Các nhân tố ảnh hưởng đến ch ất lượ ng tín dụ ng ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa (Trang 31 - 38)

Để có thể nâng cao được chất lượng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp (cả về ngân hàng và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh) ta phải hiểu rõ các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng để từ đó phát huy những ảnh hưởng tích cực cũng như hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực. Mặt khác cả ngân hàng và doanh nghiệp phải cố gắng linh hoạt để phù hợp với quy định của Nhà nước trong hoạt động tín dụng. Có như thế thì cả ngân hàng và doanh nghiệp mới để ra các biện pháp đúng đắn, cụ thể, linh hoạt để đạt được mục tiêu hoạt động của mình một cách tốt nhất. Sau đây chúng ta lần lượt nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng thuộc về ngân hàng và doanh nghiệp.

a. Các nhân t ố thu ộ c v ề ngân hàng Chính sách tín d ụ ng

-

Đây là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng của ngân hàng, có ý nghĩa quyết định sự thành công hay thất bại của ngân hàng. Chính sách tín dụng phải phù hợp với đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, đồng thời kết hợp hài hòa giữa quyền lợi của người gửi tiền, của ngân hàng và người sử dụng vốn vay. Muốn vậy, chính sách tín dụng phải được xây dựng trên cơ sở khoa học và thực tiễn.

Rõ ràng với ý nghĩa như vậy, chính sách tín dụng có tác động rất lớn đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Xét về mặt quy mô tín dụng, nếu chính sách tín dụng của ngân hàng trong một thời kỳ nào đó là hạn chế tín dụng trung và dài hạn đồng nghĩa là quy mơ tín dụng trung và dài hạn của NH đó sẽ bị thu hẹp lại. Khi đó khơng thể nói chất lượng tín dụng của ngân hàng đó là tốt ít ra là về mặt quy mơ. Bên cạnh đó, chính sách tín dụng của NH còn bao gồm một loạt các vấn đề như quy định về điều kiện, tiêu chuẩn tín dụng đối với khách hàng, biện pháp bảo đảm tiền vay, lĩnh vực tài trợ, quy trình quản lý tín dụng, lãi suất…Nếu chính sách tín dụng được xây dựng và thực hiện một cách khoa học và chặt chẽ, kết hợp được hài hịa lợi ích của NH, của khách hàng và của xã hội thì sẽ có thể xây dựng được một chất lượng tín dụng tốt. Ngược lại, nếu việc thực hiện chính sách tín dụng khơng hợp lý, khơng khoa học thì chắc chắn chất lượng tín dụng sẽ khơng cao thậm chí rất thấp.

- Thơng tin tín d ụ ng

Thông tin luôn là yếu tố cơ bản cần thiết cho công tác quản lý dù ở bất kỳ lĩnh vực nào. Nhờ có thơng tin tín dụng mà người quản lý có thể đưa ra những quyết định cần thiết liên quan đến việc cho vay, quản lý đảm bảo tiền vay, giảm thiểu rủi ro tín dụng. Thơng tin càng chính xác, kịp thời thì càng thuận lợi cho ngân hàng trong việc đưa ra quyết định cho vay, theo dõi việc sử dụng

vốn vay và tiến độ trả nợ. Thơng tin chính xác kịp thời đầy đủ còn giúp cho ngân hàng xây dựng hoặc điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, chính sách tín dụng một cách linh hoạt cho phù hợp với tình hình thực tế. Tất cả những điều đó góp phần nâng cao chất lượng tín dụng cho ngân hàng. Nhưng nếu các nguồn thơng tin khơng chính xác sẽ ảnh hưởng xấu đến quyết định cho vay, sử dụng vốn vay khơng hiệu quả thậm chí gây hậu quả nghiêm trọng dẫn đến nợ xấu và mất vốn. Vì vậy, thơng tin tín dụng là một trong những nhân tố quyết định chất lượng tín dụng.

Thơng tin tín dụng có thể thu thập được từ nguồn thơng tin sẵn có của ngân hàng từ thơng tin tín dụng (CIC), từ khách hàng, từ đối thủ cạnh tranh hoặc nói cách khác từ nguồn trực tiếp hay gián tiếp, từ các nguồn thông tin của cơ quan pháp luật...

