Các lớp trong quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Lộ trình và thực trạng ứng dụng basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại các NH TMCP việt nam khoá luận tốt nghiệp 285 (Trang 33 - 39)

- Có chức năng kinh doanh - Tạo ra doanh thu

đưa ra các quyết định có rủi ro - Trực tiếp giao dịch với khách hàng - Thực hiện hoạt - Có chức năng quản lý rủi ro (xây dựng chính sách, quy trình, quy định, nhận dạng, đo lường, theo dõi,

đề xuất hạn mức tín dụng, báo cáo rủi ro, xây dựng hồ

sơ rủi ro...)

- Thực hiện kiểm toán nội bộ (đánh giá độc lập, khách quan chuyên nghiệp về tính đầy đủ, hiệu quả, hiệu lực của hoạt động kiểm sốt

nội bộ) - Chất lượng,

tính

- Quản lý, thanh tra tại chỗ, giám

sát từ xa tình hình hoạt động và mức độ tuân thủ quy định pháp luật của ngân hàng - Thông báo, cảnh báo xử phạt, kiến nghị các cấp

năng kiểm tra tuân thủ (quy định, quy trình nội bộ và quy định của pháp luật, chuyển hóa quy

định pháp luật thành quy trình nội bộ, tuyên truyền phổ biến quy định, nâng cao nhận thức)

báo cáo tài chính - Hiệu quả hoạt động

và mức độ tuân thủ của tất cả các cá nhân, đơn vị, bộ phận (dựa trên mức độ rủi ro thấp, trung bình, cao) có thẩm quyền - Hoặc thực hiện kiểm toán độc lập và kiến nghị các biện pháp Là tuyến phịng thủ quan trọng nhất, ngăn chặn, giảm thiểu rủi ro tín dụng ngay từ bước đầu Độc lập với bộ phận kinh doanh Đảm bảo tính độc lập khách quan, chuyên nghiệp Tận dụng báo cáo từ hoạt động kiểm tra, đánh giá

(Ngn: Th.S Nguyễn Diệu HươngHVNH)

2.1.2. Lộ trình tiếp cận triển khai Basel II của các NHTM 2.1.1.1. Lộ trình thực hiện Basel II được NHNN đề ra

Việc nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các NHTM thông qua áp dụng Basel II nằm đảm bảo xây dựng hệ thống ngân hàng lành mạnh, bền vững nâng cao tính cạnh tranh là một xu thế tất yếu, nhất là khi Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập với các nền kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, để triển khai Basel II trong điều kiện hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện tại thật khơng dễ dàng, chính vì vậy, NHNN đã đưa ra lộ trình áp dụng Basel II gồm hai giai đoạn với định hướng là triển khai Basel II từng bước một sao cho phù hợp với điều kiện kinh doanh từng của từng NHTM, tiến tới áp dụng chuẩn tồn khung Basel II vào cuối năm 2018. Lộ trình cụ thể được NHNN đưa ra như sau:

Giai đoạn 1: Các NHTM được lựa chọn để thí điểm Basel II sẽ bắt đầu thí điểm vào tháng 2/2016. Đến cuối năm 2018, những ngân hàng này sẽ phải đáp ứng tuân thủ cơ bản các chuẩn mực vốn Basel II theo phương pháp nâng cao và sau đó NHNN sẽ triển khai áp dụng trên quy mơ tồn hệ thống.

Giai đoạn 2: Đến năm 2020, cơ bản các NHTM trong hệ thống sẽ tuân thủ tỷ lệ về mức an toàn vốn tối thiểu (CAR) theo chuẩn mực của Basel II, trong đó có ít nhất 12-15 NHTM áp dụng thành công Basel II (theo nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020).

