Sự thay đổi trong quy định về CAR

Một phần của tài liệu Lộ trình và thực trạng ứng dụng basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại các NH TMCP việt nam khoá luận tốt nghiệp 285 (Trang 39 - 48)

Thơng tư số 13/2010/TT- NHNN CAR ≥ 9% Các nhóm tài sản có rủi ro 0%, 20%, 50%, 100%, 150% và 250% 1/10/2010 Thông tư số 36/2014/TT- NHNN CAR ≥ 9% Các nhóm tài sản có rủi ro 0%, 20%, 50%, 100% và 150% 1/2/2015 Thông tư số 06/2016/ TT- NHNN CAR ≥ 9%

Hệ số tài sản có rủi ro trong bất động sản tăng từ 150% đến 200%

1/6/2016

Thông tư số 41/2016/TT- NHNN

CAR ≥ 8%

Tài sản có rủi ro bao gồm rủi ro tín dụng, hoạt động và thị trường

(Nguồn: Theo nội dung các quyết định và thơng tư trên)

2.2. Tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh và tín dụng tại 10 NHTM được chọn trong giai đoạn 2016-2018

2.2.1. Về tài sản

Trong 10 ngân hàng được NHNN chọn để thí nghiệm Basel II thì có 3 ngân hàng nắm giữ tổng tài sản lớn nhất tạo sự khác biệt lớn với các ngân hàng còn lại là BIDV, Vietinbank, Vietcombank. Năm 2016, ngoại trừ Agribank thì BIDV là NHTM cổ phần đầu tiên đạt mốc tổng tài sản vượt mốc một triệu tỷ đồng, xếp thứ hai trên bảng xếp hạng Top ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất Việt Nam. Ngay sau BIDV là Vietinbank ở vị trí thứ 3 với tổng tài sản là 948,699 tỷ đồng và Vietcombank ở vị trí thứ 4 với tổng tài sản là 787,907 tỷ đồng, các NHTM còn lại xếp ở những vị trí khá sâu phía sau. Nhưng xét chung, tổng tài sản của nhóm ngân hàng được thí điểm Basel II vẫn chiếm 49% toàn hệ thống ngân hàng. Đồng thời,

cũng trong năm 2016, theo xếp hạng về 100 ngân hàng ASEAN, The Banker đã xếp Việt Nam ở vị trí thứ hai về tốc độ tăng trưởng tổng tài sản đạt 15,6%.

Biểu đồ 2.1. Tổng tài sản 10 ngân hàng thí điểm Basel II năm 2017

(Đơn vị: tỷ đồng)

Tổng tài sản 10 ngân hàng thí điểm Basel II năm 2017

(Nguồn: BCTC hợp nhất năm 2017 đã kiểm toán của từng NHTM)

Sang đến năm 2017, tổng tài sản có nhiều chuyển biến đáng kể. Nếu như năm 2016, chỉ có BIDV là NHTM duy nhất có tổng tài sản trên một triệu tỷ đồng thì sang 2017 đã có thêm ngân hàng Vietinbank và Vietcombank. Trong nhóm 10 ngân hàng vẫn tiếp tục tồn tại sự chênh lệch về tổng tài sản, khi các NHTM lớn nắm trong tay nhiều tài sản hơn và tốc độ gia tăng tổng tài sản cũng nhanh hơn khoảng 18,34% vào năm 2017 trong khi đó tốc độ tăng tài sản của các NHTM còn lại là 16,69%.

Như vậy, ba ngân hàng lớn vẫn đóng vai trị chủ chốt trong cơ cấu tổng tài sản của nhóm thí điểm Basel II, thậm chí tổng quy mơ tài sản của ba ngân hàng này ước tính chiếm khoảng 46% quy mô tài sản của toàn hệ thống NHTM cổ phần (3,33 triệu tỷ đồng) và bằng tổng tài sản của 15 NHTM cổ phần tư nhân lớn nhất gộp lại. Nhìn chung, tổng tài sản của các thành viên trong nhóm thí điểm đều tăng so với năm 2016, ngay cả ngân hàng xếp hạng cuối cùng Maritimebank. Nếu năm 2015 tổng tài sản của Maritimebank là 104.311 tỷ đồng với sự giảm xuống khoảng

11.706 tỷ đồng tài sản vào năm 2016 thì tới năm 2017 tổng tài sản của ngân hàng này đã tăng trở lại theo xu hướng của nhóm ngân hàng thí điểm và của hệ thống ngân hàng.

