3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thơng qua phân tích báo cáo tà
3.2.1. Giải pháp cụ thể
a. Giải pháp nâng cao uy tín của Techcombank trên trường quốc tế
Như đã phân tích, uy tín của Techcombank hiện nay trên trường quốc tế chưa cao. Điều này gây ra tác động khiến Techcombank cần phải duy trì khoản tiền gửi ngoại tệ lớn ở các ngân hàng khác và làm lãng phí nguồn lực. Để giải quyết vấn đề này, Techcombank cần áp dụng các giải pháp sau:
Thứ nhất, tích cực học hỏi kinh nghiệp về lĩnh vực thanh toán quốc tế của đối tác chiến lược đó là HSBC nhằm nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ tạo uy tín đối với khách hàng trong và ngồi nước.
Thứ hai, Techcombank cần thiết kế các sản phẩm tài trợ thương mai nhằm đáp ứng và phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Điều này sẽ tạo cơ hội cho Techcombank nâng cao kinh nghiệm thực tế của mình trong lĩnh vực thanh tốn quốc tế.
b. Giải pháp quản lý hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng là hoạt động then chốt của bất kỳ ngân hàng nào. Đối với Techcombank hiện nay cần thực hiện tốt hai nhiệm vụ về hoạt động tín dụng đó là thực hiện đẩy mạnh hoạt động tín dụng trên cơ sở bền vững và nâng cao khả năng quản lý các khoản tín dụng.
Về nội dung thứ nhất về đẩy mạnh hoạt động tín dụng, như đã phân tích, mặc dù hoạt động tín dụng của Techcombank có nhiều cải thiện trong năm 2014, tuy nhiên vẫn chưa thực sự mang tính đột phá. Trong thời gian tới Techcombank cần đẩy mạnh hoạt động tín dụng của mình tuy nhiên vẫn cần đảm bảo tính bền vững tránh gây trầm
trọng tình trạng nợ xấu. Đề làm được điều này Techcombank nên sử dụng các giải pháp sau:
Thứ nhất, xây dựng hệ thống đánh giá xếp hạng ngân hàng phù hợp với triển vọng kinh tế nhằm tránh bỏ qua các khách hàng tiềm năng và cấp tín dụng đối với các khách hàng khơng phù hợp.
Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh tín dụng cá nhân: trong thời gian qua, Techcombank đã thực hiện tốt việc chuyển đổi cơ cấu từ tập trung vào mảng khách hàng doanh nghiệp sang tập trung vào phân khúc khách hàng cá nhân. Vì vậy, Techcombank cần tiếp tục phát huy và hướng tới mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ được u thích, có uy tín và thương hiệu đối với khách hàng.
Thứ ba, đối với khách hàng doanh nghiệp, ngân hàng cần xây dựng sản phẩm phù hợp với khách hàng thuộc từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Khuyến khích và đưa ra các ưu đãi đối với khách hàng chuyển dòng tiền kinh doanh qua Techcombank.
Thứ tư, tăng trưởng số lượng khách hàng. Bên cạnh việc gia tăng bán chéo sản phẩm đối với một khách hàng, ngân hàng cịn có thể gia tăng số lượng khách hàng mục tiêu nhằm tăng doanh thu. Để làm được điều này ngân hàng có thể áp dụng các biện pháp như thường xuyên liên lạc lại với các khách hàng trước đây đã sử dụng dịch vụ tuy nhiên hiện nay khơng cịn phát sinh giao dịch thường xuyên nữa, tiến hành thâm nhập vào các lĩnh vực ngành nghề mới nhằm thu hút khách hàng, đưa ra các ưu đãi khi khách hàng lần đầu phát sinh giao dịch tại ngân hàng.
Về nội dung nâng cao khả năng quản lý các khoản tín dụng, có thể nhận thấy mặc dù có sự cải thiện cả về chất lượng lẫn quy mơ của hoạt động tín dụng, tuy nhiên, trong năm 2016, Techcombank mất một khoản chi phí lớn để trích lập dự phịng rủi ro tín dụng. Chính vì vậy, Techcombank cần có các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng tín dụng. Một số giải pháp có thể áp dụng như sau:
Thứ nhất, công khai, minh bạch, từng bước tiến tới quản lý rủi ro tín dụng theo chuẩn mực quốc tế nhằm tạo cơ sở cho việc đánh giá, nhận định và xử lý rủi ro một cách hợp lý. Trong thời gian trước, sự che giấu các khoản nợ xấu đã ảnh hưởng đáng kể tới việc xử lý nợ xấu của khơng chỉ Techcombank mà của tồn hệ thống ngân
hàng. Chính vì vậy, nhiệm vụ đầu tiên để có thể đưa nợ xấu về mức phù hợp là việc đánh giá chính xác mức độ nợ xấu. Ngồi ra, việc minh bạch này không những tạo thuận lợi cho ngân hàng trong việc xử lý nợ xấu mà còn tạo lòng tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước giúp ngân hàng dễ dàng hơn trong việc huy động nguồn vốn.
