Vốn điều lệ của 10 NHTM thí điểm tại đầu năm 2018

Một phần của tài liệu Lộ trình và thực trạng ứng dụng basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại các NH TMCP việt nam khoá luận tốt nghiệp 285 (Trang 45 - 47)

(Đơn vị: tỷ đồng)

(Nguồn: BCTC quý I năm 2018 của từng NHTM)

Ke hoạch năm 2018, các NHTM thí điểm sẽ tiếp tục thực hiện kế hoạch tăng vốn để hồn thành lộ trình thí điểm Basel II vào cuối năm. Cụ thể, VPBank lên kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 15.706 tỷ đồng lên 27.800 tỷ đồng (tăng thêm 77%) với 5 đợt tăng vốn, VIB tăng vốn điều lệ thêm 43,5% tức là tăng lên 8.100 tỷ đồng, còn MB đưa ra phương án tăng vốn điều lệ lên 19% tức là từ 18.155 tỷ đồng lên 21.604 tỷ đồng trong đó đề cập đến việc phát hành 344.946 nghìn cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để trả cổ tức đợt 2 năm 2017 và chia cổ phiếu thưởng. Cịn về phía các ngân hàng lớn, BIDV tập trung tăng vốn trong 2018 từ phát hành cổ phiếu cho các nhà đầu tư nước ngoài và dự định tỷ lệ chia cổ tức năm 2017 chỉ vào khoảng 7% bằng tiền mặt đồng thời trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt cấu phần phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư và nhà đầu tư chiến lược. Vietinbank đề ra kế hoạch tăng vốn điều lệ bằng cách tăng vốn Nhà nước lên, tuy nhiên đề xuất này mới được trình lên cơ quan Nhà nước vẫn phải chờ phê duyệt. Trong thời gian đó, Vietinbank sẽ phát hành thêm trái phiếu thứ cấp ra thị trường để chủ động huy động vốn. Vietcombank vừa qua được NHNN phê duyệt phương án tăng vốn cấp 1 với tỷ lệ 10% so với vốn điều lệ hiện tại. Ngân hàng Vietcombank lên kế hoạch sẽ thực hiện việc tăng vốn này ngay trong năm 2018 thông qua phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho các nhà đầu tư nước ngoài.

2.2.3. về tăng trưởng tín dụng

Mức độ tăng trưởng không đồng đều trong hệ thống ngân hàng, trong năm 2016, nhiều NHTM tăng trưởng tín dụng nhanh như: Vietcombank, VietinBank, BIDV, MBBank, VPBank, Techcombank, ACB. Trong đó, Techcombank giữ tốc độ tăng trưởng tín dụng là 21,5%; MBBank đạt 20%; Vietcombank và Vietinbank dao động quanh mức 15-16%; BIDV là 11,1%. So với mức tăng trưởng của tồn ngành là 18,71% thì một số ngân hàng có mức tăng trưởng tín dụng mạnh hơn, mở rộng cho vay nhiều hơn so với các NHTM khác, việc này có thể dẫn đến những nguy cơ tiềm ẩn rủi ro tín dụng gây ra nợ xấu nhất là trong hồn cảnh vốn tự có của các ngân hàng vẫn đang trong tình trạng thiếu hụt. Còn với Sacombank xếp hạng cuối cùng trong nhóm thí điểm Basel II về mức tăng trưởng tín dụng đạt 4,9% do vấn đề về nợ xấu thì chỉ số này so với ngành lại quá thấp tức là ngân hàng đang hạn chế cho vay, điều này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhất là lợi nhuận vì 70% lợi nhuận của ngân hàng đến từ hoạt động tín dụng.

Đến đầu năm 2017, mức độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng trong nhóm thí điểm đã có sự thay đổi. Tính đến giữa năm 2017, Techcombank có mức tăng trưởng tín dụng âm, thu hẹp quy mơ tổng tài sản cũng như dư nợ tín dụng, tuy nhiên ngân hàng này vẫn đưa ra báo cáo kết quả lãi do sự giảm trong thu nhập lãi thuần do tăng trưởng tín dụng âm đã được bù lại từ lãi thuần chứng khoán đầu tư, lãi thuần chứng khoán kinh doanh và lãi từ hoạt động khác. Tuy nhiên, việc thu hẹp dư nợ tín dụng và đầu tư vốn sang các hoạt động kinh doanh ngồi tín dụng về lâu dài sẽ gây những ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh chính đang tạo ra nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng, gây bất ổn về tài chính. Ngược lại với Techcombank, các ngân hàng Vietcombank, MBBank, BIDV lại đưa ra báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm với dư nợ tín dụng tiến sát mức room đã được NHNN phê duyệt đầu năm. Vietcombank đã đề nghị NHNN xem xét nâng room tín dụng từ đầu tháng 7. Tuy nhiên, nếu room tín dụng được nâng lên tức là khả năng tăng dư nợ tín dụng sẽ dễ dàng hơn, điều này địi hỏi khả năng quản trị rủi ro của các ngân hàng đối với các ngành nghề, đối tượng cho vay đặc biệt là những ngành nghề tiềm ẩn nhiều rủi ro mất vốn.

Một phần của tài liệu Lộ trình và thực trạng ứng dụng basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại các NH TMCP việt nam khoá luận tốt nghiệp 285 (Trang 45 - 47)

w