Tỷ trọng tham gia hoạt động M&A tại Việt Nam năm 2017

Một phần của tài liệu Hoạt động mua bán và sáp nhập NH tại Việt Nam Thực trạng và giải pháp - Khoá luận tốt nghiệp 263 (Trang 43 - 45)

■ Nhà đầu tư quốc tế ■ Nhà đầu tư Việt Nam

Nguồn: Tài liệu diễn đàn M&A Việt Nam 2017

Là một trong những nền kinh tế mới nổi, giàu tiềm năng phát triển, Việt Nam trở thành điểm hấp dẫn vốn đầu tư quốc tế. Đặc biệt trong tiến trình hội nhập sâu rộng, tham gia nhiều hơn vào các tổ chức, hiệp hội, liên minh kinh tế quốc tế, ký kết thêm nhiều hiệp định thương mại, Việt Nam sẽ tiếp tục nhận được nhiều hơn các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế nội địa. Để rút ngắn thời gian, chi phí tiếp cận thị trường trong nước, tận dụng các thế mạnh vốn có, các nhà đầu tư nước ngồi khi tham gia vào thị trường Việt Nam thường xuyênsử dụng chiến lược M&A để phát triển kinh doanh. Có thể kể đến các thương hiệu nước ngồi có hoạt động kinh doanh hiệu quả cao tại Việt Nam có thực hiện M&A như: tập đoàn Masan, ngân hàng Shinhan, tập đoàn Lotte, ... Số liệu đồ thị 2.4 cũng cho thấy rõ sự áp đảo của nhà đầu tư nước ngoài trong thị trường M&A Việt Nam. Trong khi tỷ trọng nhà đầu tư Việt Nam tham gia vào M&A chỉ chiếm 23%, tỷ trọng sự tham gia nhà đầu tư nước ngoài tham gia M&A chiếm đến 77% (gấp hơn 3 lần). Rõ ràng, với kinh nghiệm và trình độ quản lý trong hoạt động M&A, tiềm lực tài chính lớn, các doanh nghiệp nước ngồi có khả năng thực hiện M&A tốt và hiệu quả hơn nhiều so với doanh nghiệp trong nước. Thêm vào đó, để khai thác các thế mạnh về thương hiệu, trình độ quản lý, các doanh nghiệp nội địa cũng tích cực tham gia vào q trình

M&A với các doanh nghiệp nước ngồi, góp phần đẩy mạnh tỷ trọng thực hiện M&A trên thị trường.

2.2. Thực tế hoạt động mua bán và sáp nhập trong ngành ngân hàng tại Việt Nam

Trải qua hon sáu thập kỷ hình thành và phát triển, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đi t ừng bước nâng cao hoạt động, trở thành trụ cột của hệ thống tài chính quốc gia, là kênh huy động và cấp vốn chủ đạo phục vụ tăng trưởng kinh tế. Vượt qua các thăng trầm của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện có có hon 40 ngân hàng với loại hình sở hữu và lĩnh vực hoạt động đa dạng (4 ngân hàng 100% vốn nhà nước, 31 ngân hàng thương mại cổ phần, 61 ngân hàng 100% vốn nước ngoài và chi nhánh, văn plịng đ ại diện ngân hàng nước ngồi tại Việt Nam, 2 ngân hàng liên doanh tại Việt Nam)(Phụ lục 1); tổng tài sản của hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác đạt trên 10 triệu tỷ đồng, tổng vốn tự có tồn hệ thống đạt mức trên 700.000 tỷ đồng (tính đến hết năm 2017, theo số liệu của NHNN).

Năm 2017 đánh dấu một năm tăng trưởng ấn tượng của ngành ngân hàng. Tăng trưởng tín dụng tồn hệ thống ngân hàng đạt mức 18,17%; thu nhập lãi thuần của các nhà băng có sự cải thiện tích cực - tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) toàn hệ thống trong năm 2017 ước tăng lên gần 3%, từ mức 2,74% trong năm 2016. Theo khảo sát của BizLIVE, tổng thu nhập lãi thuần của nhóm 13 ngân hàng lớn và trung bình tại Việt Nam tăng trưởng tới 25,7% so với năm 2016. Chất lượng tài sản hệ thống tổ chức tín dụng đã được cải thiện: theo ước tính của NFSC, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống tổ chức tín dụng cuối năm 2017 khoảng 9,5%, giảm mạnh so với mức 11,9% cuối năm 2016.

