Thực trạng triển khai Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng của

Một phần của tài liệu Lộ trình và thực trạng ứng dụng basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại các NH TMCP việt nam khoá luận tốt nghiệp 285 (Trang 56)

hàng TMCP giai đoạn 2016-2018

Đã một thời gian kể từ khi NHNN triển khai lộ trình Basel II đối với 10 NHTM được chọn hướng tới tuân thủ chuẩn mực Basel II theo phương pháp nâng cao tại các ngân hàng này vào cuối năm 2018. Để xem xét các NHTM tiếp cận Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng có hiệu quả nhiều hay ít, khơng chỉ nhìn vào tình hình tín dụng và rủi ro tín dụng mà cịn phải xem xét về tình hình quản trị rủi ro tín dụng đang diễn ra tại các NHTM thơng qua các hoạt động về kiểm sốt rủi ro tín dụng và nâng cao an toàn vốn.

2.3.1. Chiến lược quản trị rủi ro tín dụng và khẩu vị rủi ro tín dụng

Trong năm 2017-2018, các ngân hàng bên cạnh việc đặt ra các mục tiêu hướng tới tăng trưởng tín dụng, lợi nhuận trước thuế, tăng trưởng huy động vốn còn đưa ra khẩu vị rủi ro và chiến lược quản trị rủi ro tín dụng. Techcombank, ngân hàng với mức tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng trong những năm gần đây, đã đưa ra định hướng phát triển an toàn và bền vững, với chủ trương không tăng dư nợ mà chuyển hướng sang các khách hàng có hiệu quả, giảm bớt phần cho vay kém hiệu quả để phòng ngừa rủi ro nợ quá hạn. Trong năm 2017, dư nợ của nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tăng trưởng 15% và cao hơn năm 2016, do đó vẫn đảm bảo được tỷ trọng 13% trong tổng dư nợ tồn ngân hàng, bên cạnh đó, ngân hàng cũng tập trung vào vay ngắn hạn, giảm nhẹ dư nợ cho vay trung và dài hạn, đồng thời, tăng cường chất lượng và hồn thiện những sản phẩm phi tín dụng để tăng nguồn thu từ hoạt động này. Về VPBank, khẩu vị rủi ro tập trung vào thị trường bán lẻ, chú trọng cho vay đối với những doanh nghiệp vừa- nhỏ (SME), đồng thời quyết tâm xử lý nợ xấu cả nội bảng và ngoại bảng. Với VIB, lựa chọn khẩu vị rủi ro phù hợp cũng là mấu chốt quan trọng để tăng cường chất lượng sản phẩm và dịch vụ, mở rộng các kênh bán hàng và vùng địa lý trong đó có sự tăng cường hiện diện ở thị trường miền Nam, định hướng các nguồn thu về phí và dịch vụ. Các quan điểm định hướng khẩu vị rủi ro trên cũng phần nào phản ánh được những điểm chung trong lựa chọn khẩu vị rủi ro của các NHTM, tuy nhiên, tùy vào quy mô, mục tiêu khác nhau mà khẩu vị sẽ thay đổi cho phù hợp với việc quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Đối với các NHTM có vốn nhà nước, việc đưa ra khẩu vị rủi ro ngoài chịu tác động của các yếu tố nội bộ còn chịu thêm tác động từ phía các quyết đinh, chính sách, định hướng của nhà nước.

2.3.2. Tình hình quản trị và kiểm sốt rủi ro tín dụng của các ngân hàng thí điểm

2.3.2.1 Quy trình quản trị RRTD tại các NHTM

Công tác quản trị RRTD ở NHTM thường được thực hiện theo quy trình chặt chẽ để phịng ngừa và giảm thiểu thiệt hại trong q trình hoạt động tín dụng. Quy trình bao gồm 4 bước như sau:

Bước 1: Phát hiện rủi ro: nhận diện RRTD là quá trình xác định liên tục và có hệ thống. Bất kỳ khoản vay nào cũng tiềm ẩn rủi ro tín dụng, việc sớm nhận biết vấn đề và có những biện pháp theo dõi và tiếp cận nhanh chóng, chuyên nghiệp giúp các rủi ro, tổn thất có thể giảm đến mức thấp nhất. Những dấu hiệu cảnh báo rủi ro sẽ giúp ngân hàng có thể nhận biết và đưa ra giải pháp xử lý sớm các RRTD một cách hiệu quả. Các dấu hiệu nhận biết phổ biến thường tập trung vào: dấu hiệu tài chính và dấu hiệu phi tài chính của khách hàng vay vốn.

