Giải pháp với các NHTM

Một phần của tài liệu Lộ trình và thực trạng ứng dụng basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại các NH TMCP việt nam khoá luận tốt nghiệp 285 (Trang 76)

3.2.2.1. Giải pháp về tài chính

Một là, lập kế hoạch tăng vốn để đáp ứng chuẩn mực Basel II. Hiện nay, các

ngân hàng đều có những kế hoạch tăng vốn trong năm 2018 theo hai hướng là phát hành giấy tờ có giá hoặc giữ lại lợi nhuận kinh doanh trong năm, tuy nhiên trong dài hạn thì việc bán giấy tờ có thể sẽ gây pha lỗng quyền sở hữu (đối với cổ phiếu) và gây ra gánh nặng nợ nần (đối với trái phiếu) lên bản thân ngân hàng. Còn với việc giữ lại lợi nhuận thì về trung-dài hạn sẽ gây ra ảnh hưởng lớn tới lợi ích của cổ đông, ngay cả việc trả cổ tức bằng cổ phiếu cũng có thể làm giảm sút sức hút của các nhà đầu tư đối với cổ phiếu của ngành ngân hàng. Do đó, NHTM cần xây dựng một kế hoạch huy động vốn trong ngắn hạn, trung hạn tới dài hạn để tăng cường quy mô vốn tự có phù hợp với điều kiện kinh doanh của ngân hàng. Đối với các NHTM khơng có vốn đầu tư nhà nước, giải pháp bổ sung vốn đầu tiên nên đến từ chính các ngân hàng - Vốn chủ sở hữu. Với những NHTM có vốn sở hữu nhà nước chiếm phần lớn do vấp phải những khó khăn khi Nhà nước quyết định khơng đầu tư thêm vào ngành và mỗi khi tăng vốn các NHTM này cịn phải có một thời gian chờ phê duyệt khá lâu cũng như trần vốn cấp 2 có hạn. Đây cũng là những ngân hàng có tỷ lệ CAR thấp trong nhóm NHTM thí điểm (xấp xỉ 9%, hoặc là trên 9% nhưng dưới 11%) nên biện pháp hữu hiệu nhất cần phải giữ lại toàn bộ lợi nhuận sau thuế, không được phép trả cổ tức và không được mua lại cổ phiếu. Ngoài ra, các NHTM trên có thể bổ sung vốn bằng các nguồn khác như: NHTM có thể huy động thêm vốn chủ sở hữu từ các cổ đông hiện hữu, các nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước. Bên cạnh việc tiếp tục huy động nguồn vốn từ bên ngoài bằng biện pháp phát hành cổ phiếu tăng vốn cấp 1 và phát hành trái phiếu tăng vốn cấp 2 với một kế hoạch đưa ra cụ thể và tỷ lệ phát hành hợp lý để không phát sinh thêm rủi ro. Ngồi ra, bằng cách rà sốt và nâng cấp chất lượng các dịch vụ tài chính của ngân hàng theo hướng tăng dần các khoản thu từ dịch vụ, giảm chi phí hoạt động để giảm chi phi huy động vốn, NHTM hồn tồn có thể tăng vốn từ chính bên trong.

Hai là, để nâng cao hệ số CAR, bên cạnh các giải pháp về tăng vốn, NHTM

cần chủ động triển khai các giải pháp nhằm tối ưu hóa danh mục tài sản có rủi ro theo hướng: áp dụng những thông lệ tốt trong quản trị kinh doanh, xác lập kinh doanh theo hướng cân bằng thu nhập - rủi ro, tái cơ cấu ngân hàng, gắn với xử lý nợ xấu, từ đó giảm tài sản có rủi ro dẫn đến giảm chi phí dự phịng rủi ro tín dụng. Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ như những năm gần đây, các ngân hàng có xu hướng cho vay nhiều hơn và tin tưởng hơn vào các dự án đầu tư của khách hàng. Do đó, giảm quy mơ tín dụng, thắt chặt các cam kết và điều kiện tín dụng, giảm thời hạn tín dụng và cơ cấu lại danh mục tài sản là những giải pháp khả thi nhất có thể thực hiện để giảm tổng tài sản rủi ro. Hơn nữa, các NHTM nên chú ý nhiều hơn vào tài sản có hệ số rủi ro 0%, giảm tài sản có hệ số rủi ro lớn 150% và 200% như cho vay đầu tư chứng khoán và cho vay đầu tư bất động sản được đề cập tại Thông tư 36/2014/TTNHNN và Thông tư 06/2016/TT-NHNN.