Năm 2018, các NHTM được thí điểm tiếp tục đặt ra các kế hoạch để tăng tổng tài sản. Vietinbank trong quý I/2018 giữ mức tăng trưởng tổng tài sản là 16%, dự kiến theo kế hoạch đặt ra thì trong năm nay sẽ tăng khoảng 10-12% so với tổng tài sản năm 2017. Techcombank trong đại hội đồng cổ đông vừa qua cũng đã thơng qua các chỉ tiêu tài chính cơ bản trong đó có đề ra mức tăng trưởng tổng tài sản là 17%. VPBank trong quý I có tổng tài sản hợp nhất đạt 284.388 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2017, đưa ra kế hoạch đến hết năm 2018 sẽ tăng tổng tài sản lên trên 359.400 tỷ đồng, tăng 29%.

2.2.2. về vốn tự có

Theo lộ trình về áp dụng Basel II của NHNN đưa ra thì tháng 2/2016 các NHTM được chọn sẽ bắt đầu thí điểm Basel II, điều này đã đặt ra áp lực tăng vốn cho các ngân hàng do yêu cầu từ tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (trụ cột thứ nhất) sẽ trở nên chặt chẽ hơn. Các ngân hàng muốn tăng vốn sẽ gặp nhiều khó khăn, vì cổ phiếu của nhóm ngân hàng trong những năm này được đánh giá là thiếu tính hấp dẫn do cổ tức thấp, hoạt động tín dụng khó khăn, điểm tín dụng của các NHTM Việt Nam được các tổ chức xếp hạng tín dụng uy tín trên thế giới đưa ra như Moody, Standard & Poor's luôn ở mức thấp do hệ thống ngân hàng phải tái cấu trúc ngành, xử lý nợ xấu và các đại án ngành ngân hàng xảy ra trong năm 2015-2016 đã làm mất đi sự tín nhiệm của các nhà đầu tư với ngành. Mặc dù phải đối mặt với những khó khăn như vậy, nhưng đầu năm 2016, vẫn có những ngân hàng tăng vốn thành cơng như MBBank, VPBank hay một số ngân hàng khác trong nhóm cũng tăng vốn do có sáp nhập là: Sacombank, BIDV, và Maritime Bank. Các ngân hàng cịn lại có sự tăng lên về vốn nhưng không rõ ràng. Xét chung lại trong nhóm ngân hàng thí điểm thì nhóm NHTM cổ phần tư nhân có khả năng tăng vốn tốt hơn trong cơng tác chuẩn bị cho tiếp cận chuẩn mực Basel II so với ba ngân hàng lớn. Nguyên nhân là do cổ phiếu của Vietcombank bị các đối tác ngoại từ chối mua vào vì cho rằng giá cổ phiếu này đang cao hơn mức chấp nhận được còn Vietinbank và BIDV thì chấp

nhận phương án chia cổ tức bằng tiền mặt làm giảm lượng vốn cùng với tỉ lệ sở hữu nhà nước tại các ngân hàng vẫn còn lớn Vietinbank là 65%, BIDV là 95,28% và nhà nước chủ trương sẽ không đầu tư thêm vào ngành ngân hàng khiến cho vốn cấp 1 của cả ba ngân hàng khó tăng lên ngay cả khi các ngân hàng này đã có những kế hoạch tăng vốn mạnh trong những năm tiếp theo để bắt kịp lộ trình.