2.1.1.2. Tình hình triển khai lộ trình Basel II

• Từ tiếp cận Basel I sang chuẩn bị cho tiếp cận Basel II

Năm 2005, NHNN đã ban hành Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 nhằm thay thế cho Quyết định số 297/1999/QĐ-NHNN và bổ sung, khắc phục một số hạn chế trong 297/1999/QĐ-NHNN. Theo đó, tỷ lệ CAR vẫn giữ 8% nhưng phương pháp tính tốn đã tiếp cận tương đối toàn diện Basel I. Nhưng do Basel I vẫn chưa tính đến các rủi ro có tính ảnh hưởng khác như rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường cùng với việc NHNN ứng dụng tỷ lệ CAR 8% trên toàn hệ thống bất kể sự khác nhau về quy mô, phạm vi khiến cho sự kiểm soát rủi ro trong ngân hàng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, chưa đánh giá chính xác được rủi ro để có lượng vốn an tồn phù hợp. Giai đoạn 2006-2008, nhờ có sự tăng trưởng nóng của thị trường chứng khốn, các NHTM đã nhanh chóng gia tăng vốn chủ. Đây cũng là giai đoạn thành lập một số ngân hàng mới cùng với việc hàng loạt các NHTM cổ phần nông thông chuyển sang NHTM cổ phần đơ thị đã gây nên sự bất ổn trong an tồn vốn của toàn hệ thống ngân hàng.

Hiệp ước Basel II chính thức có hiệu lực vào cuối năm 2006, đã được các ngân hàng tại một số quốc gia áp dụng thì trong lúc này NHNN vẫn chưa tiến hành tiếp cận các chuẩn mực quốc tế mới này. NHNN ban hành Nghị định 141/2006/NĐ-CP, theo đó thì đến cuối năm 2010, các NHTM trong hệ thống phải đạt mức vốn pháp định tối thiểu là 3.000 tỷ nhằm tăng sự an tồn vốn lên nhưng nó cũng gây ra những mặt trái. Khi NHNN thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng khiến cho tín dụng tăng trưởng nhanh làm cho tài sản có rủi ro tăng theo trong khi đó nhiều ngân hàng vẫn

đang trong kế hoạch tăng vốn pháp định dẫn đến tình trạng sụt giảm CAR của tồn hệ thống, đặc biệt một số ngân hàng CAR giảm xuống dưới 8%. Như vậy, việc hệ thống ngân hàng tiếp cận được Basel I vẫn chưa giải quyết được hết các vấn đề về quản trị rủi ro mà các ngân hàng gặp phải, hệ thống ngân hàng cần tiếp cận những chuẩn mực mới để đưa ra biện pháp quản trị rủi ro tốt hơn.

Năm 2010, NHNN ban hành Thông tư số 13/2010/TT-NHNN thay thế cho Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN và Nghị định 141/2006/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số các quy định về tỷ lệ an toàn vốn, mở ra hướng đi mới cho hệ thống ngân hàng để tiếp cận Basel II. Trong Thông tư số 13 nâng tỷ lệ CAR từ 8% lên 9% song song với việc duy trì quy định về vốn pháp định tối thiểu bắt buộc là 3000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, giảm bớt các hoạt động kinh doanh của các NHTM có liên quan đến chứng khoán và bất động sản, đưa ra thêm các quy định về đảm bảo khả năng thanh khoản của NHTM.

Sau đó, đến năm 2014, NHNN ban hành thêm Thơng tư số 36/2014/TT-NHNN, theo đó quy định CAR vẫn khơng có gì thay đổi, duy trì ở mức 9% nhưng quy định vốn cấp 1 đã được bổ sung thêm việc loại trừ cổ phiếu quỹ và các khoản cấp tín dụng để góp vốn, mua cổ phần tại các tổ chức tín dụng khác, ngồi ra cịn điều chỉnh hệ số rủi ro của tài sản còn 5 mức là: 0%, 20%,50%, 100% và 150%. Thông tư này vẫn dựa trên tinh thần kế thừa của Thông tư số 13 nhưng đã phần nào khắc phục được một số điểm chưa phù hợp thực tế, tạo nên các chuẩn mực mới đồng thời quy định chặt chẽ hơn về quản trị ngân hàng.