Thứ hai, tăng cường kiểm sốt tín dụng đối với khách hàng, đặc biệt là cơng tác kiểm tra sau vay. Tăng cường công tác thu hồi và xử lý nợ xấu, đặc biệt là việc bán nợ xấu cho VAMC.
Thứ ba, phân bổ tín dụng theo cơ cấu hợp lý trong đó ưu tiên cho các lĩnh vực như nơng nghiệp, nơng thơn, sản xuất hàng hố xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ, tập trung vào mảng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đánh giá lại nhóm khách hàng có liên quan nhằm tránh rủi ro tập trung tín dụng. Đánh giá nhóm khách hàng có liên quan là một nhiệm vụ rất khó khăn trong hoạt động tín dụng do tính chất phức tạp và đan xen lẫn nhau giữa quan hệ sở hữu giữa các doanh nghiệp. Tuy nhiên dư nợ cho vay các nhóm khách hàng có liên quan quá cao tiềm ẩn nguy cơ xảy ra rủi ro cao và khả năng tổn thất lớn. Vì vậy, ngân hàng cần nâng cao khả năng trong việc xác định các mối quan hệ đan xen giữa các khách hàng nhằm đánh giá đúng mức độ rủi ro khi cấp khoản vay.
c. Giải pháp lựa chọn danh mục đầu tư hiệu quả
Qua phân tích BCTC của Techcombank, có thể nhận thấy một điểm mạnh đó là Techcombank đã có sự đa dạng hố trong danh mục đầu tư, chứ khơng chỉ phụ thuộc vào hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, trong năm 2016, có một tỷ lệ khơng nhỏ là trái phiếu Chính phủ, mặc dù đây là loại tài sản có tính chất thanh khoản cao nhằm giảm thiểu nguy cơ xảy ra rủi ro thanh khoản cho ngân hàng, nhưng nó cũng mang lại lợi nhuận thấp. Chính vì vậy, Techcombank cần chuyển dịch cơ cấu đầu tư của mình nhằm nâng cao hiệu quả khả năng sinh lời, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế đang hồi phục và đang trên đà mở cửa.
Ngoài ra để danh mục đầu tư mang lại lợi nhuận cao nhất và tránh các tổn thất không mong đợi xảy ra, Techcombank cũng cần áp dụng các biện pháp nhằm quản lý hiệu quả danh mục đầu tư như sau:
Thứ nhất, tăng cường khả năng nghiên cứu, phân tích kinh tế nhằm phòng ngừa các rủi ro về hoạt động đầu tư, thiết lập cơ chế cảnh báo. Điều này giúp cho ngân hàng có một cái nhìn tồn diện về biến động và triển vọng của nền kinh tế. Từ đó tạo điều kiện đưa ra các quyết định đầu tư phù hợp.
Thứ hai, nghiên cứu, phân tích kĩ lưỡng và chi tiết các TCTD, doanh nghiệp mà Techcombank sẽ đầu tư theo hình thức mua cổ phiếu, trái phiếu hoặc góp vốn đầu tư dài hạn. Điều này giúp Techcombank giảm thiểu tối đa những rủi ro không mong đợi đối với hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Ngồi ra, nó cũng giúp đưa ra sự so sánh nhằm giúp ngân hàng tìm được nơi đầu tư dung hồ hai điều kiện an toàn và sinh lời.
