Tăng trưởng tín dụng trong 6 tháng đầu năm 2017

Một phần của tài liệu Lộ trình và thực trạng ứng dụng basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại các NH TMCP việt nam khoá luận tốt nghiệp 285 (Trang 47 - 51)

2017

(Nguồn: nhd.vn)

2.2.4. về lợi nhuận kinh doanh

Neu năm 2016 lợi nhuận của cả hệ thống ngân hàng nói chung và nhóm thí điểm Basel II nói riêng vẫn chỉ dừng lại ở tốc độ tăng trưởng nhẹ so với năm 2015 thì năm 2017 lại được coi như một năm đầy lợi nhuận đối với các ngân hàng khi liên tiếp có nhiều ngân hàng thơng báo vượt mức kế hoạch lợi nhuận đề ra.

• Lợi nhuận trước thuế và tăng trưởng lợi nhuận

Lợi nhuận trước thuế của các NHTM trong nhóm thí điểm năm 2016 có nhiều trạng thái khác nhau. Nhóm ba ngân hàng lớn vẫn tiếp tục giữ những vị trí đứng đầu về lợi nhuận trước thuế, các ngân hàng còn lại đều đạt lợi nhuận trước thuế cao hơn so với năm 2015, duy chỉ có ngân hàng Sacombank có lợi nhuận trước thuế giảm sút mạnh. BIDV nằm trong nhóm những ngân hàng có lợi nhuận trước thuế cao trong ngành nhưng so với năm 2015 thì lợi nhuận trước thuế năm 2016 của BIDV đã giảm 240 tỷ đồng tương ứng với khoảng 3% thấp hơn lợi nhuận trước thuế của Vietinbank, trong khi lợi nhuận thuần trước chi phí dự phịng rủi ro của BIDV lại tăng lên khá cao 16.907 tỷ đồng tăng 24,8% so với năm 2015 và cao hơn so với

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Quý I/2018 năm 2018Kế hoạch BIDV 7.949 7.709 8.665 2.486 9.300 Vietinbank 7.345 8.569 9.206 3.028 * Vietcombank 6.827 8.523 11.341 4.359 13.300 Sacombank 878 156 1.492 504 1.838 MBBank 3.221 3.651 4.616 1.918 6.800 Techcombank 2.037 3.997 8.036 2.569 10.000 ACB 1.314 1.667 2.656 1.490 5.699 VPBank 3.096 4.929 8.130 2.619 10.800 VIB 655 702 1.405 518 2.005

Vietinbank là 13.591 tỷ đồng, điều này có nghĩa là BIDV đã tăng tỷ lệ trích lập dự phịng rủi ro 63% so với cùng kỳ lên hơn 9.100 tỷ đồng để xử lý nợ xấu tăng thêm sau khi sáp nhập MHB.

Đối với nhóm các NHTM cổ phần tư nhân, VPBank và Techcombank có sự gia tăng mạnh mẽ về lợi nhuận với gần 2.000 tỷ lợi nhuận tăng thêm, trong đó lợi nhuận của VPBank chủ yếu đến từ thu nhập lãi thuần đạt 15.168 tỷ đồng tăng khoảng 4.800 tỷ đồng so với năm trước cùng với thu từ nợ đã xử lý rủi ro tăng 180% là những nguyên nhân làm cho lợi nhuận tăng mạnh. Còn với Techcombak, thu nhập lãi thuần chỉ tăng 934 tỷ đồng tương đương 13% so với năm 2015, như vậy nguyên nhân của việc tăng trưởng lợi nhuận không chỉ đến từ thu nhập lãi mà còn đến từ nguồn thu nhập khác như: lãi từ hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại hối, hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư và hoạt động khác. Ngân hàng ACB tuy chưa có lợi nhuận tăng nổi bật như hai ngân hàng trên nhưng lại giữ mức tăng trưởng gần 26,8%; MBBank đứng sau với mức tăng trưởng lợi nhuận là 13,3%. Các ngân hàng VIB, Maritimebank có mức tăng trưởng khá thấp lần lượt là 7,2% và 3,8% cho thấy lợi nhuận của hai ngân hàng này hầu như không thay đổi nhiều so với năm 2015. Trường hợp đặc biệt trong nhóm ngân hàng thí điểm, Sacombank có mức tăng trưởng lợi nhuận giảm mạnh từ 878 tỷ đồng xuống còn 156 tỷ đồng (giảm 82,2%) trong đó thu nhập lãi từ hoạt động kinh doanh giảm mạnh gần 40% so với năm 2015 nguyên nhân là do ngân hàng này đang phải trả chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự khác cao hơn so với trước.

