2.3.1. Kết quả đạt được
Trong giai đoạn qua, kinh tế Việt Nam gặp nhiều biến động, ngành ngân hàng cũng vậy, vì lẽ đó Techcombank cũng khơng thể tránh khỏi việc bị ảnh hưởng, tuy nhiên Techcombank đã lội ngược dòng trong năm 2016.
❖ Kết quả về phía tài sản
Một thành tích nổi bật nhất trong năm 2016 của Techcombank đó là đã tăng trưởng tổng tài sản một cách mạnh mẽ với mức tăng 22.6%, một kết quả ấn tượng. Đóng góp chính vào thành cơng này là nhờ tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt 27.76%. Bên cạnh đó, cơ cấu tài sản cũng đã được điều chỉnh theo hướng nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng. Bên cạnh đó, cơ cấu tài sản của Techcombank đang thể hiện sự đa dạng hoá danh mục đầu tư cao, tránh rủi ro tập trung vốn.
Trong năm 2016, Techcombank có khoản mục tiền gửi và cho vay các TCTD
khác có mức tăng đáng kể hơn 46% và có thể nhận thấy đây là một động thái tích cực
cho thấy thanh khoản của ngân hàng đang được ổn định. Khoản mục này tăng về bản chất giúp hoạt động trên thị trường liên ngân hàng chủ yếu nhằm mục đích giao dịch thanh tốn giữa các ngân hàng với nhau (tiền gửi không kỳ hạn) và hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng khi cần thiết.
❖ Kết quả về phía nguồn vốn
Nguồn vốn của ngân hàng biến động cùng với biến động của tài sản, tuy nhiên, nguồn vốn tiền gửi của khách hàng tăng trưởng một cách ổn định thể hiện mức độ uy tín của ngân hàng đối với người gửi tiền. Tuy nhiên thì, Techcombank lại tăng mức độ phụ thuộc vào nguồn vốn tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác khi khoản mục này tăng 20% so với năm trước nhằm mục đích bù đắp thanh khoản tạm thời, đây là nguồn vốn thiếu tính chất ổn định và chi phí cao. Ngồi ra, vốn chủ sở hữu của ngân hàng mặc dù tốc độ tăng trưởng chậm nhưng ổn định và động lực chính đến từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối.
❖ Kết quả về phía lợi nhuận - thu nhập - chi phí
Một kết quả đáng ngạc nhiên đó là năm 2016 với mức tăng trưởng tổng thu
thu chủ yếu tăng từ thu nhập lãi. Bên cạnh đó thì thu nhập từ hoạt động dịch vụ cũng tăng trên 50%, đây là nguồn thu có tính chất ổn định và khả năng tạo ra lợi nhuận cao khi tốc độ tăng trưởng thu nhập cao tuy nhiên yêu cầu tăng trưởng chi phí thấp hơn, nguyên do là, chiến lược cạnh tranh của Techcombank là tập trung vào cạnh tranh về chất lượng dịch vụ với mong muốn đem lại chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, vì vậy, khách hàng có thể chấp nhận một mức lãi suất cao hơn. Về chiến lược kinh doanh, Techcombank đã chuyển hướng tập trung hơn vào mảng ngân hàng bán lẻ với khách hàng cá nhân, nhóm khách hàng có nhiều tiềm năng tăng trưởng tại thị trường Việt Nam nhưng cũng không bỏ qua phân khúc thế mạnh của mình là khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ.
❖Kết quả về quản trị rủi ro
Về hoạt động quản lý rủi ro, nhờ có sự chuyển giao cơng nghệ ngân hàng từ đối tác chiến lược của mình là ngân hàng HSBC, Techcombank đang có sự nâng cao trình độ về quản lý rủi ro một cách nhanh chóng. Techcombank hướng tới xây dựng hệ thống quản trị rủi ro theo nguyên tắc “ba phòng tuyến rủi ro” và đang trong quá trình áp dụng và hồn thiện các quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng theo khuyến nghị của BASEL II.
Về rủi ro tín dụng, trong giai đoạn 2015, nợ xấu giảm mạnh mặc dù dưới sự tác động của thông tư 02/2013/TT-NHNN. Đây là kết quả sau khi đã nhìn nhận và đánh giá rủi ro một cách chính xác. Mức nợ xấu trong năm 2016 của Techcombank đã giảm xuống phù hợp với chỉ đạo của NHNN nhằm đưa nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng về cịn dưới 3%.
Thanh khoản của Techcombank mặc dù có dấu hiệu sụt giảm ở các chỉ số về ngân quỹ, tuy nhiên nếu so sánh với các ngân hàng khác cùng ngành thì Techcombank đang thể hiện mức dự trữ ngân quỹ cao hơn. Ngoài ra, 34% tổng giá trị khoản mục chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán của Techcombank là trái phiếu Chính phủ, nguồn tài sản có tính thanh khoản cao.
Techcombank đang có khe hở nhạy cảm với lãi suất dương, điều này có nghĩa là Techcombank có thể gặp rủi ro lãi suất khi lãi suất thị trường giảm. Tuy nhiên,
trong điều kiện kinh tế hiện tại, lãi suất có thể giảm tuy nhiên mức biến động giảm khơng nhiều.