Thứ ba, xây dựng các chế độ báo cáo phân tích thường xun của các cơng cụ đầu tư trên thị trường chứng khốn để có thể đánh giá xác suất rủi ro có thể xảy ra, giảm thiểu rủi ro nhằm phù hợp với khẩu vị rủi ro của ngân hàng.
d. Giải pháp về phía nguồn vốn
Thứ nhất, giảm tỷ trọng nguồn vốn vay từ TCTD khác. Nguồn vốn của Techcombank có một tỷ lệ hợp lý giữa vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Tuy nhiên, về phía nợ phải trả, nguồn vốn từ các TCTD khác là không nhỏ. Nguồn vốn này chỉ nhằm mục đích tài trợ cho các khoản thiếu hụt tạm thời và không nên coi đây là nguồn vốn tài trợ thường xuyên cho hoạt động ngân hàng. Vì đây là nguồn vốn kỳ hạn ngắn, bên cạnh đó chi phí huy động cao do là nguồn vốn trên thị trường. Sử dụng một tỷ lệ cao nguồn vốn này tạo ra rủi ro trong trường hợp một vài ngân hàng thiếu hụt thanh khoản hoặc do sự thay đổi về quy định quản lý sẽ gây ra sự rút vốn đồng loạt giữa các ngân hàng, điều này có thể gây ra những tác động tiêu cực cho hoạt động ngân hàng.
Thứ hai, tăng cường sử dụng nguồn vốn huy động từ tiền gửi khách hàng và phát hành giấy tờ có giá. Nguồn vốn huy động từ tiền gửi khách hàng là nguồn vốn chính trong hoạt động của bất kỳ ngân hàng nào. Trong thời gian qua Techcombank có sự tăng trưởng đều đặn của khoản mục tiền gửi khách hàng. Điều này thể hiện Techcombank đang xây dựng được lòng tin đối với người gửi tiền và bên cạnh đó là sự hỗ trợ từ các chính sách điều hành của các cơ quan quản lý trong việc ổn định kinh
tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và nâng cao vị thế tiền đồng. Techcombank cần tiếp tục có các chiến lược tăng trưởng nguồn vốn này như sau:
- Tiếp tục sử dụng chiến lược cạnh tranh về chất lượng dịch vụ cùng với đó là sử dụng mức lãi suất hợp lý. Xây dựng và phát triển các gói sản phẩm huy động linh hoạt phù hợp với nhu cầu của người gửi tiền.
- Tăng cường bán chéo sản phẩm, xây dựng các ưu đãi đối với khách hàng doanh nghiệp khi chuyển dòng tiền kinh doanh qua tài khoản của ngân hàng.
Về phía nguồn vốn từ phát hành giấy tờ có giá, Techcombank cần có sự chuẩn bị trước nhằm tạo khả năng phát hành giấy tờ có giá khi có nhu cầu, trong đó Techcombank cần có sự nghiên cứu kĩ lưỡng về thị trường nhằm tăng khả năng thành công của đợt phát hành.
e. Giải pháp về thu nhập, lợi nhuận, chi phí
Trong thời gian qua, chiến lược cạnh tranh về chất lượng dịch vụ của Techcombank đã mang lại nhiều thành công. Techcombank cần tiếp tục triển khai chiến lược cạnh tranh này đi đôi với việc ngày một nâng cao chất lượng dịch vụ. Điều này giúp Techcombank có thể tăng cường thu nhập qua giữ chân các khách hàng cũ và sử dụng chiến lược phát triển khách hàng mới dựa trên khách hàng cũ.
Bên cạnh đó là tập trung vào tín dụng dành cho cá nhân cộng với bán chéo sản phẩm dịch vụ nhằm tăng lợi nhuận hoạt động dịch vụ. Như đã phân tích, hoạt động dịch vụ mặc dù có tốc độ tăng trưởng doanh thu lớn tuy nhiên yêu cầu về tăng chi phí lại khơng cao. Chính vì vậy, Techcombank cần triển khai các chiến lược bán chéo sản phẩm, ví dụ như sự liên kết giữa phòng dịch vụ khách hàng và phòng kinh doanh nhằm phát triển và khai thác khách hàng để có thể đưa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiếp cận được với nhiều đối tượng nhất có thể.
Tiếp tục kiểm sốt tốt các khoản mục chi phí nhằm nâng cao khả năng sinh lời cho ngân hàng. Trong thời gian qua, Techcombank đã thực hiện tốt nhiệm vụ này, đặc biệt là việc tiết kiệm trong việc sử dụng tài sản cố định đã giúp ngân hàng tăng được khả năng sinh lời và giảm thiểu chi phí khấu hao.
