Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Techcombank

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh NH TMCP kỹ thương việt nam thông qua phân tích báo cáo tài chính khoá luận tốt nghiệp 428 (Trang 86 - 89)

3.3.1. Đối với chính phủ

Thứ nhất, Chính phủ cần tích cực tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước. Hiện nay, các ngân hàng mà Nhà nước nắm cổ phần chi phối đang có ưu thế lớn về các đối tác là các doanh nghiệp Nhà nước, điều này gây khó khăn trong sự cạnh tranh của các ngân hàng tư nhân. Chính vì vậy tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước cũng sẽ tạo ra hệ thống ngân hàng hoạt động và phát triển theo nguyên tắc cạnh tranh công bằng và lành mạnh.

Thứ hai, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thơng thống giúp các doanh nghiệp phát triển, đặc biệt trong giai đoạn mở cửa như hiện nay, Chính phủ cần có các biện pháp hỗ trợ nhằm phát triển doanh nghiệp trong nước cũng như thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp là các đối tác của ngân hàng, nếu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả cũng là cách để tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

3.3.2. Đối với Bộ tài chính

Thứ nhất, cần cải thiện sự phù hợp của báo cáo tài chính theo thuế và báo cáo tài chính nội bộ của doanh nghiệp, tạo cơ sở giúp ngân hàng dễ dàng hơn trong việc đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, nhằm tạo cơ hội giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn hơn mà không phải phụ thuộc vào tài sản đảm bảo như hiện này. Ngoài ra cũng giúp ngân hàng đánh giá và định giá khoản vay một cách chính xác.

Thứ hai, phối hợp với các cơ quan chức năng khác nhằm cải thiện thị trường chứng khoán hoạt động hiệu quả hơn, mở ra kênh đầu tư cho ngân hàng. Điều này tạo điều kiện cho ngân hàng tăng khả năng sinh lời, phân tán rủi ro và đảm bảo an toàn.

Thư ba, nghiên cứu phát triển thị trường chứng khoán phái sinh. Đây là một trong những cơng cụ đầu tư và phịng ngừa rủi ro hiệu quả đối với hoạt động của ngân hàng. Chính vì vậy, Bộ tài chính cần nghiên cứu phát triển hơn nữa thị trường này tại Việt Nam nhằm mở ra một kênh đầu tư hiệu quả cho ngân hàng.

3.3.3. Đối với Ngân hàng Nhà nước

Thứ nhất, NHNN cần tiếp tục có các biện pháp nhằm đưa nợ xấu về mức an tồn. Trong thời gian qua, nợ xấu đã có nhiều tác động tiêu cực đến hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Chính vì vậy, NHNN cần tiếp tục từng bước tháo gỡ vấn đề nợ xấu nhằm tạo ra môi trường hoạt động ngân hàng lành mạnh. Bên cạnh đó, giải quyết vấn đề nợ xấu cũng giúp các ngân hàng Việt Nam đạt được uy tín cao hơn trên trường quốc tế.

Thứ hai, NHNN cần ổn định tỷ giá, lãi suất nhằm tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho ngân hàng và doanh nghiệp. Trong giai đoạn 2014-2016, tỷ giá ln có những biến động thất thường, tạo ra tâm lý không tốt cho người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhờ những giải pháp từ NHNN đã thực hiện quản lý thị trường ngoại hối giúp ổn định tỷ giá. Trong giai đoạn 2014 đến nay mặc dù tỷ giá có xu hướng tăng, nhưng khơng có những diễn biến bất thường. Trong thời gian tới, NHNN cần tiếp tục có những giải pháp ổn định tỷ giá, giúp hoạt động của doanh nghiệp và ngân hàng trở nên an toàn và thuận tiện hơn.

Thứ ba, NHNN cần chỉ đạo công ty quản lý tài sản Việt Nam VAMC cần có những giải pháp triệt để hơn nữa trong việc mua và xử lý nợ, để giảm nợ xấu và làm sạch bảng cân đối, đảm bảo thu nhập cho ngân hàng.

Thứ tư, NHNN cần tổ chức các buổi hội thảo, toạ đàm nhằm tạo cơ hội cho các ngân hàng tiếp cận với kinh nghiệm quản trị rủi ro của các ngân hàng trên thế giới nhằm giúp NHTM Việt Nam tiếp cận với các tiêu chuẩn quốc tế trong an toàn hoạt động ngân hàng.