Ba là, gia tăng và đa dạng hóa các hoạt động phi tín dụng mà NHTM cung ứng

cho khách hàng thay vì phụ thuộc q lớn vào hoạt động tín dụng. Các hoạt động phi tín dụng bao gồm thanh toán, ủy thác, tư vấn, quản lí tài sản, bảo hiểm, phái sinh... Các dịch vụ này cần được đa dạng hóa theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ truyền thống và phát triển các dịch vụ mới. Đối với các dịch vụ phi tín dụng truyền thống, các NHTM cần phải duy trì và nâng cao chất lượng theo hướng hồn thiện q trình cung cấp dịch vụ, đảm bảo tính cơng khai, minh bạch, đơn giản thủ tục, dễ tiếp cận và hấp dẫn khách hàng. Đối với dịch vụ phi tín dụng mới, các NH cần nâng cao năng lực marketing; tạo điều kiện để khách hàng hiểu biết, tiếp cận và sử dụng có hiệu quả các dịch vụ ngân hàng; nâng cao tính tiện ích của các dịch vụ. Các hoạt động phi tín dụng khơng những làm tăng thu nhập từ phí cho NHTM mà cịn đa dạng hóa đầu tư để giúp NHTM giảm rủi ro.

Bốn là, xem xét lập kế hoạch mua bán và sáp nhập giúp vốn chủ sở hữu tăng

lên. Trong quá khứ, theo lộ trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, một số ngân hàng đã được lựa chọn để hợp nhất với một ngân hàng khác giúp tăng vốn, dẫn đến việc CAR cũng tăng lên (SHB sáp nhập với HabuBank). Tuy nhiên, giải pháp sáp nhập chỉ có hiệu quả khi một ngân hàng lớn mạnh kết hợp với một ngân hàng yếu trong

đó ngân hàng lớn phải đảm bảo đủ mọi điều kiện về tài chính trước khi đưa ra quyết định sáp nhập. Nếu NHTM không đủ điều kiện mà vẫn tiến hành sáp nhập thì sau khi hợp nhất, hai ngân hàng có CAR thấp khơng thể tăng được CAR mặc dù vốn điều lệ đã tăng lên. Ngoài ra, tăng vốn để cải thiện CAR dẫn đến tổng tài sản tăng lên để đáp ứng lợi nhuận kỳ vọng. Điều đó có thể gây ra rủi ro hoạt động do thiếu sót trong quản lý.

3.2.2.2. Giải pháp phi tài chính

Một là, tăng cường và đổi mới hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong quản

trị rủi ro tín dụng. Tiếp tục hồn thiện giám sát các kiểm sốt: để đảm bảo tính minh bạch và tăng cường sự giám sát của HĐQT, các ngân hàng hướng tới tách bạch giữa chức năng giám sát của HĐQT với chức năng điều hành kinh doanh của Ban điều hành; nâng cao trách nhiệm và vai trò kiểm tra, kiểm soát nội bộ là biện pháp để ngăn ngừa những rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra. Thơng qua hoạt động kiểm sốt có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Bên cạnh đó, điều chỉnh chiến lược, chính sách và quy trình về quản lý rủi ro bằng việc cập nhật, nâng cấp chính sách quản lý rủi ro, khung quản lý rủi ro, khung kiểm tra sức chịu đựng, khung công bố thông tin theo Basel II. Đồng thời, nâng cấp, xây dựng các mơ hình xếp hạng tín dụng, LGD, EAD, VaR, kiểm định các mơ hình, cải thiện các công cụ quản lý rủi ro hoạt động (LED, RCSA, KRI,...) và đặc biệt là nâng cao chất lượng kiểm toán nội bộ để đánh giá độc lập chất lượng quản lý rủi ro theo ICAAP để đẩy mạnh lượng hóa rủi ro. Từ đó có thể tăng cường hoạt động kiểm soát, tăng sức chịu đựng của ngân hàng.

Hai là, tiến hành hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu đảm bảo chuẩn hóa các

thơng tin. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu và thơng tin nhằm đảm bảo các thơng tin tài chính được chuẩn hóa sẽ góp phần giúp các NHTM đẩy nhanh quá trình đáp ứng các tiêu chuẩn của Basel II trước hết ở khía cạnh thơng tin. Từ đó giảm thiểu rủi ro về vấn đề thông tin không minh bạch, và dẫn tới các sai xót trong q trình phân tích và đánh giá các dữ liệu tài chính doanh nghiệp, góp phần giảm rủi ro cho các NHTM về thông tin bất đối xứng. Thêm vào đó, cơ sở dữ liệu là một trong những yếu tố cần thiết để thực hiện triển khai Basel II, đây cũng là yếu tố

quyết định đến sự thành bại của việc thực hiện chuẩn Basel II tại tất cả các ngân hàng. Vì vậy, các ngân hàng cần thực hiện rà sốt, chuẩn hóa lại dữ liệu để chuẩn bị cho việc thực hiện theo yêu cầu của Basel II, đặc biệt là các thông tin về khách hàng, tài sản bảo đảm cần thiết phải được lưu trữ trong thời gian từ 3 - 5 năm và các dữ liệu về nợ xấu phải được lưu trữ từ 5 - 7 năm.