Khơng nằm ngồi xu hướng phát triển M&A doanh nghiệp của nền kinh tế Việt Nam, hoạt động M&A ngân hàng Việt Nam cũng đã có các bước phát triển nhất định, đã, đang và sẽ tiếp tục tăng trưởng cả về số lượng và giá trị trong tương lai.Với các bối cảnh kinh tế, tình hình hoạt động của hệ thống tài chính-ngân hàng từng thời kỳ và các chính sách, văn bản luật hỗ trợ hoạt động M&A khác nhau nên xu hướng M&A trong ĩnh v ực ngân hàng tại Việt Nam theo thời gian có sự khác

m1997 NHTMCP Phương Nam____________ NHTMCP Đồng Tháp____________

1999 NHTMCP Phương Nam____________ NHTMCP Đại Nam______________biệt, có thể được chia thành các giai đoạn. Cụ thể, năm 2005, với Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành và ngay sau năm 2005, Luật Chứng khoán 2006 ra đời tạo nền tảng pháp lý vững chắc cho hoạt động M&A ngân hàng phát triển. Năm 2011, khủng hoảng tín dụng ngành ngân hàng Việt Nam nổ ra, ngành ngân hàng trong nước buộc phải xử lý nhiều vấn đề tồn đọng, cùng với việc Đề án 254 của NHNN về cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng ban hành tháng 3/2012 - trong đó có việc khuyến khích hợp nhất, sáp nhập ngân hàng - tạo điều kiện cho xu hướng M&A ngân hàng tại Việt Nam phát triển thêm. Do đó, trong phạm vi bài khóa luận, tác giả phân tích hoạt động mua bán và sáp nhập ngành ngân hàng Việt Nam theo các giai đoạn: trước năm 2005, năm 2005 - năm 2010, năm 2011 - nay.

2.2.1. Giai đoạn trước 2005

Sau năm 1991, hàng loạt các NHTM cổ phần ra đời và hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Năm 1997, số lượng NHTM tại Việt Nam lên tới 84 ngân hàng. Số lượng ngân hàng được thành lập tăng trưởng quá nhanh không đi đều với chất lượng hoạt động đi làm m ất ổn định, thiếu bền vững cho hệ thống ngân hàng. Các NHTMCP nông thôn được thành lập trong giai đoạn này có nguồn vốn nhỏ, hoạt động mới chỉ tập trung vào các dịch vụ truyền thống, chưa mang tính hiện đại hóa cao, cơng nghệ thơng tin cịn lạc hậu. Bên cạnh đó, các NHTMCP mới hình thành còn thiếu kinh nghiệm quản lý, hoạt động trong mơi trường kinh tế có nhiều biến đổi (một nền kinh tế non trẻ đang bị tác động bởi cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Đơng Á năm 1997) và chịu sức ép cạnh tranh lớn; chưa thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý rủi ro và không đảm bảo các hệ số an tồn trong hoạt động. Chính từ những vấn đề này, nhiều NHTMCP phải đối mặt với việc tuyên bố phá sản, thanh lý, giải thể, bị thu hồi giấy phép hoạt động. Trước bối cảnh đó, NHNN đã đưa ra các chính sách nhằm củng cố tập trung xây dựng ổn định hệ thống ngân hàng trong nước vững mạnh. Từ năm 1998 đến năm 2001, NHNN áp dụng chương trình 3 năm củng cố hệ thống ngân hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng. Cụ thể, ngày 29/10/1999, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 212/1999/QĐ-TTg, ban hành Đề án “Chấn chỉnh và sắp xếp lại các Ngân hàng

thương mại cổ phần Việt Nam” với mục đích nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại trong nước. Theo đó, NHNN thực hiện chính sách chấn chỉnh tổ chức tín dụng cổ phần và cã có kho ảng trên 10 ngân hàng cổ phần nông thôn được củng cố bằng con đường giải thể, rút giấy phép, sáp nhập với những ngân hàng lớn ở đơ thị. Chính sách này ãđ thúc đ ẩy hoạt động M&A giữa các NHTM cổ phần với nhau và với các quỹ tín dụng nhân dân.

Với bối cảnh, tình hình hoạt động của hệ thống NHTM, chủ trương chính sách điều hành của NHNN như đ trình bày ở trên, giai đoạn 1997-2004, đã có nhiều các thương vụ M&A trong khối NHTM được tiến hành. Có thể kể đến một số thương vụ như Bảng 2.1 dưới đây:

Một phần của tài liệu Hoạt động mua bán và sáp nhập NH tại Việt Nam Thực trạng và giải pháp - Khoá luận tốt nghiệp 263 (Trang 43 - 45)

w