Phân tích SWOT ngành bảo hiểm phi nhân thọ tại Ngân hàng TMCP Đầu

Một phần của tài liệu Hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại NH TMCP Đầu tư và Phát triển 258 (Trang 65 - 68)

HIỆN NAY

3.1. Phân tích SWOT ngành bảo hiểm phi nhân thọ tại Ngân hàng TMCP Đầutư và Phát triển Việt Nam tư và Phát triển Việt Nam

a) Điểm mạnh:

- Duy trì tăng trưởng 13,5% trong ba năm liên tiếp. Theo báo cáo tài chính BIC, tốc độ tăng trưởng bình qn doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ là 12,9% giai đoạn 2018-2019 và 13,7% giai đoạn 2019-2020. Theo dự báo, tốc độ tăng trưởng này sẽ tiếp tục duy trì trong thời gian tới.

- Sản phẩm bảo hiểm đa dạng: các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ của BIDV được thiết kế ngày càng đa dạng, phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Hiện nay, có 11 loại hình sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ BIDV đang cung cấp như: sức khỏe và tai nạn con người, xe cơ giới, cháy nơ,...

- Tiềm lực tài chính và mạng lưới kinh doanh rộng lớn: mảng bảo hiểm phi nhân thọ của BIDV đang đứng vị trí thứ 6 trong thị phần bảo hiểm phi nhân thọ với tơng vốn điều lệ 1172 tỷ đồng (tính đến năm 2020) và 26 chi nhánh được chuyển thành công ty thành viên. Với các yếu tố trên có thể thu hút khách hàng nhờ sự uy tín và khả năng tài chính vững mạnh.

- Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại: BIDV đã đầu tư xây dựng hệ thống phần mềm, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ và hiện đại, giúp khách hàng có thể tiện theo dõi và cập nhật các chương trình ưu đãi mới.

b) Điểm yếu:

- Một số nghiệp vụ bị lỗ: nguyên nhân chủ yếu là do ngân hàng thu hút đại lý bằng việc tăng hoa hồng, chấp nhận phí thấp, đồng thời lỏng lẻo trong khâu quản trị rủi ro hợp đồng dẫn đến lỗ do chi bồi thường lớn hơn doanh thu phí.

- Dòng tiền chảy vào bảo hiểm phi nhân thọ còn hạn chế: sự hạn chế trong nhận thức về việc bảo vệ các rủi ro trong tương lai của nhiều khách hàng, đồng thời

quá nhiều kênh đầu tư hấp dẫn khác cũng làm giảm dòng tiền chảy vào thị trường bảo hiểm của BIDV.

- Chưa có nhiều sản phẩm khác biệt: ngân hàng vẫn còn đang chỉ tập trung vào phát triển sản phẩm bảo hiểm ở một số lĩnh vực mà các đối thủ cạnh tranh đều có và cũng đang phát triển rất nhanh.

- Nhân viên ngân hàng chưa được đào tạo đầy đủ về nghiệp vụ bảo hiểm nên cịn gặp nhiều khó khăn trong q trình tư vấn khách hàng, thậm chí khiến khách hàng hiểu nhầm rằng các sản phẩm bảo hiểm đó là bắt buộc.

c) Cơ hội:

- Nhu cầu thị trường ngày càng tăng: Trong bối cảnh xã hội phát triển, con người càng ý thức hơn về quan tâm sức khỏe và bảo vệ quyền lợi cá nhân. Vì vậy, việc BIDV cần ra sức nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu khách hàng là rất cần thiết.

- Ngành bảo hiểm đang có xu hướng bán lẻ: các doanh nghiệp bảo hiểm đang dịch chuyển từ bán buôn sang bán lẻ ( từ cung cấp bảo hiểm cho các công ty chuyển sang cung cấp bảo hiểm cho cá nhân). Đây chính là cơ hội để BIDV phát triển phân khúc này.

