Sự ần thi ết nâng cao ch ất lượ ng tín dụ ng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa (Trang 29 - 31)

Quy luật của sự phát triển sản xuất hàng hóa làm phát sinh các quan hệ tín dụng, hình thành thuở ban đầu từ hình thức cho vay nặng lãi, tín dụng thương mại và đến tín dụng ngân hàng. Ngày nay khi quan hệ sản xuất cùng với sự phát triển của xã hội đã chuyên biệt hóa các mối quan hệ tín dụng thành một mối và vai trị của ngân hàng trong nền kinh tế ngày càng rõ nét. Hoạt động

tín dụng ngân hàng hiệu quả thì sẽ làm cho lưu thơng hàng hóa khơng bị ách tắc, chu kỳ sản xuất được rút ngắn, tăng vòng quay vốn, tiết kiệm được vốn và chi phí, làm giảm giá thành hàng hóa, tiêu thụ được nhiều hàng hóa hơn và từ đó tăng lợi nhuận của doanh nghiệp cũng như góp phần làm cho nền kinh tế - xã hội ngày càng phát triển.

Trong tổng thể các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, hoạt động tín dụng ln giữ vai trị quan trọng, thường chiếm khoảng 2/3 tổng số các tài sản có và tạo ra phần lớn lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, trong hoạt động tín dụng yếu tố rủi ro luôn thường trực và ở mức tỷ lệ khá cao, do đó mà tại các ngân hàng người ta ln dành sự chú ý đặc biệt đến việc kiểm soát cũng như những biện pháp để chống đỡ, hạn chế rủi ro tín dụng.

Năm 2008, nước Mỹ đã phải đối mặt với cuộc đại suy thối kinh tế khiến cho tồn bộ nền kinh tế thế giới phải chao đảo. Theo các chuyên gia kinh tế thế giới đánh giá thì nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng là bắt nguồn từ việc các NHTM ở Mỹ chưa chú trọng đến việc nâng cao chất lượng tín dụng, quá dễ dãi, tùy tiện kho cho khách hàng vay tiền để mua bất động sản qua các hợp động cho vay không đạt chuẩn. Từ nguyên nhân của cuộc khủng hoảng trên chúng ta thấy rằng việc nâng cao chất lượng tín dụng ln ln là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu bởi vì nếu khơng quan tâm đến chất lượng tín dụng thì rất dễ dẫn đến rủi ro tín dụng mà tác động của nó rất lớn khơng chỉ đối với kết quả kinh doanh của NH mà cịn đối với tồn bộ nền kinh tế.

Xét riêng về phía ngân hàng, nâng cao chất lượng tín dụng có thể đem lại một số kết quả tích cực sau:

- Việc nâng cao chất lượng tín dụng sẽ góp phần đảm bảo và làm gia

tăng lợi nhuận cho ngân hàng, bởi tín dụng là nghiệp vụ mang lại doanh lợi chủ yếu cho ngân hàng.

- Nâng cao chất lượng tín dụng đồng nghĩa với việc ngân hàng có khả năng thu hồi nợ đầy đủ và đúng hạn. Nhờ đó, ngân hàng có điều kiện mở rộng khả năng cung cấp tín dụng cũng như các dịch vụ ngân hàng khác do tạo được thêm nguồn vốn từ việc tăng vịng quay vốn tín dụng.

- Nâng cao chất lượng tín dụng sẽ giúp cho ngân hàng thu hút được

nhiều khách hàng hơn bằng các hình thức và chất lượng của sản phẩm, dịch vụ, qua đó tạo ra một hình ảnh tốt về biểu tượng và uy tín của ngân hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường.

- Nâng cao chất lượng tín dụng cũng sẽ làm tăng khả năng sinh lợi của

các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng do giảm được sự chậm trễ, giảm chi phí nghiệp vụ, chi phí quản lý và các chi phí thiệt hại do khơng thu hồi được vốn đã cho vay.

Các kết quả thu được từ việc nâng cao chất lượng tín dụng kể trên sẽ góp phần cải thiện tình hình tài chính của ngân hàng, tạo thế mạnh cho ngân hàng trong quá trình cạnh tranh. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng tín dụng là một tất yếu khách quan vì sự tồn tại và phát triển lâu dài của bản thân các NHTM.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w