- Công ngh ệ ngân hàng, trang thi ế t b ị k ỹ thu ậ t

Một ngân hàng sử dụng công nghệ hiện đại được trang bị các phương tiện kỹ thuật chất lượng cao sẽ tạo điều kiện đơn giản hóa các thủ tục, rút ngắn thời gian giao dịch, đem lại sự tiện lợi tối đa cho khách hàng vay vốn. Đó là tiền đề để ngân hàng thu hút thêm khách hàng, mở rộng tín dụng. Sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại còn giúp cho việc thu thập thơng tin nhanh chóng, chính xác, cơng tác lập kế hoạch, xây dựng chính sách tín dụng cũng có hiệu quả hơn. Trong nền kinh tế và khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão mà một ngân hàng không bắt kịp với công nghệ cũng đồng nghĩa là đang làm mình lạc hậu hơn, khơng tiếp cận được những ứng dụng hiện đại áp dụng cho công việc làm nảy sinh những yếu kém và điều này là một phần ảnh hưởng rất xấu đến chất lượng tín dụng nói riêng và hoạt động của ngân hàng thương mại nói chung.

Dù khi khoa học hiện đại là cơ hội tự động hóa trong hầu khắp các lĩnh vực song nhân tố con người vẫn ln giữ vai trị rất quan trọng. Đặc biệt hoạt động tín dụng ngân hàng có liên quan đến nhiều vấn đề của đời sống xã hội thì vai trị của con người lại càng quan trọng. Thực tế thì khơng có bất cứ máy móc nào thay thế được sự nhạy cảm và kinh nghiệm lao động của con người.

Do đó vấn đề nhân sự là vấn đề cực kỳ quan trọng đối với mỗi ngân hàng, trong đó gồm cả chất lượng nhân sự và quản lý nhân sự. Chất lượng nhân sự ở đây khơng chỉ đơn thuần quan tâm đến trình độ chun mơn mà cịn bao gồm cả lương tâm, đạo đức, tác phong, kỷ luật lao động của người cán bộ ngân hàng nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng. Chất lượng nhân sự tốt, biểu hiện ở sự năng động sáng tạo trong công việc, tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật cao của các cán bộ. Bên cạnh chất lượng nhân sự thì cơng tác quản lý nhân sự cũng cần đặc biệt chú ý, bởi lẽ khơng phải cứ có cán bộ tín dụng giỏi là có chất lượng tín dụng cao. Mỗi cán bộ tín dụng đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng, điều quan trọng là phải bố trí, sắp xếp cơng việc của họ sao cho phát huy hết thế mạnh và hạn chế điểm yếu của từng người, đồng thời có chế độ đãi ngộ hợp lý nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, tạo sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động của từng thành viên trong một guồng máy thống nhất cùng hướng tới một mục tiêu chung là nhu cầu chất lượng tín dụng ngân hàng.

Nhân tố này khơng chỉ tác động đến chất lượng tín dụng mà tác động đến mọi hoạt động của ngân hàng. Một NH có cơ cấu tổ chức đựơc sắp xếp một cách khoa học, sự phân công công việc được tiến hành một cách cụ thể, có sự liên kết giữa các bộ phận thì việc đáp ứng các yêu cầu của khách hàng sẽ được thực hiện kịp thời, không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh, quản lý có hiệu quả và an tồn các khoản tín dụng. Ngược lại, nếu khơng có các cán bộ tín dụng có chun mơn và ý thức tốt thì việc đánh giá, thẩm định một hồ sơ tín dụng

và việc đưa ra quyết định cấp tín dụng sẽ khơng đảm bảo an tồn tín dụng đem lại những hậu quả nghiêm trọng. Bên cạnh đó cịn phải kể đến đạo đức lao động của các cán bộ tín dụng khi đưa ra các quyết định sai lệch nhằm thu lợi cá nhân qua việc cấp sai tín dụng cho các đối tượng khơng đủ điều kiện cấp tín dụng cũng là một trong những nhân tố cần xem xét và đặt lên hàng đầu trong vấn đề quản lý và nâng cao chất lượng tín dụng.

- Cơng tác ki ể m soát n ộ i b ộ

Đây là công tác mà ngân hàng nào cũng cần tiến hành thường xuyên, liên tục nhằm duy trì chất lượng, hiệu quả kinh doanh của mình phù hợp với các chính sách, đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đã đề ra. Để làm tốt công tác này, ngân hàng cần sắp xếp một đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, trung thực làm nhiệm vụ này và có chế độ thưởng, phạt nghiêm minh. Có như thế, cơng tác tín dụng mới được thực hiện đúng quy trình nhằm nâng cao chất lượng tín dụng

b. Nhân t ố khách quan (thu ộ c v ề doanh nghi ệ p) - Năng lự c c ủ a doanh nghi ệ p

Không một doanh nghiệp nào đi vay lại khơng muốn món vay đem lại hiệu quả. Nhưng nhiều khi do năng lực có hạn chế, họ khơng thực hiện được mục đích của mình và làm ảnh hưởng đến khoản tín dụng mà họ đã nhận từ ngân hàng.