Những năm sau khi bắt đầu thí điểm từ năm 2017 cho đến nay, các NHTM trong nhóm thí điểm đã sử dụng nhiều biện pháp để tăng vốn tự có như khơng chia cổ tức (bổ sung vốn tự có), tăng vốn điều lệ theo hình thức trả cổ tức bằng cổ phiếu hoặc phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đơng hiện hữu và hình thức để tăng vốn cấp 2 thông qua phát hành chứng chỉ tiền gửi kỳ hoặc trái phiếu dài hạn. Cụ thể năm 2017, ba ngân hàng lớn là Vietcombank, Vietinbank và BIDV đã phải phát hành trái phiếu dài hạn để tăng vốn cấp 2 trong khi chờ đợi sự phê chuẩn tăng vốn từ NHNN. Bên cạnh đó, do có sự tăng trưởng trên thị trường chứng khoán trong năm này, nhiều hoạt động tăng vốn hay thối vốn của các NHTM đã được diễn ra. Có thể kể đến như: Eximbank tiến hành thối vốn đầu tư vào Sacombank giảm rủi ro sở hữu chéo giữa hai ngân hàng này; Sacombank thông báo bán 81,5 triệu cổ phiếu quỹ tương đương 4,33% vốn điều lệ của ngân hàng; VIB hoàn thành việc mua lại 6% cổ phiếu quỹ với tổng giá trị bỏ ra là 760 tỷ đồng, hành động này đã làm giảm vốn chủ sở hữu nhưng lại nâng cao giá trị tài sản nắm giữ của ngân hàng là giá trị cổ phiếu ngân hàng nắm giữ. Tuy tiến hành nhiều hoạt động thay đổi về vốn nhưng theo Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, kết thúc năm 2017, tốc độ tăng của tổng tài sản của các NHTM là 10,87% trong khi tốc độ tăng của vốn tự có chỉ khoảng 7,93%.

Như vậy, tốc độ tăng vốn tự có vẫn chậm hơn so với tốc độ tăng tổng tài sản tức là

tài sản rủi ro vẫn chưa được đảm bảo bằng lượng vốn thích hợp, tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động và gây nhiều khó khăn nếu các NHTM muốn áp dụng theo tiêu chuẩn về an toàn vốn theo Basel II.

B iểu đồ 2.2. Vốn điều lệ của 10 NHTM thí điểm tại đầu năm 2018

(Đơn vị: tỷ đồng)

(Nguồn: BCTC quý I năm 2018 của từng NHTM)

Ke hoạch năm 2018, các NHTM thí điểm sẽ tiếp tục thực hiện kế hoạch tăng vốn để hồn thành lộ trình thí điểm Basel II vào cuối năm. Cụ thể, VPBank lên kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 15.706 tỷ đồng lên 27.800 tỷ đồng (tăng thêm 77%) với 5 đợt tăng vốn, VIB tăng vốn điều lệ thêm 43,5% tức là tăng lên 8.100 tỷ đồng, còn MB đưa ra phương án tăng vốn điều lệ lên 19% tức là từ 18.155 tỷ đồng lên 21.604 tỷ đồng trong đó đề cập đến việc phát hành 344.946 nghìn cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để trả cổ tức đợt 2 năm 2017 và chia cổ phiếu thưởng. Cịn về phía các ngân hàng lớn, BIDV tập trung tăng vốn trong 2018 từ phát hành cổ phiếu cho các nhà đầu tư nước ngoài và dự định tỷ lệ chia cổ tức năm 2017 chỉ vào khoảng 7% bằng tiền mặt đồng thời trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt cấu phần phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư và nhà đầu tư chiến lược. Vietinbank đề ra kế hoạch tăng vốn điều lệ bằng cách tăng vốn Nhà nước lên, tuy nhiên đề xuất này mới được trình lên cơ quan Nhà nước vẫn phải chờ phê duyệt. Trong thời gian đó, Vietinbank sẽ phát hành thêm trái phiếu thứ cấp ra thị trường để chủ động huy động vốn. Vietcombank vừa qua được NHNN phê duyệt phương án tăng vốn cấp 1 với tỷ lệ 10% so với vốn điều lệ hiện tại. Ngân hàng Vietcombank lên kế hoạch sẽ thực hiện việc tăng vốn này ngay trong năm 2018 thông qua phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho các nhà đầu tư nước ngoài.