• Tiếp cận Basel II

Năm 2016, NHNN ban hành Công văn 1601/NHNN-TTGSNH có những định hướng rõ ràng về việc đưa Basel II vào áp dụng. Theo lộ trình NHNN đưa ra thì đến đầu năm 2016 các ngân hàng được lựa chọn thí điểm sẽ phải đáp ứng tuân thủ các tiêu chuẩn về vốn của Basel II theo phương pháp chuẩn, tiến tới năm 2018 sẽ chuyển đổi sang phương pháp nâng cao. Để hoàn thành được đúng thời gian lộ trình, vai trị của NHNN trong triển khai Basel II khơng chỉ là cơ quan quản lý, xây dựng và đưa ra lộ trình, văn bản hướng dẫn cụ thể mà cịn phải có trách nhiệm cùng với NHTM khắc phục khó khăn, sẵn sàng hỗ trợ cho NHTM. Vì trách nhiệm trên,

Nội dung Quy định về CAR Năm hiệu lực Quyết định 457/2005/QĐ-

NHNN CAR ≥ 8% 6/5/2005

NHNN đã thành lập Ban chỉ đạo triển khai Basel II của NHNN và đội ngũ triển khai Basel II tại Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng tổng hợp báo cáo tình hình của tồn hệ thống dựa trên đó để xây dựng các dự thảo văn bản để điều chỉnh cho phù hợp. Bên cạnh đó, NHNN cũng cần phải tổ chức các cuộc hội thảo chuyên sâu, tập huấn với nội dung tập trung ở việc tính tốn, đo lường rủi ro theo phương pháp chuẩn hóa của Basel II nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ của NHNN và các cán bộ ở các tổ chức tín dụng. Ngồi ra, các tổ chức tín dụng trong đó có các NHTM cần chủ động tổ chức các buổi hội thảo, đàm luận nội bộ trao đồi thông tin giữa đội ngũ chỉ đạo triển khai Basel II với các phòng ban khác, thuê tư vấn từ các cơng ty nước ngồi, tham vấn những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực để xây dựng mơ hình đo lường rủi ro cũng như lên kế hoạch cụ thể phù hợp với điều kiện hiện tại của ngân hàng để hồn thành lộ trình mà NHNN đưa ra.

Đến ngày 31/12/2016, NHNN ban hành Thông tư số 41/2016/TT-NHNN giảm CAR từ 9% xuống 8% đồng thời quy định cách tính tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu mới, bổ sung thêm khung quản trị rủi ro và yêu cầu cung cấp thông tin minh bạch. Nếu Thông tư số 36 được coi như Basel 1.5 thì Thơng tư số 41 đã tiếp cận tương đối toàn diện với 3 trụ cột của Basel II và đã tn theo cơng thức tính CAR chuẩn Basel II. Ngồi ra, điểm sáng của thơng tư này là việc khắc phục tình trạng bất cân xứng thơng tin trên thị trường bằng các quy định cụ thể như định kỳ 6 tháng một lần theo năm tài chính, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi phải thực hiện công bố thông tin về tình trạng an tồn vốn gồm cơ cấu vốn tự có, CAR, rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường đồng thời phân bổ trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức thanh tra giám sát ngân hàng đối với hoạt động tuân thủ quy định của NHTM. Nhưng phải chờ đến 1/1/2020 thì thơng tư này mới có hiệu lực, tức là sau thời điểm cuối năm 2018 khi cả hệ thống ngân hàng đã bắt đầu triển khai Basel II theo lộ trình, thì việc đưa khung quản trị rủi ro theo chuẩn Basel II vào mới chính thức trở thành quy định.

Một phần của tài liệu Lộ trình và thực trạng ứng dụng basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại các NH TMCP việt nam khoá luận tốt nghiệp 285 (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w