37

Bảng 2.3. Lợi nhuận trước thuế của 10 NHTM từ 2015-2018

*Không đề ra cụ thể

**Chưa công bố BCTC hoặc Biên bản họp ĐHĐ cổ đông

(Nguồn: Biên bản họp ĐHĐCĐ và BCTC của 10 NHTM thí điểm)

Sang đến năm 2017, lợi nhuận trước thuế của nhóm ngân hàng được lựa chọn thí điểm Basel II đồng loạt tăng lên so với mức lợi nhuận năm trước đó. Dan đầu là Vietcombank với lợi nhuận trước thuế là 11.341 tỷ đồng tăng 33,1% so với năm 2016, theo sau là Vietinbank với lợi nhuận trước thuế là 9.206 tỷ đồng và BIDV là 8.665 tỷ đồng đây là mức lợi nhuận kỷ lục cao nhất trong lịch sử kinh doanh của ngân hàng. Trong năm 2017, Techcombank tăng hơn gấp đôi mức lợi nhuận so với năm 2016 vượt 60% kế hoạch đề ra tuy nhiên thu nhập lãi thuần của ngân hàng vẫn tăng với tốc độ chậm 788 tỷ đồng cịn tăng ít hơn so với mức tăng của năm 2016 là 934 tỷ đồng trong khi đó lãi từ hoạt động dịch vụ, mua bán chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư và lãi từ các hoạt động khác tăng mạnh. Đây là năm thứ 3 liên tiếp từ 2015-2017, Techcombank giữ mức tăng trưởng lợi nhuận 100%. Bên cạnh Techcombank, các ngân hàng ACB, VPBank và VIB cũng đạt tốc độ tăng

trưởng lợi nhuận cao lần lượt là 60%, 64,9% và 100%. Neu năm 2016, nhắc đến Sacombank như một trường hợp đặc biệt về mức sụt giảm trầm trọng về lợi nhuận xếp cuối trong nhóm 10 NHTM thì đến năm 2017, Sacombank được gọi là trường

hợp đặc biệt trong nhóm 10 NHTM khi tăng trưởng lợi nhuận nhanh chóng từ 156 tỷ đồng lên 1.492 tỷ đồng tức là tăng lên khoảng 8,5 lần so với mức lợi nhuận 2016 vượt qua lợi nhuận trước thuế của VIB và vượt 3 lần kế hoạch đề ra đầu năm 2017 (500 tỷ đồng), trở thành ngân hàng có tăng trưởng lợi nhuận lớn nhất trong nhóm thí điểm. Trong nhóm chỉ có duy nhất một ngân hàng không có sự tăng trưởng lợi nhuận là Maritimebank với mức lợi nhuận thấp nhất nhóm với thu nhập lãi thuần giảm từ mức 2.252 tỷ đồng trong năm 2016 xuống còn 1.602 tỷ đồng, giảm gần 28,9%, tuy nhiên lãi thuần từ hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại hối, mua bán chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư lại có sự tăng trưởng đáng kể (lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối tăng gấp 5 lần so với năm 2016 lên hơn 65 tỷ đồng). Nhìn chung, mức tăng lợi nhuận năm 2017 rất tốt, đây là một thúc đẩy để các NHTM đặt ra kế hoạch lợi nhuận cho năm 2018, khi mà sau quý I/2018, nhiều NHTM trong nhóm đã đưa ra kết quả lợi nhuận rất khả quan.

Một phần của tài liệu Lộ trình và thực trạng ứng dụng basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại các NH TMCP việt nam khoá luận tốt nghiệp 285 (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w