2.2.3. về tăng trưởng tín dụng

Mức độ tăng trưởng không đồng đều trong hệ thống ngân hàng, trong năm 2016, nhiều NHTM tăng trưởng tín dụng nhanh như: Vietcombank, VietinBank, BIDV, MBBank, VPBank, Techcombank, ACB. Trong đó, Techcombank giữ tốc độ tăng trưởng tín dụng là 21,5%; MBBank đạt 20%; Vietcombank và Vietinbank dao động quanh mức 15-16%; BIDV là 11,1%. So với mức tăng trưởng của tồn ngành là 18,71% thì một số ngân hàng có mức tăng trưởng tín dụng mạnh hơn, mở rộng cho vay nhiều hơn so với các NHTM khác, việc này có thể dẫn đến những nguy cơ tiềm ẩn rủi ro tín dụng gây ra nợ xấu nhất là trong hồn cảnh vốn tự có của các ngân hàng vẫn đang trong tình trạng thiếu hụt. Còn với Sacombank xếp hạng cuối cùng trong nhóm thí điểm Basel II về mức tăng trưởng tín dụng đạt 4,9% do vấn đề về nợ xấu thì chỉ số này so với ngành lại quá thấp tức là ngân hàng đang hạn chế cho vay, điều này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhất là lợi nhuận vì 70% lợi nhuận của ngân hàng đến từ hoạt động tín dụng.

Đến đầu năm 2017, mức độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng trong nhóm thí điểm đã có sự thay đổi. Tính đến giữa năm 2017, Techcombank có mức tăng trưởng tín dụng âm, thu hẹp quy mơ tổng tài sản cũng như dư nợ tín dụng, tuy nhiên ngân hàng này vẫn đưa ra báo cáo kết quả lãi do sự giảm trong thu nhập lãi thuần do tăng trưởng tín dụng âm đã được bù lại từ lãi thuần chứng khoán đầu tư, lãi thuần chứng khoán kinh doanh và lãi từ hoạt động khác. Tuy nhiên, việc thu hẹp dư nợ tín dụng và đầu tư vốn sang các hoạt động kinh doanh ngồi tín dụng về lâu dài sẽ gây những ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh chính đang tạo ra nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng, gây bất ổn về tài chính. Ngược lại với Techcombank, các ngân hàng Vietcombank, MBBank, BIDV lại đưa ra báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm với dư nợ tín dụng tiến sát mức room đã được NHNN phê duyệt đầu năm. Vietcombank đã đề nghị NHNN xem xét nâng room tín dụng từ đầu tháng 7. Tuy nhiên, nếu room tín dụng được nâng lên tức là khả năng tăng dư nợ tín dụng sẽ dễ dàng hơn, điều này địi hỏi khả năng quản trị rủi ro của các ngân hàng đối với các ngành nghề, đối tượng cho vay đặc biệt là những ngành nghề tiềm ẩn nhiều rủi ro mất vốn.

Biểu đồ 2.3. Tăng trưởng tín dụng trong 6 tháng đầu năm2017 2017

(Nguồn: nhd.vn)

2.2.4. về lợi nhuận kinh doanh

Neu năm 2016 lợi nhuận của cả hệ thống ngân hàng nói chung và nhóm thí điểm Basel II nói riêng vẫn chỉ dừng lại ở tốc độ tăng trưởng nhẹ so với năm 2015 thì năm 2017 lại được coi như một năm đầy lợi nhuận đối với các ngân hàng khi liên tiếp có nhiều ngân hàng thơng báo vượt mức kế hoạch lợi nhuận đề ra.