Tỷ lệ an tồn vốn CAR của Techcombank ln đạt u cầu của NHNN và cao hơn bình quân hệ thống ngân hàng, thể hiện Techcombank ln sẵn sàng có đủ nguồn lực để đảm bảo xử lý khi rủi ro có thể xảy ra.
2.3.2. Những hạn chế cịn tồn tại
Bên cạnh những thành tựu đạt được, Techcombank cịn có một số điểm hạn chế cần phải khắc phục.
❖ Về phía tài sản
Thứ nhất, về cơ cấu tài sản, mặc dù cơ cấu tài sản của Techcombank đang có cải thiện về khả năng sinh lời tuy nhiên tỷ trọng tài sản sinh lời trên tổng tài sản vẫn còn thấp hơn so với một số ngân hàng khác điển hình như ACB và MB.
Thứ hai, mặc dù tốc độ tăng trưởng tín dụng của Techcombank có cải thiện tuy nhiên vẫn chưa thực sự ấn tượng khi so với tốc độ tăng trưởng của một số ngân hàng khác như MB đạt gần 50%, một ngân hàng có số vốn ngang ngửa TCB. Mặc dù vậy, khi so MB từ năm 2015 có dư nợ cho vay khách hàng thấp hơn nhiều so với Techcombank, tuy nhiên vào năm 2016 đã tăng trưởng đạt 49,37% và có dư nợ gần bằng dư nợ cho vay khách hàng của Techcombank năm 2016.
Thứ ba, Techcombank đang có biểu hiện của nguồn vốn chưa thực sự ổn định thể hiện qua các chỉ số về thanh khoản, về cơ cấu đầu tư có tỉ trọng cao là trái phiếu doanh nghiệp và hệ số địn bẩy tài chính cao hàm ý rằng Techcombank có đủ cơ sở để có thể tăng nguồn nợ phải trả.
❖ Về phía nguồn vốn
Mặc dù nguồn vốn của Techcombank có nguồn vốn tăng trưởng một cách ổn định, trong đó nguồn nợ phải trả chủ yếu là nguồn tiền gửi của khách hàng tuy nhiên nguồn vốn của Techcombank có một tỷ trọng khơng nhỏ là nguồn vốn từ các TCTD khác, đây là nguồn tài trợ mà ngân hàng có thể sử dụng trong điều kiện thiếu hụt tạm thời nguồn vốn. Tuy nhiên, đây là nguồn vốn chi phí cao và có tính chất bất ổn nên sẽ gây ảnh hưởng tới TCB trong trường hợp xấu xảy ra.
Bên cạnh đó, nguồn vốn của Techcombank có lãi suất đầu vào bình quân cao hơn so với Sacombank và MB, điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của Techcombank đối với hoạt động tín dụng do để đảm bảo lợi nhuận, Techcombank cần phải đặt mức lãi suất đầu ra cao hơn.
❖ Về phía lợi nhuận - thu nhập - chi phí
Có thể thấy hoạt động quản lý chi phí của Techcombank đang ngày một hiệu quả hơn tuy nhiên chi phí dự phịng rủi ro tín dụng đang tăng một cách đột biến vào năm 2015. Mặc dù mục đích cuối cùng là nhằm đánh giá chính xác rủi ro nhằm hướng tới quản lý rủi ro một cách hiệu quả, tuy nhiên điều này có tác động một cách khơng nhỏ tới lợi nhuận của ngân hàng. Thu nhập từ kinh doanh ngoại hối và vàng, thu nhập từ mua bán chứng khoán kinh doanh giảm cho thấy sự nhạy cảm ngày càng gia tăng của TCB trước tác động từ thị trường thế giới và môi trường kinh tế.
❖ Về phía quản trị rủi ro
Nhìn chung, quản trị rủi ro của Techcombank đang có nhiều cải biến tích cực, tuy nhiên chỉ số CAR của Techcombank đang ở mức khá cao so với trung bình ngành và vượt xa con số yêu cầu của NHNN, điều này một mặt thể hiện khả năng an toàn về vốn của ngân hàng, tuy nhiên nó cũng phản ánh ngân hàng đang sử dụng nguồn vốn để đầu tư vào các lĩnh vực ít rủi ro đồng nghĩa với việc lợi nhuận mang lại chưa cao.
Kết luận chương 2
Chương 2 của khóa luận đã đi vào giới thiệu về ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam và phân tích báo cáo tài chính ngân hàng dựa trên các nội dung phân tích như đã trình bày tại phần lý thuyết chương 1. Qua đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam có thể nhận thấy ngân hàng gặp khó khăn và có sự giảm sút về hiệu quả hoạt động kinh doanh trong năm 2014 tuy nhiên đã có sự tăng trưởng trở lại từ năm 2015 và 2016. Chương 2 cũng đã nêu ra những thành tựu và hạn chế của ngân hàng TMCP Kỹ thương trong giai đoạn qua.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THƠNG QUA PHÂN TÍCH BCTC CỦA NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VN