Kiến nghị với Nhà Nước, Chính Phủ và các Bộ Ngành có liên quan

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tín chấp doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NH TMCP việt nam thịnh vượng chi nhánh trung hòa nhân chính khoá luận tốt nghiệp 426 (Trang 110 - 112)

Thứ nhất, Nhà nước cầnphải ổn định tình hình kinh tế vĩ mô, hạn chế các biến động bất lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp.Doanh nghiệp chỉ có thể phát triển

khi có những chiến lược mang tính dài hạn. Vậy nên, mơi trường kinh tế, xã hội có tác động rất lớn tới việc hoạch định những chiến lược đó. Một mơi trường ổn định sẽ giúp các doanh nghiệpphát triển theo đúng chiến lược và đúng lộ trình đã vạch ra. Nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp thơng qua chính việc ổn định tình hình kinh tế vĩ mơ, hạn chế các biến động bất lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp như: thay đổi chính sách kinh tế, dịch chuyển ngành nghề tại các khu kinh tế, tăng (hạ) trần lãi suất,.. .Ngoài ra, Nhà Nước cần hỗ trợ các doanh nghiệpSME phát triển như: xây dựng hệ thống cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp, hỗ trợ đổi mới công nghệ và áp dụng công nghệ

công nghiệp cho các doanh nghiệp SME,...giúp các doanh nghiệp thuộc phân khúc này mạnh dạn hơn trong các ý tưởng phát triển kinh doanh của mình.

Thứ hai,cần thống nhất hành lang pháp lý, giảm lược thủ tục rườm rà. Môi

trường pháp luật tại Việt Nam được đánh giá là khá ổn định, thuận lợi cho sự phát triển hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp SME. Tuy nhiên, hệ thống văn bản pháp luật còn chồng chéo, chưa thống nhất, mâu thuẫn lẫn nhau, gây khó khăn trong việc các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình. Đồng thời, chính bởi điều này, đã giảm sức hút của các nhà đầu tư vào Việt Nam. Đặc biệt là trong bối cảnh các doanh nghiệp SME, các doanh nghiệp luôn khao khát tiếp cận với nguồn vốn, thì đây là bất lợi không hề nhỏ, họ thường phải sử dụng nguồn vốn với mức chi phí cao hơn. Bên cạnh đó, các quy trình, thủ tục hành chính tại Việt Nam cịn mang tính hình thức, rườm rà gây khó khăn cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp và cả chính các ngân hàng khi thực hiện cấp vốn cho doanh nghiệp. Vì vậy, để khuyến khích đầu tư, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển thì các cơ quan quản lý nhà nước cần linh hoạt trong việc áp dụng các chính sách, các quy trình, thủ tục, giúp các doanh nghiệp, các nhà đầu tư thuận lợi hơn trong việc gắn kết nhau, tương hỗ nhau.

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước

Thứ nhất, Ngân Hàng Nhà Nước cần có những biện pháp để chủ động hơn nữa

trong việc tháo dỡ các rào cản, tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các NHTM, cần có sự hỗ trợ hợp lý đối với các NHTM mới và đã thành lập, có những chính sách nhất định để hỗ trợ bởi lẽ các NHTM này đóng vai trò trong hoạch định chiến lược phát triển cho vay tín chấptại Việt Nam. Các NHTM có được sự hỗ trợ từ nhà nước, có được sự ủng hộ cùng với những định hướng nhất định trong chiến lược kinh doanh, sự thuận lợi của môi trường kinh doanh, nhu cầu của doanh nghiệp, thì tự khắc các Ngân hàng sẽ tìm cách thúc đẩy hoạt động cho vay, đặc biệt là cho vay tín chấp khối SME.Bên cạnh đó, Ngân Hàng Nhà Nước cũng cần nới rộng các điều kiện cho vay tín chấp doanh nghiệp SME đối với các NHTM Cổ phần, nên để cho các Ngân hàng tự đề ra các chính sách, các quy chuẩn dựa trên khẩu vị rủi ro cũng như tiềm lực tài chính của mình, Ngân Hàng Nhà Nước chỉ nên đóng vai trị là người định hướng các hoạt động cho vay tín chấp để giảm thiểu rủi ro mang tính chất lan truyền, hệ thống.

Thứ hai, Ngân hàng nhà nước cần ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể hoạt

nghiệp SME, giúp các NHTM có những định hướng đúng đắn, gắn sự phát triển của mình với sự phát triển chung của nền kinh tế.Bên cạnh đó, Ngân Hàng Nhà Nước cần tạo sự chủ động hơn nữa cho các NHTM, đặc biệt là trong giải quyết nợ quá hạn để các ngân hàng giảm bớt áp lực, yên tâm hoạt động và thúc đẩy quá trình phát triển hoạt động cho vay tín chấp - hoạt động cho vay với mức độ rủi ro cao hơn nhiều, áp lực kiểm soát nợ quá hạn cũng lớn hơn.

Thứ ba,bên cạnh sự ủng hộ, tạo điều kiện khuyến khích các NHTM mạnh dạn

hơn trong việc phát triển cho vay tín chấp các doanh nghiệp SME thì Ngân Hàng NhàNước cũng cần tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng, đặc biệt là hoạt động cho vay tín chấp doanh nghiệp SME, để từ đó kiểm sốt được tình hình phát triển cũng như có những chính sách hỗ trợ kịp thời, tránh để sự tăng trưởng quá nóng khiến Ngân hàng mất kiểm soát nợ quá hạn.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tín chấp doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NH TMCP việt nam thịnh vượng chi nhánh trung hòa nhân chính khoá luận tốt nghiệp 426 (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w