Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tín chấp doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NH TMCP việt nam thịnh vượng chi nhánh trung hòa nhân chính khoá luận tốt nghiệp 426 (Trang 40 - 46)

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động chovay tín chấpđối với khách hàng

1.3.2. Nguyên nhân khách quan

1.3.2.1. Mơi trường hoạt động cho vay tín chấp tại Việt Nam

Nhóm nhân tố thuộc mơi trường hoạt động ngân hàng cũng gây ra tác động lớn đến việc mở rộng cho vay đối với khách hàng nói chung và đối với khách hàng doanh nghiệp nói riêng. Nhóm nhân tố thuộc mơi trường hoạt động ngân hàng bao gồm: môi trường luật pháp, mơi trường kinh tế, mơi trường văn hóa - xã hội, sự phát triển của khoa học - công nghệ, các đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm năng.

- Môi trường kinh tế

Là cầu nối cung cầu về vốn quan trọng trong nền kinh tế hiện đại, ngân hàng cũng là thành phần chịu sự tác động rất lớn trước bất kỳ sự biến động nào của nền kinh tế. Với mỗi biến động nhỏ của môi trường kinh tế cũng ảnh hưởng không nhỏ đối với hoạt động cho vay của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay tín chấp doanh nghiệp SME nói riêng. Một nền kinh tế ổn định, ít biến động sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng thực hiện các chiến lược đã được hoạch định sẵn, tạo đà phát triển các sản phẩm, dịch vụ cho vay đối với doanh nghiệp SME đồng thời các doanh nghiệp cũng đảm bảo được khả năng thanh tốn của mình và nâng cao hơn nữa “tài sản bảo đảm” - uy tín của mình với ngân hàng.

- Mơi trường luật pháp

Ngân hàng được coi như một pháp nhân trong xã hội, do đó, các hoạt động của ngân hàng chịu sự kiểm soát chặt chẽ của luật pháp cũng như các cơ quan chức năng có liên quan. Điều này một mặt đảm bảoan toàn cho ngân hàng, một mặt giúp các doanh nghiệp SME thực hiện các giao dịch trong mơi trường an tồn hơn. Mỗi một quốc gia, các quy định về hoạt động cho vay tín chấp đối với doanh nghiệp SME lại có những quy định khác nhau. Nếu các quy định này đầy đủ, chặt chẽ, hợp lý, không rườm rà và chồng chéo lên nhau thì sẽ tạo điều kiện thuậ lợi cho hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động phát triển cho vay tín chấp doanh nghiệp SME nói riêng. Hệ thống pháp luật ổn định, hồn thiện, thống nhất trong các văn bản sẽ thúc đẩy hoạt động cho vay tín chấp doanh nghiệp SME đồng thời là cơ sở để nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ tài chính chất lượng cao cho khách hàng và đảm bảo mối quan hệ hợp tác giữa khách hàng và ngân hàng.

- Mơi trường văn hóaxã hội

Một quốc gia có mơi trường văn hóaxã hội đa dạng là cơ hội cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp SME cung cấp các sản phẩm dịch vụ nhiều hơn, thúc đẩy nhu cầu về vốn của họ và làm gia tăng mối quan hệ với ngân hàng. Những yếu tố văn hóaxã hội như: lối sống, thói quen, phong tục tập quá, xã hội,....quyết định rất lớn tới việc đưa ra các hình thức cho vay tín chấp đối với KHDN của ngân hàng. Ví dụ như người dân nước ta ở miền nam thường có thói quen chi tiêu nhiều hơn, các doanh nghiệp ở miền nam nhờ vậy cũng tiêu thụ lượng hàng hóa đa dạng với số lượng lớn hơn thì nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp này ngày một gia tăng và các sản

phẩm cho vay tín chấp là lựa chọn khơng thể thiếu để tận dụng nguồn vốn dư thừa trên thị trường.

- Sự phát triển của khoa học công nghê

Sự bùng nổ của khoa học công nghê ngày nay đã tạo điều kiên cho nhiều ngành nghề, lĩnh vực phát triển với quy mơ tồn cầu, trong đó khơng thể thiếu lĩnh vực ngân hàng. Cùng với sự tiến bộ của khoa học, công nghê, việc xây dựng đa dạng các sản phẩm, xử lý giao dịch của các ngân hàng trở nên nhanh chóng, dễ dàng hơn. Từ đó, giảm thiểu thời gian giao dịch giữa khách hàng với ngân hàng, tăng sự chính xác trong phân tích, thẩm định tín dụng, hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Nhờ vậy mà các ngân hàng ngày càng mạnh dạn hơn với việc phát triển các sản phẩm đầy rủi ro như sản phẩm cho vay tín chấp khách hàng doanh nghiệp SME.

- Đối thủ cạnh tranh hiên tại và tiềm năng

Bất kể một ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh nào cũng vấpphải các đối thủ cạnh tranh khơng chỉ hiên hữu mà cịn cả những đối thủ tiềm năng trong tương lai. Sự góp mặt của những đối thủ này khiến cho thị phần cho vay tín chấp doanh nghiêp SME bị chia nhỏ và khiến cho các ngân hàng phải tìm được chiến lược, chính sách đặc trưng nhằm làm hài lòng các khách hàng cũ, thu hút được khách hàng mới. Đồng thời, sự góp mặt của các đối thủ cạnh tranh ngoài viêc giảm thị phần, gây ra sự khó khăn cho ngân hàng trong viêc phát triển quy mơ cho vay tín chấp doanh nghiêp SME, nhưng sẽ khuyến khích ngân hàng trong viêc tăng chất lượng vay tín chấp đối với doanh nghiêp SME. Có một thực tế đó là ở các nước phát triển, phân khúc các doanh nghiêp SME với các sản phẩm tín chấp khơng cịn xa lạ thì ở Viêt Nam đây lại là một thị trường vô cùng tiềm năng nhưng lại chưa được chú trọng và khai thác nên viêc một ngân hàng thực hiên đón đầu sẽ tạo ra nguồn lợi khổng lồ nếu có những chính sách, chiến lược phù hợp.