Ba là, quyết liệt đầu tư công nghệ mới nhằm nâng cao quản trị rủi ro và minh

bạch thông tin. Sử dụng hệ thống công nghệ tiên tiến không những tạo ra sự đột phá trong chất lượng dịch vụ cũng như hiệu quả hoạt động của ngân hàng còn giảm thiểu các nguy cơ bị lỗi giao dịch, bị tin tặc tấn cơng gây thiệt hại cả về uy tín và tài chính của ngân hàng. Hiện nay, với cuộc cách mạng công nghệ 4.0, ngân hàng với vai trò định hướng nền kinh tế, NHTM đang nỗ lực để đổi mới công nghệ, xong việc áp dụng cơng nghệ mới khơng phải có thể thay đổi trong một sớm một chiều đặc biệt là việc đưa công nghệ vào quản lý rủi ro tín dụng. Do đó, các NHTM bên cạnh việc nâng cấp Core Banking đang thực hiện cũng phải đầu tư và triển khai thêm những phần mềm hiện đại để hỗ trợ cho Core Banking trong việc tích hợp dung lượng thông tin lớn từ nhiều nguồn, kết nối hệ thống thông tin đồng bộ và nâng cao chất lượng thông tin. Đồng thời, đầu tư cho nâng cấp cơ sở dữ liệu và hạ tầng IT: chuẩn hóa cơ sở dữ liệu, xây dựng hệ thống tính RWA và các phần mềm liên quan, triển khai hệ thống quản lý,... Bởi vì các NHTM phải tuân thủ yêu cầu công khai, minh bạch thông tin theo nguyên tắc thị trường để đảm bảo tính kỷ luật, cơng bằng vậy nên khi NHTM có nguồn cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác sẽ phục vụ tốt hơn cho công tác đo lường rủi ro và đánh giá an toàn vốn được dễ dàng hơn, tiết kiệm thời gian.

Bốn là, mở rộng nhận thức cho đội ngũ lao động về Basel II, nâng cao trình độ

của đội ngũ cán bộ quản lý. Khi thực hiện Basel II, con người là yếu tố quan trọng, vì vậy, ngân hàng phải đưa ra kế hoạch tuyển chọn, đào tạo nhân sự có chất lượng cao, gắn bó lâu dài với ngân hàng. Do đó, NHTM cần xây dựng và hồn thiện đội ngũ cán bộ có trình độ chun mơn cao có sự am hiểu nghiệp vụ theo thông lệ quốc tế, phẩm chất đạo đức tốt và có kế hoạch bố trí, sắp xếp cán bộ một cách hợp lý, phân cơng vị trí cơng tác đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng công việc được

giao. Đối với cán bộ quản lý, phải có sự sắp xếp, quy hoạch, bồi dưỡng cán bộ đảm bảo đáp ứng vị trí cơng tác quản lý, xây dựng một kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nhằm tăng cường nguồn lao động có chất lượng cao thơng qua các hình thức đào tạo khác nhau như tổ chức hội thảo khoa học, tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn trong nước và quốc tế, tận dụng triệt để các cơ hội hợp tác quốc tế, chia sẻ kinh nghiệm qua mạng thông tin, cử cán bộ đi khảo sát thực tiễn hoạt động NHTM có áp dụng Basel II ở các nước trong khu vực và trên thế giới, để đảm bảo có thể làm chủ được kiến thức, công nghệ tiên tiến sau khi bồi dưỡng.

Năm là, lựa chọn đối tác tư vấn phù hợp. Bên cạnh việc hợp tác, nhận hỗ trợ từ

các công ty kiểm toán hàng đầu, có nhiều kinh nghiệm tư vấn triển khai áp dụng Basel II trên thế giới như E&Y, KPMG,... như hiện nay, các NHTM có thể học hỏi kinh nghiệm và tận dụng sự hỗ trợ của chính đối tác chiến lược của ngân hàng mình. Vì đây đều là những ngân hàng đã được tìm hiểu, lựa chọn rất kỹ càng, có đủ năng lực và kinh nghiệm trong việc triển khai Basel II.