Bên cạnh đó, Techcombank sẽ cần phải tiếp tục tiết kiệm chi phí hoạt động thơng qua các biện pháp như xây dựng định mức sử dụng và kiểm sốt chặt chẽ các
khoản chi phí liên quan đến chi phí về văn phịng phẩm, giấy in, chi cơng tác phí, bưu phí, điện thoại, chi mua tài liệu sách báo... do đây là các khoản chi khơng cố định mà phụ thuộc vào tình hình hoạt động kinh doanh từng thời kỳ. Cùng với đó, các cán bộ lãnh đạo cần truyền đạt văn hóa về tiết kiệm cho cán bộ công nhân viên nhằm nâng cao ý thức tiết kiệm các khoản chi phí này cho ngân hàng. Đối với các tài sản đã hư hỏng, cần có biện pháp xử lý nhanh chóng, để thu hồi giá trị cịn lại. Tránh gây tình trạng tồn đọng gây lãng phí và chiếm diện tích.
Tuy nhiên, ngân hàng chỉ nên cắt giảm các khoản chi phí có thể tiết kiệm, bất hợp lý, tránh tiết kiệm quá mức gây ảnh hưởng tới hiệu quả làm việc của cán bộ công nhân viên. Bên cạnh đó, các khoản chi cho cán bộ cơng nhân viên cũng cần được chi phù hợp nhằm tạo tinh thần làm việc tốt nhất cho cán bộ công nhân viên và tránh các tiêu cực như biển thủ tài sản hoặc các rủi ro hoạt động khác.
f. về khía cạnh quản trị rủi ro
Techcombank hiện nay đang có đối tác chiến lược là ngân hàng HSBC, đây là cơ hội lớn cho Techcombank học tập các kinh nghiệm quản lý, quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế. Trong giai đoạn tới, ngân hàng cần tiếp tục tập trung thực hiện các giải pháp về quản trị rủi ro như sau:
Thứ nhất, tiếp tục triển khai Quản trị rủi ro hoạt động theo chuẩn mực Basel và thông lệ quản trị tốt nhất qua việc hoàn tất xây dựng khẩu vị rủi ro hoạt động, cải thiện các công cụ quản trị cơ bản như thu thập và quản lý dữ liệu tổn thất (LDC), tự đánh giá rủi ro và các chốt kiểm sốt, chỉ số rủi ro chính (KRI), thống nhất phương pháp luận và mơ hình đánh giá rủi ro của ba phịng tuyến phịng thủ (gồm kiểm tốn nội bộ, kiểm tra/quản trị rủi ro hoạt động và các đơn vị kinh doanh), đối chiếu các mảng kinh doanh nghiệp vụ ngân hàng theo Basel.
Thứ hai, đẩy mạnh công tác kiểm tra về cả số lượng và chất lượng nhằm kiểm soát tốt hơn việc tuân thủ cũng như nhận diện sớm các rủi ro tiềm ẩn trong mơi trường vĩ mơ cịn nhiều biến động. Trọng tâm này được thực hiện qua việc duy trì cơng tác kiểm tra trực tiếp đơn vị kinh doanh/mảng nghiệp vụ chiến lược hoặc tiềm ẩn rủi ro cao, cũng như hỗ trợ đào tạo, phối hợp cùng triển khai và kiểm sốt chất lượng cơng tác của các chức danh kiểm tra, kiểm sốt lại tuyến phịng thủ thứ nhất.
Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện sự kết nối giữa tất cả cấc tuyến phòng thủ, kết nối với chiến lược phát triển của ngân hàng được triển khai qua việc đầu tư vào công nghệ nhằm gia tăng hiệu quả công việc, đáp ứng mục tiêu quản trị tuân thủ/rủi ro hoạt động trung dài hạn của ngân hàng.
Thứ tư, tiếp tục cải thiện văn hóa, nhận thức tuân thủ hướng tới tất cả lĩnh vực hoạt động của ngân hàng và đảm bảo sự hài hịa giữa cơng tác tn thủ, quản trị rủi ro hoạt động với việc cung cấp sản phẩm dịch vụ chất lượng cao cho khách hàng cũng như tạo ra lợi nhuận trên cơ sở cân đối giữa rủi và lợi nhuận.
Việc nâng cao ý thức tuân thủ, quản lý, quản trị rủi ro hoạt động toàn ngân hàng cần được thực hiện qua chiến lược truyền thơng tồn diện, với sự phối hợp cùng Marketing và trên nền tảng tương tác hai chiều để truyền tải kiến thức pháp luật, rủi ro hoạt động, các cảnh báo và bài học kinh nghiệm rộng khắp trên hệ thống. Cùng với chiến lược này cũng cần có các biện pháp đào tạo, hội thảo, sát hạch năng lực tuân thủ theo từng chức danh, điều chỉnh các chỉ tiêu tuân thủ trong bộ chỉ tiêu đánh giá của các khối kinh doanh, hỗ trợ.