Bước 2: Đo lường rủi ro tín dụng: đo lường RRTD là việc lượng hóa mức độ các rủi ro để biết được xác suất xảy ra rủi ro, mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra, từ đó xem xét khả năng chịu đựng của ngân hàng nếu có rủi ro. Đây là cơ sở để ngân hàng đưa ra quyết định tín dụng và khẩu vị rủi ro cũng như xây dựng biện pháp ứng phó phù hợp, nhanh chóng với RRTD khi tình trạng này xảy ra. Để đo lường RRTD các ngân hàng thường xây dựng các mơ hình thích hợp để lượng hóa các rủi ro.

Bước 3: Quản lý và kiểm soát RRTD: quản lý và kiểm soát RRTD là một trong những bước quan trọng nhất trong công tác quản trị RRTD đối với một NHTM, đây chính là trọng tâm của quy trình RRTD. Quản lý và kiểm soát RRTD là một hệ thống những cơng cụ, chính sách, tiêu chuẩn và biện pháp nhằm ngăn ngừa và xử lý RRTD trong một ngân hàng, trong đó bao gồm: chính sách tín dụng, quy trình tín dụng, bộ máy quản trị RRTD, các giới hạn tín dụng.

Bước 4: Xử lý rủi ro tín dụng: đây là bước cuối cùng trong công tác quản trị RRTD. Ở bước này, ngân hàng sẽ đưa ra các quyết định và biện pháp để tài trợ, khắc phục cũng như hạn chế thấp nhất chi phí rủi ro và tổn thất mà RRTD đã gây ra cho ngân hàng.

Bốn bước trong quy trình RRTD có quan hệ chặt chẽ lẫn nhau và quyết định rất lớn tới hiệu quả quản trị RRTD. Trong 4 bước này, bước 1 và bước 3 được coi là bước quan trọng nhất. Bởi vì, khi phát hiện rủi ro càng sớm thì việc chủ động trong quản lý, kiểm sốt và xử lý rủi ro thì càng đơn giản hơn, giảm thiểu được tổn thất trong hoạt động tín dụng.

2.3.2.2. Tinh hình xử lý nợ xấu tại các ngân hàng

Giai đoạn từ 2014-2016, tỷ lệ nợ xấu tồn ngành có xu hướng giảm đi qua các năm từ 3,24% năm 2014 xuống cịn 2,55% vào 2015 và 2,46% vào 2016. Trong đó, các NHTM vẫn chủ yếu xử lý nợ xấu theo hai hướng chính là tự xử lý thơng qua các Công ty Quản lý tài sản (AMC) của từng ngân hàng hoặc là bán nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản các TCTD Việt Nam (VAMC). Trong năm 2016, NHTM có nhiều nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu cao nhất là Sacombank đã bán số nợ xấu ngất ngưởng của mình cho VAMC, nâng tổng số nợ xấu đã bán cho VAMC tính đến ngày 31/12/2016 là 35.651 tỷ đồng cao nhất trong hệ thống ngân hàng. Bên cạnh việc đẩy nợ xấu đi bằng cách bán cho VAMC, Sacombank cũng tăng trích lập dự phịng lên để xử lý các khoản nợ xấu do sáp nhập từ SouthernBank. Ngân hàng có tổng nợ xấu bán cho VAMC nhiều thứ hai là BIDV với giá trị trái phiếu VAMC tăng gần 300 tỷ đồng do trong năm 2016, nợ xấu của ngân hàng có xu hướng tăng lên. Trong nhóm 10 NHTM chỉ có Vietcombank quyết định khơng bán thêm nợ xấu mà cịn mua lại toàn bộ nợ xấu đã bán cho VAMC với giá trị nợ xấu đã bán là 4.300 tỷ đồng, xóa sạch nợ ngoại bảng để tự xử lý bằng nguồn lực tài chính, thu nợ, bán nợ, trích lập dự phịng. Có thể nói ngân hàng Vietcombank, Vietinbank, VIB là những ngân hàng tích cực xử lý nợ xấu tại VAMC nhất với gần 6.000 tỷ đồng giá trị trái phiếu tại VAMC. MBBank, VPBank, Techcombank, ACB cũng đã xử lý được một phần nợ xấu tại VAMC. Đặc biệt, trong năm 2017, hai ngân hàng Vietinbank và Techcombank đã quyết định mua lại nợ xấu đã bán cho VAMC trong đó, Vietinbank mua lại 7.000 tỷ nợ xấu và Techcombank mua lại toàn bộ 2.922 tỷ đồng trái phiếu VAMC. Nhìn chung, nhóm 10 NHTM đang có những chuyển biến tốt trong xử lý nợ xấu, chủ động xử lý nợ xấu bằng nguồn lực nội bộ tránh trông chờ vào việc bán nợ cho VAMC qua đó vừa làm tăng năng lực tài chính của các ngân hàng vừa giảm nhẹ gánh nặng xử lý nợ xấu lên ngân sách nhà nước.