- Làn sóng mua bán và sáp nhập (M&A): kế hoạch thối vốn của Chính phủ đối với ngành bảo hiểm sẽ là chất xúc tác cho làn sóng M&A đang gia tăng giữa các DNBH trong nước và các đối tác nước ngồi, BIDV có thể tận dụng cơ hội này để hợp tác với nhiều doanh nghiệp nước ngoài nhằm gia tăng giá trị, tăng doanh thu, mở rộng thị phần.

d) Thách thức:

- Đại dịch Covid toàn cầu: đại dịch khiến nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng lớn, một số ngành gần như sụp đổ, lâu dài có thể làm giảm thu nhập cá nhân và doanh nghiệp, nhu cầu bảo hiểm sụt giảm. Đây cũng là một thách thức tiềm ẩn lớn đối với BIDV.

- Cạnh tranh gay gắt giữa các DNBH: các DNBH đang thi sức cạnh tranh nhau để thay đổi vị trí trong thị phần bảo hiểm, đồng thời các DNBH top dưới đang vươn lên khiến thị phần ngày càng bị san sẻ. Vì vậy, BIDV cần phải nỗ lực hơn nữa để vào top DNBH mạnh nhất.

- Sự xâm nhập của các công ty BHPNT nước ngoài: đây là các thế lực có năng lực tài chính mạnh mẽ, với kinh nghiệm giàu có, cơng nghệ tiên tiến và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp. Đây tuy là cơ hội nhưng cũng là thách thức lớn cho BIDV.

- Trục lợi cá nhân: vấn đề trục lợi bảo hiểm vẫn là vấn đề còn tồn đọng trong BIDV. Ngân hàng cần đưa ra các biện pháp rõ ràng, xử phạt nặng các hành vi trục lợi cá nhân để tránh thất thoát doanh thu, ảnh hướng tới hiệu quả kinh doanh.

- Ý thức bảo vệ bản thân và mức sống người dân Việt Nam chưa cao: nhiều khách hàng vẫn có tư tưởng thích tiết kiệm, chưa tin tưởng vào bảo hiểm, ý thức bảo vệ quyền lợi bản thân còn kém. Đồng thời, tuy mức sống của người dân Việt Nam ngày càng được cải thiện nhưng chưa thực sự cao để có thể bảo vệ hết quyền lợi của chính họ. Đây thực sự là một rào cản đối với ngành bảo hiểm nói chung và bảo hiểm phi nhân thọ tại BIDV nói riêng.

3.2. Giải pháp phát triển mơ hình Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Hoạt động Bancassurance chưa thực sự hiệu quả ở Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là do còn những hạn chế, khó khăn trong q trình triển khai kênh phân phối này. Để khai thác hết tiềm năng của mơ hình bancassurance tại BIDV, tác giả đưa ra một số giải pháp sau:

- Thiết kế sản phẩm phù hợp với nhu cầu người Việt Nam: Các sản phẩm bảo hiểm đưa ra cần thiết thực, dễ hiểu, đánh thẳng vào tâm lý người tiêu dùng bởi khách hàng càng thấy dễ hiểu thì càng tin tưởng vào sản phẩm. Đồng thời, các sản phẩm đó cũng cần phải dễ hiểu đối với nhân viên ngân hàng để họ có thể dễ dàng truyền tải tới khách hàng. Ví dụ: sản phẩm bảo hiểm tiết kiệm cho người dưới 18 tuổi,...

- Đào tạo bài bản, nâng cao năng lực, thái độ nhân viên: ngoài các nghiệp vụ ngân hàng, các cán bộ nhân viên cần trang bị thêm các kiến thức về marketing, kĩ năng đàm phán hợp đồng,. đặc biệt là cần có thái độ làm việc nhiệt tình, cởi mở, giải đáp thắc mắc cho khách hàng để họ cảm thấy hứng thú với sản phẩm.

tầm quan trọng của bảo hiểm. Ngân hàng có thể triển khai bán các sản phẩm bảo hiểm tại các siêu thị, nơi công cộng,...

Một phần của tài liệu Hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại NH TMCP Đầu tư và Phát triển 258 (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w