• Lợi nhuận trước thuế và tăng trưởng lợi nhuận

Lợi nhuận trước thuế của các NHTM trong nhóm thí điểm năm 2016 có nhiều trạng thái khác nhau. Nhóm ba ngân hàng lớn vẫn tiếp tục giữ những vị trí đứng đầu về lợi nhuận trước thuế, các ngân hàng còn lại đều đạt lợi nhuận trước thuế cao hơn so với năm 2015, duy chỉ có ngân hàng Sacombank có lợi nhuận trước thuế giảm sút mạnh. BIDV nằm trong nhóm những ngân hàng có lợi nhuận trước thuế cao trong ngành nhưng so với năm 2015 thì lợi nhuận trước thuế năm 2016 của BIDV đã giảm 240 tỷ đồng tương ứng với khoảng 3% thấp hơn lợi nhuận trước thuế của Vietinbank, trong khi lợi nhuận thuần trước chi phí dự phịng rủi ro của BIDV lại tăng lên khá cao 16.907 tỷ đồng tăng 24,8% so với năm 2015 và cao hơn so với

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Quý I/2018 năm 2018Kế hoạch BIDV 7.949 7.709 8.665 2.486 9.300 Vietinbank 7.345 8.569 9.206 3.028 * Vietcombank 6.827 8.523 11.341 4.359 13.300 Sacombank 878 156 1.492 504 1.838 MBBank 3.221 3.651 4.616 1.918 6.800 Techcombank 2.037 3.997 8.036 2.569 10.000 ACB 1.314 1.667 2.656 1.490 5.699 VPBank 3.096 4.929 8.130 2.619 10.800 VIB 655 702 1.405 518 2.005

Vietinbank là 13.591 tỷ đồng, điều này có nghĩa là BIDV đã tăng tỷ lệ trích lập dự phịng rủi ro 63% so với cùng kỳ lên hơn 9.100 tỷ đồng để xử lý nợ xấu tăng thêm sau khi sáp nhập MHB.

Đối với nhóm các NHTM cổ phần tư nhân, VPBank và Techcombank có sự gia tăng mạnh mẽ về lợi nhuận với gần 2.000 tỷ lợi nhuận tăng thêm, trong đó lợi nhuận của VPBank chủ yếu đến từ thu nhập lãi thuần đạt 15.168 tỷ đồng tăng khoảng 4.800 tỷ đồng so với năm trước cùng với thu từ nợ đã xử lý rủi ro tăng 180% là những nguyên nhân làm cho lợi nhuận tăng mạnh. Còn với Techcombak, thu nhập lãi thuần chỉ tăng 934 tỷ đồng tương đương 13% so với năm 2015, như vậy nguyên nhân của việc tăng trưởng lợi nhuận không chỉ đến từ thu nhập lãi mà còn đến từ nguồn thu nhập khác như: lãi từ hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại hối, hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư và hoạt động khác. Ngân hàng ACB tuy chưa có lợi nhuận tăng nổi bật như hai ngân hàng trên nhưng lại giữ mức tăng trưởng gần 26,8%; MBBank đứng sau với mức tăng trưởng lợi nhuận là 13,3%. Các ngân hàng VIB, Maritimebank có mức tăng trưởng khá thấp lần lượt là 7,2% và 3,8% cho thấy lợi nhuận của hai ngân hàng này hầu như không thay đổi nhiều so với năm 2015. Trường hợp đặc biệt trong nhóm ngân hàng thí điểm, Sacombank có mức tăng trưởng lợi nhuận giảm mạnh từ 878 tỷ đồng xuống còn 156 tỷ đồng (giảm 82,2%) trong đó thu nhập lãi từ hoạt động kinh doanh giảm mạnh gần 40% so với năm 2015 nguyên nhân là do ngân hàng này đang phải trả chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự khác cao hơn so với trước.

37

Một phần của tài liệu Lộ trình và thực trạng ứng dụng basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại các NH TMCP việt nam khoá luận tốt nghiệp 285 (Trang 39 - 48)

w