Việt Nam nói riêng thƣờng thích giao dịch mặt đối mặt và các mối quan hệ đối tác lâu dài dựa trên sự tin tƣởng, quan hệ gia đình hay các gắn bó về mặt lịch sử. Ngƣời dân chƣa có thói quen mua bán (giao dịch đúng nghĩa) trên mạng mà phần lớn mọi ngƣời vẫn chỉ ngắm nghía trên mạng và sau đó là đi sắm đồ ngồi chợ. Bên

cạnh đó, ngƣời Việt vẫn có thói quen ra cửa hàng tạp hoá đầu ngõ để mua những đồ dùng thiết yếu hay ra các cửa hàng offline để mua sắm các đồ dùng, đồ thời trang và đồ cơng nghệ, thói quen thích nhìn tận mắt, sờ tận tay và thanh tốn bằng tiền mặt cho an tồn.

Về phía các doanh nghiệp kinh doanh TMĐT ở Việt Nam nhìn chung vẫn cịn thiếu tính chun nghiệp. Điều này liên quan đến nhận thức của doanh nghiệp trong việc cung cấp sản phẩm đến tận tay khách hàng. Có thể thấy để thanh tốn trong giao dịch TMĐT đƣợc phải trải qua nhiều công đoạn nhiêu khê, phiền phức và thiếu quy chuẩn làm cho khách hàng không hào hứng tham gia. Các siêu thị vốn là những doanh nghiệp tiếp cận nhiều với hình thức kinh doanh trên mạng, nhƣng hầu hết vẫn chƣa dám hoàn tất bƣớc cuối cùng là cho khách hàng tự thanh tốn online, lý do vì chƣa đủ điều kiện về kết cấu hạ tầng và khách hàng cũng khơng n tâm sử dụng hình thức thanh tốn này. Đối với những khách hàng trong cùng khu vực, họ có thể đặt hàng qua mạng, sau đó trả tiền mặt khi nhân viên giao hàng đến nhà. Nhƣng với khách hàng ngoại tỉnh, họ phải chuyển tiền trƣớc vào tài khoản của doanh nghiệp, gây ra tâm lý lo ngại.

Giao hàng là khâu cuối cùng song cũng không kém phần quan trọng trong quy trình kinh doanh TMĐT. Có thể thấy, dịch vụ giao nhận của các doanh nghiệp vẫn tập trung vào tự tổ chức hoặc ngƣời mua đến nhận hàng, rõ ràng rất thiếu tính chuyên nghiệp, bất tiện khiến ngƣời mua cảm giác mua hàng qua TMĐT không khác bao nhiêu so với mua hàng truyền thống.

Ngoài ra, vƣớng mắc về giấy tờ thanh toán với yêu cầu hoá đơn đỏ, chữ ký, con dấu tƣơi trong phƣơng thức thanh toán đã cản trở TMĐT phát triển. Theo kết quả điều tra có tới 74,1% doanh nghiệp sử dụng hình thức thanh toán là khách hàng trả tiền mặt khi nhận hàng, 74,8% doanh nghiệp chấp nhận

thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng và chỉ có 25% doanh nghiệp thanh tốn bằng chuyển tiền qua bƣu điện.

Các doanh nghiệp cũng rất vất vả để thay đổi phƣơng pháp kinh doanh. Do lo ngại vì chƣa có thói quen kinh doanh trên sàn thƣơng mại điện tử nên không biết nguồn dữ liệu khách hàng của sàn có đáng tin cậy hay khơng và làm thế nào để kiểm chứng và thẩm định các khách hàng là đối tác nƣớc ngoài.

Tất cả những vấn đề nêu trên đã làm cho TMĐT ở Việt Nam phát triển một cách thiếu lành mạnh thậm chí là phát triển lệch lạc, khơng đúng hƣớng. Nhất là vấn đề môi trƣờng xã hội và tập qn kinh doanh tại Việt Nam vẫn cịn thiếu tính chun nghiệp nhƣ hiện nay. Điều này địi hỏi nhà nƣớc phải có những chính sách phù hợp để từng bƣớc tạo lập niềm tin của ngƣời tiêu dùng vào TMĐT đồng thời có những biện pháp mạnh để răn đe những hành vi lệch lạc nhằm lợi dụng TMĐT vào mục đích xấu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB những trở ngại đối với sự phát triển thương mại điện tử lành mạnh ở việt nam (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w