3.2.3. Kiến nghị đối với cơ quan giám sát

Nhà nước tham gia góp phần giải quyết nợ xấu, giảm nợ công, tăng nguồn vốn xã hội, giảm lãi vay, giảm thiểu rủi ro cho tín dụng. Đồng thời, cũng loại bỏ các cơ chế không còn phù hợp, đổi mới triệt để và xây dựng các cơ chế mới theo chuẩn mực hiện đại, để dễ triển khai quy trình giám sát hệ thống ngân hàng của Basel II. Bên cạnh đó, Quốc hội và chính phủ xây dựng cơ chế tạo điều kiện cho sự phát triển thị trường mua bán nợ giúp các ngân hàng xử lý các khoản nợ xấu một cách hữu hiệu. Để làm được điều đó, chính phủ phải phát triển thị trường chứng khoán và hỗ trợ hoạt động của các cơng ty mua bán khuyến khích chuyển đổi nợ thành vốn cổ phần. Ngồi ra, kiến nghị Quốc hội, Chính phủ sửa đổi Luật ngân hàng theo hướng nâng cao hỗ trợ việc giải quyết các tồn tại trong chất lượng hoạt động ngân hàng như tháo gỡ những khó khăn trong xử lý nợ, phát mại tài sản. nhằm ứng phó tốt hơn trước các thách thức.

KẾT LUẬN

Hiện tại, hệ thống ngân hàng vẫn đang không ngừng phát triển, cải thiện chất lượng hướng tới chuẩn mực quốc tế. Trong đó, việc thực hiện Basel II được hệ thống ngân hàng quan tâm và chú trọng, vì việc áp dụng Basel II sẽ giúp cho hệ thống ngân hàng quản lý rủi ro tốt hơn, nền kinh tế được lành mạnh hóa, tăng tính cạnh tranh giữa các ngân hàng Việt Nam với các ngân hàng trên thế giới.

Bài nghiên cứu với đề tài: “Lộ trình và thực trạng ứng dụng Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM cổ phần Việt Nam” trong đó có ba chương đưa ra góc nhìn về thực trạng quản lý rủi ro tín dụng đảm bảo an tồn vốn tại các NHTM Việt Nam. Đặc biệt, bài viết đã đánh giá thực trạng triển khai giai đoạn đầu của lộ trình Basel II ở Việt Nam trong thời gian qua và đưa ra một vài gợi ý để các NHTM Việt Nam cũng như NHNN và các cơ quan thanh tra quản lý có thể tham khảo trong q trình đưa Basel II vào thực tiễn kinh tế Việt Nam nhằm giúp việc tiếp tục tiếp cận triển khai Basel II trong thời gian tới được hiệu quả hơn, khắc phục được những hạn chế mà thực tế đã chỉ ra nhằm mang các thông lệ quốc tế ứng dụng tại Việt Nam trong bối cảnh thị trường ngân hàng tài chính Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng.

Tài liệu tham khảo

1. Báo cáo thường niên của các NHTM được chọn năm 2015, 2016, 2017 2. Báo cáo tài chính của các NHTM được chọn năm 2015, 2016, 2017

3. Biên bản họp đại hội đồng cổ đông của các NHTM được chọn năm 2017, 2018

4. Nguyễn Chí Trung, P. Quản lý KTTC, VietinBank, năm 2017, Về quản trị rủi

ro tín dụng tại NHTM, Thời báo Ngân hàng

5. Bộ môn Ngân hàng thương mại, năm 2018, Tài liệu học tập Quản trị rủi ro tín

dụng, Học viện ngân hàng

6. TS. Nguyễn Thùy Dương và Th.S Đỗ Thu Hằng, Học viện ngân hàng, năm 2017, Quy trình đánh giá tính đầy đủ vốn nội bộ theo Basel II — kinh nghiệm

quốc tế và gợi ý cho Việt Nam, số 17 - Tạp chí Ngân hàng

7. Th.S. Ngơ Văn Chiến - Ngân hàng quân đội - Chi nhánh Ninh Bình, năm 2017,

Tác động và lộ trình của việc áp dụng chuẩn mực Basel II tại Việt Nam, Tạp

chí Tài chính

8. Hồng Văn Cương, Đỗ Thị Lê Mai, Lê Mai Anh - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, năm 2017, Áp dụng chuẩn Basel II: Giải pháp để đẩy

nhanh tái cấu trúc hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam, Tài liệu Hội

thảo khoa học quốc gia

9. Vũ Ngọc Diệp - Trường Đại học Thương mại, năm 2017, Hiệp ước BASEL và

giải pháp áp dụng hiệp ước BASEL II trong quản trị rủi ro tại các NHTM

Một phần của tài liệu Lộ trình và thực trạng ứng dụng basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại các NH TMCP việt nam khoá luận tốt nghiệp 285 (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w