1.3.2.2. Phía khách hàng - các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Có cung ắt phải có cầu. Khách hàng chính là yếu tố hàng đầu và quan trọng trong viêc quyết định các chính sách, định hướng phát triển của các ngân hàng. Chính vì vậy, khi quy mô cũng như sự đa dạng trong nhu cầu vay của các khách hàng tăng sẽ khiến cho hoạt động cho vay của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay tín chấp doanh nghiêp nói riêng tại các ngân hàng phát triển mạnh mẽ hơn, mở rộng hơn và chất lượng cải thiên hơn.

- Nhu cầu về vốn của khách hàng.

Ngân hàng là tổ chức tài chính kinh tế thực hiện việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng của mình nên nhu cầu của khách hàng chính là yếu tố quyết định hình thức cho vay tín chấp của ngân hàng. Nhu cầu về vốn của khách hàng chính là căn cứ để xây dựng, mở rộng chiến lược sản phẩm cho vay tín chấp của ngân hàng. Đối với khách hàng là doanh nghiệp với đa dạng về loại hình, quy mơ và đặc thù về ngành nghề khác nhau mà các ngân hàng cần phải nghiên cứu, nắm rõ về nhu cầu về vốn của từng loại hình doanh nghiệp, từng ngành nghề đặc thù để cung cấp được sản phẩm chuyên biệt nhất tới từng khách hàng riêng biệt. Việc chăm sóc thật tốt chi tiết từng loại khách hàng dựa trên nhu cầu thực tế, cụ thể của từng loại khách hàng mới tạo được sự khác biệt cho ngân hàng. Tùy từng thời kì, thời điểm sẽ xuất hiện nhu cầu nổi bật của từng khách hàng. Quan trọng nhất là ngân hàng cần phát hiện những nhu cầu đó nhanh nhất để đáp ứng kịp thời vì những người đón đầu sẽ có những ưu thế nhất định trong việc thu hút khách hàng của mình. Ví dụ như những khách hàng doanh nghiệp có quy mơ tương đối nhỏ (thường là doanh nghiệp mới thành lập chưa lâu, tài sản tích lũy khơng nhiều), hoạt động trong lĩnh vực thương mại thường có vịng quay vốn nhanh hơn lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là kinh doanh các sản phẩm có tính chất mùa vụ thì nhu cầu của họ thường tăng đột biến trong một vài khoảng thời gian cụ thể nhất định và ngắn thì họ thường có xu hướng sử dụng vốn rất nhanh, thời gian nhận nợ ngắn, thủ tục nhanh gọn, linh hoạt và chi phí phải trả là hợp lý. Chính vì vậy, nếu vay thế chấp là một trở ngại khá lớn đối với các doanh nghiệp này, thay vào đó thì các sản phẩm về tín chấp với thủ tục nhanh gọn, thời gian xử lý hồ sơ nhanh sẽ giúp các doanh nghiệp này đạt được hiệu quả tối đa trong việc sử dụng vốn của mình.

- Khả năng đáp ứng các điều kiện đi vay của khách hàng

Việc tìm được khách hàng có nhu cầu về vốn khơng phải chuyện dễ dàng. Tuy vậy, tìm được một khách hàng tốt - khách hàng vừa có nhu cầu về vốn, vừa có khả năng thanh tốn và có thiện chí thanh tốn mới là việc các ngân hàng cần làm. Bởi chỉ có những khách hàng tốt như vậy mới đem lại thu nhập cho ngân hàng. Nhu cầu có khả năng thanh tốn có thể được hiểu là nhu cầu cần được tài trợ của khách hàng mà việc trả nợ trong tương lai được bảo đảm. Đó là các yếu tố về tài chính, doanh thu, uy tín và tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thỏa mãn các điều kiện vay vốn của ngân hàng để đảm bảoan tồn cho khoản vay. Thơng thường các doanh nghiệp thuộc khối SME mới thành lập, doanh thu thường thấp nhưng bản thân doanh nghiệp

có hoạt động kinh doanh tiềm năng, có chiến lược phát triển rõ ràng, phương án khả thi, dòng tiền minh bạch và quan trọng nhất bản thân doanh nghiệp cũng như chủ doanh nghiệp có ý thức tốt trong việc thanh tốn các khoản nợ thì những khách hàng như vậy lại được ngân hàng đánh giá là những khách hàng tốt và có thể đáp ứng nhu cầu về vốn với sản phẩm tín chấp cho họ.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Qua những vấn đề tổng quan và cơ sở lý luận về hoạt động cho vay tín chấp khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ như đã trình bày ở trên đã giúp cũng taphần nào hiểu được cơ bản khái niệm cũng như đối tượng khách hàng doanh nghiệp mà bài nghiên cứu muốn hướng tới, quy trình cụ thể của một khoản vay tín chấp sẽ như thế nào và vai trị của hoạt động cho vay tín chấp doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với bản thân doanh nghiệp, với ngân hàng và cả nền kinh tế.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÍN CHẤP ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI VPBANK -

CHI NHÁNH TRUNG HỊA NHÂN CHÍNH.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tín chấp doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NH TMCP việt nam thịnh vượng chi nhánh trung hòa nhân chính khoá luận tốt nghiệp 426 (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w