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 BIDV 5.676 9.200 14.847 Vietinbank 4.679 5.022 8.344 Vietcombank 6.068 6.406 6.198 Sacombank 2.256 696 817 MBBank 2.102 2.030 3.252 Techcombank 3.624 3.661 3.609 ACB 884 1.218 2.565 VPBank 3.278 5.313 8.001 VIB 509 606 350 Maritimebank 527 1.743 1.017

Biểu đồ 2.8. Nợ xấu đã bán cho VAMC của các ngân hàng tính đến hết năm 2016

NỢ XẤU ĐÃ BÁN CHO VAMC CỦA 12 NGÂN HÀNG

(Nguồn: cafef.vn)

về hướng tự xử lý nợ xấu bằng nguồn tài chính của ngân hàng, các ngân hàng chủ động thu nợ, nâng mức trích lập dự phịng rủi ro tín dụng để xử lý nợ xấu nội bảng, đối với một số ngân hàng có tổng nợ xấu nội bảng cao sẽ kéo theo trích lập dự phịng tăng. Tiêu biểu BIDV có tổng nợ xấu cao nhất tồn ngành và cũng là ngân hàng có trích lập dự phịng rủi ro tín dụng cao nhất trong 10 NHTM thí điểm, tuy nợ xấu của BIDV năm 2017 có giảm so với năm 2016 nhưng với việc bán một lượng lớn nợ xấu cho VAMC năm 2016 thì ngân hàng này vẫn tiếp tục phải duy trì mức dự phịng rủi ro tín dụng cao để xử lý nợ xấu cả nội bảng và ngoại bảng cùng với trích lập dự phịng trái phiếu VAMC. Ngược lại, VIB trong năm 2017 trích lập rủi ro tín dụng giảm xuống gần một nửa so với năm 2016, từ 606 tỷ đồng xuống 350 tỷ đồng, do tỷ lệ nợ xấu đã giảm từ 2,58% năm 2016 xuống còn 2,49% và tỷ lệ này còn có thể thấp hơn 2% nếu khơng tính phần nợ mua về tự xử lý từ VAMC. vietcombank, sau khi mua toàn bộ nợ từ vAMC về, đã tiến hành tăng chi phí rủi ro tín dụng năm 2016 lên 338 tỷ đồng so với 2015, tuy nhiên với tỷ lệ nợ xấu tại ngân

48

hàng là 1,11% và mức dư nợ xấu nội bảng là 6.208 tỷ đồng (giảm 714,4 tỷ đồng tương đương giảm 10,32% so với năm 2016) thì sang năm 2017, chi phí này đã giảm nhẹ. Vietinbank theo sau Vietcombank mua lại nợ xấu vào năm 2017, do đó trong năm này, chi phí dự phịng của ngân hàng phải tăng mạnh hơn 3.000 tỷ đồng để xử lý nợ xấu mua về và nợ xấu nội bảng.

Bảng 2.4. Chi phí dự phịng RRTD của 10 NHTM thí điểm Basel II giai đoạn 2015-2017

(Ngn: BCTC đã kiêm tốn của 10 NHTM)

2.3.2.3. Tình hình về giới hạn tín dụng, tỷ lệ đảm bảo an toàn

Giới hạn tín dụng, tỷ lệ đảm bảo an toàn là những quy định được đưa ra bởi NHNN để ấn định phạm vi hoạt động của NHTM trong một giới hạn nhất định để đảm bảo cho bản thân ngân hàng cũng như hệ thống ngân hàng. Việc đưa ra tỷ lệ này, giúp ngân hàng tránh rủi ro tín dụng, rủi ro tập trung do đầu tư quá nhiều vốn vào một ngành nghề, hoạt động kinh doanh cụ thể hoặc dòng vốn chảy vào quá nhiều các hoạt động, ngành nghề kinh doanh có tính chất mạo hiểm lợi nhuận cao rủi ro lớn gây bất ổn trong tình hình tài chính của ngân hàng. Vì vậy, trong hoạt động cho vay, huy động vốn, ngân hàng cần tuân theo những giới hạn, mức tỷ lệ đảm bảo an toàn được quy định để hạn chế rủi ro tín dụng và rủi ro tập trung.