- Trình độ qu ả n lý c ủ a các nhà doanh nghi ệ p

Do trình độ của nhiều nhà lãnh đạo còn nhiều hạn chế về học vấn, kiếm thức cũng như kinh nghiệm thực tế nên nhiều khi họ không dự đoán được những biến động của thị trường, yếu kém marketing sản phẩm... Do sự bảo thủ của nhiều nhà quản lý không dám đổi mới khiến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khơng có hiệu quả, dẫn đến tình trạng khơng thu hơi hết

được vốn và làm ảnh hưởng đến hiệu quả của doanh nghiệp từ đó ảnh hưỏng đến chất lượng của khoản tín dụng đã sử dụng.

- Đạo đứ c c ủa người đi vay

Ngân hàng chỉ quyết định cho vay sau khi đã phân tích kỹ các yếu tố có liên quan đến khả năng của người vay trong việc hoàn trả nợ và cách thức sử dụng vốn vay. Nhưng thơng tin này có thể bị thay đổi sau khi doanh nghiệp nhận được tiền vay. Thực tế, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng vốn vay không hợp lý dẫn đến không đạt đựơc hiệu quả sản xuất kinh doanh. Cịn có nhiều ngừơi có ý tham nhũng và kết quả là hiệu quả sử dụng vốn vay Ngân hàng kém thậm chí khơng thu hồi được. Vì vậy, cơng tác kiểm tra, giám sát của ngân hàng là rất quan trọng

c. Các nhân t ố khách quan khác

Ngồi những nhân tố chủ quan trên cịn nhiều nhân tố khách quan mà tác động của nó cũng khơng nhỏ đến chất lượng của các khoản tín dụng ngân hàng.

- Tác độ ng c ủa môi trườ ng kinh t ế

Đây là nhân tố ln ảnh hưởng đến khả năng tài chính của người vay hay nói rõ hơn là nếu mơi trường kinh tế xấu làm cho hoạt động của doanh nghiệp gặp khó khăn, ảnh hưởng đến thời hạn trả nợ và khả năng hồn trả món vay cho ngân hàng do đó ảnh hưởng đến chất lượng của khoản tín dụng đó của ngân hàng. Ngược lại nếu mơi trường kinh tế thuận lợi sẽ giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thuận lợi, thu hồi được vốn nhanh đồng thời lợi nhuận thu được sẽ cao và từ đó khả năng trả nợ của doanh nghiệp, khỏan vay sẽ được trả đúng hạn, khoản tín dụng ngân hàng sẽ có chất lượng tốt.

Ngân hàng là một doanh nghiệp luôn phải hoạt động trong hành lang pháp lý hẹp hơn bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất hay thương mại nào. Vì vậy, một hệ thống pháp lý càng hồn chỉnh, đồng bộ thì sẽ càng đem lại hiệu quả hoạt động của ngân hàng, của các doanh nghiệp và đảm bảo đựơc chất lượng tín dụng của các doanh nghiệp đó với ngân hàng. Cịn nếu mơi trường pháp lý khơng hồn chỉnh, có nhiểu lỗ hổng thì kết quả sẽ ngược lại cho cả ngân hàng và các doanh nghiệp từ đó làm cho chất lượng của các khỏan tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp sẽ xấu và khó có thể thu hồi.

- Chính sách kinh t ế vĩ mô của Nhà nướ c

Trong nền kinh tế thị trường các chính sách kinh tế vĩ mơ của Nhà nước bao gồm các chính sách tài chính tiền tệ, chính sách lãi suất, chính sách đối ngoại... có vai trị quan trọng đối với hoạt động của nền kinh tế nói chung và hoạt động của các ngân hàng, các doanh nghiệp nói riêng. Chính sách kinh tế trong hồn cảnh này thì có tác dụng cho cả ngân hàng và doanh nghiệp nhưng trong hồn cảnh khác thì lại ngược lại. Các chính sách này nhằm ưu tiên phát triển hay hạn chế một ngành nào đó để đảm bảo cân đối cho nền kinh tế. Do vậy các chủ trương, chính sách của Nhà nước phải đúng đắn thì mới thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, là điều kiện cần để đạt được chất lượng và hiệu quả của các khoản tín dụng ngân hàng.

- Các y ế u t ố thiên tai gây lên

Chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhiều khi mang tính thời vụ. Trong cơ cấu nền kinh tế, doanh nghiệp trong các ngành nông – lâm – ngư nghiệp chiếm một tỷ lệ khơng nhỏ thì yếu tố này rất quan trọng. Khi thiên tai xảy ra như: lũ lụt, hạn hán, mưa bão, hỏa hoạn... làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bị đổ bể, dẫn đến khả năng hồn trả các khoản nợ là khó khăn hoặc khơng thể, làm cho chất lượng của các khoản tín dụng bị giảm sút.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w