Nhận biết được vấn đề này, NHNN đã đưa ra nhiều văn bản pháp luật, nghị định, thông tư để điều chỉnh mức giới hạn cho phù hợp với mục tiêu và yêu cầu của

từng giai đoạn cụ thể. Năm 1997, NHNN ban hành luật TCTD trong đó quy định chi tiết rõ ràng về giới hạn cho vay tối đa. Đến năm 2005, Quyết định 475/2005/QĐ-NHNN ra đời tiếp cận tương đối toàn diện với Basel I, đã quy định chi tiết hơn về giới hạn tín dụng đối với khách hàng và nhóm khách hàng góp phần làm giảm rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn. Khi BSBC ban hành Basel II, tại Việt Nam, NHNN cũng đã có những sự chuẩn bị để tiếp cận với chuẩn mực quốc tế này. Do đó, từ năm 2010 đến nay, NHNN đưa ra nhiều thơng tư ngồi quy định về tỷ lệ an toàn vốn còn quy định về giới hạn tín dụng và tỷ lệ đảm bảo an tồn như Thơng tư 13/2010/TT-NHNN đề cập đến việc hạn chế các hoạt động của NHTM vào đầu tư kinh doanh liên quan đến chứng khốn và bất động sản hay Thơng tư 36/2014/TT-NHNN với thay đổi tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung hạn và dài hạn theo tỷ lệ tối đa; ngoài ra yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng khơng được cấp tín dụng cho khách hàng để đầu tư, kinh doanh trái phiếu chưa niêm yết và tăng hệ số rủi ro đối với các khoản cho vay kinh doanh bất động sản. Điều này sẽ làm hạn chế một phần tín dụng đồng thời hạn chế rủi ro của khoản vay. Mới đây, Thông tư 19/2017/TT-NHNN được ban hành sửa đổi, bổ sung một số điều trong Thông tư 36 gồm giới hạn cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp; cấu phần và cách xác định tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu, cấu phần vốn tự có, hệ số rủi ro của một số khoản phải địi. Qua việc đưa ra những thơng tư mới chính sửa, bổ sung những văn bản cũ, giới hạn tín dụng và tỷ lệ đảm bảo an tồn đã có tính định hướng cho dịng vốn, giúp ngăn ngừa rủi ro tín dụng, tuy nhiên việc thực hiện các văn bản này vẫn còn một số bất cập, các chế tài đưa ra vẫn chưa đủ mạnh nên việc vi phạm diễn ra còn nhiều dẫn đến hiệu quả quản trị rủi ro từ các văn bản mang lại chưa được như mong đợi.

2.3.2.4. Tình hình về xếp hạng rủi ro tín dụng

Sau khi Basel II được thí điểm triển khai tại 10 NHTM được chọn đã đặt ra cho các ngân hàng này những yêu cầu bức thiết về quản lý, thu thập thông tin dữ liệu trong hoạt động quản trị rủi ro theo chuẩn mực của Basel II. Điều đó có nghĩa là các

NHTM hiện tại đang rất cần những thơng tin mang tính đầy đủ, đa chiều, chính xác, kịp thời và đáng tin cậy để đo lường được các rủi ro, tiến tới năm 2020 theo Thông tư số 41 sẽ lượng hóa các rủi ro trong đó có rủi ro tín dụng.

Tuy nhiên, đây lại là một thách thức lớn cho các ngân hàng trong lộ trình thực hiện Basel II vì tình hình thơng tin trên thị trường đã được cải thiện xong tính minh bạch và chính xác thường khơng cao. Một số NHTM có xây dựng các hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ sử dụng phương pháp chuyên gia dựa trên chuẩn mực truyền thống của phân tích tín dụng (sử dụng các bộ chỉ tiêu) nhưng việc xếp hạng này vẫn cịn mang nhiều định tính chưa đo lường cụ thể và lượng hóa rủi ro tín dụng đối với từng khách hàng vay vốn. Trong khi một số tổ chức tín dụng khác lại chưa có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Do đó, hiện nay bên cạnh những thơng tin do khách hàng cung cấp thì các NHTM vẫn sử dụng nhiều thơng tin từ xếp hạng tín dụng của Trung tâm Thơng tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC). Năm 2017, CIC đã cơng bố mơ hình xếp hạng tín dụng mới dưới sự tư vấn từ tập đồn NICE của Hàn Quốc, theo đó mơ hình mới chủ yếu dựa trên xác suất thống kê, chỉ sử dụng chỉ tiêu tổng tài sản để phân khúc quy mơ, tăng cường các chỉ tiêu phi tài chính nhằm nâng cao các đánh giá về độ tin cậy của các báo cáo tài chính, từ đây đưa ra xếp hạng tín dụng đảm bảo tính trung lập và độ minh bạch, chính xác cao. Việc xây dựng mơ hình mới chuẩn quốc tế của CIC đã giúp các NHTM có thêm nguồn thơng tin với chất lượng cao để phục vụ cho hoạt động nhận diện, đánh giá, giám sát được các rủi ro tín dụng từ đó giúp các NHTM nâng cao trình độ quản trị rủi ro tín dụng, cải

Một phần của tài liệu Lộ trình và thực trạng ứng dụng basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại các NH TMCP việt nam khoá luận tốt nghiệp 285 (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w