Kết luận

Vì vai trị quan trọng của ngân hàng trong hệ thống tài chính cũng như vai trị xã hội, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng là vô cùng cần thiết. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế vừa trải qua hai đợt khủng hoảng tài chính và ngành ngân hàng đang có sự cạnh tranh gay gắt thì đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tài chính ngân hàng sẽ giúp nhà quản trị có được các định hướng chiến lược nhằm đẩy mạnh hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam với quy mô vốn tầm trung trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, mặc dù khơng có những lợi thế về vốn hay đối tác lơn nhưng đã có sự chuyển mình mạnh mẽ trong năm 2016. Điều này đạt được là nhờ có các chiến lược cạnh trạnh dựa trên chất lượng dịch vụ, chiến lược kinh doanh tập trung vào mảng ngân hàng bán lẻ đã mang lại nhiều thành tựu cho ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam trong năm 2016. Cùng với đó, ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam ln nâng cao sự chuyên nghiệp trong hoạt động và công tác quản trị rủi ro nhằm hướng tới một ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế.

Qua nhìn nhận một cách tồn diện, khách quan về hiệu quả hoạt động kinh doanh thơng qua phân tích báo cáo tài chính của ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam đã giúp đánh giá được những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân, giúp đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Để đạt được mục tiêu trở thành “ngân hàng số một và doanh nghiệp tốt nhất Việt Nam”, ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam cần có sự phấn đấu và đổi mới mạnh mẽ nhằm tạo ra sự thay đổi tích cực hơn trong hiệu quả hoạt động kinh doanh. Trong đó, trọng tâm là đẩy mạnh hoạt động tín dụng, quản lý hiệu quả danh mục đầu tư, tăng cường khả năng quản trị rủi ro, tiết kiệm cho phí. Ngồi ra, cần tiếp tục đầu tư vào yếu tố con người cũng như khoa học công nghệ.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguồn tài liệu tham khảo

1. Báo cáo tài chính, Báo cáo thường niên năm 2013, 2014, 2015, 2016 của Ngân hàng Techcombank và ACB, Sacombank, MB, Vpbank, Hdbank, SHB.

2. Học viện ngân hàng (2016), Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Lao động

3. Tác giả Tơ Ngọc Hưng chủ biên (2014), Giáo trình Tín dụng ngân hàng, NXB Lao động Xã hội

4. Báo cáo tài chính dưới góc nhìn của Warren Buffett, thuộc tủ sách doanh trí, Tác giả Mary Buffett và David Clark, Nhà xuất bản trẻ (2015)

5. Luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội, Tác giả: Trần Thị Quỳnh Giang (2009) 6. Phân tích báo cáo tài chính - Hướng dẫn và thực hành, tác giả Martin Fridson -

Fernando Alvarez, NXB Kinh Tế TPHCM

7. Quản Trị Rủi Ro Trong Ngân Hàng, tác giả Joel Bessis, NXB Lao động - Xã hội (2012)

8. Gs.Ts Nguyễn Văn Tiến (2015), Toàn Tập Quản Trị Ngân Hàng Thương Mại, NXB Lao động

9. Tác giả Trần Thị Tuệ Linh (2004) có đề tài “Phân tích báo cáo tài chính ở Techcombank - thực trạng và giải pháp”, nguồn luanvan.net.vn

10. Tác giả Nguyễn Thu Hà (2008), với đề tài “Tình hình hoạt động kinh doanh Ngân hàng thương mại cổ phần Techcombank”, nguồn tailieu.vn

11. Tác giả Đỗ Mai Phương (2009), với bài luận “Báo cáo Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam”, nguồn 123doc.org

12. Tác giả Trần Thị Hồng Cúc (2012) với Tiểu luận Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng TMCP TechcomBank giai đoạn 2008-2012, Trường Đại Học Kinh Tế

TP.HCM-Viện Đào Tạo Sau Đại Học, nguồn vndoc.com

13. Quang Thắng (2017), bài báo “Techcombank báo lãi kỷ lục gần 4.000 tỷ đồng” đăng trên báo điện tử news.zing.vn

74 Website 1. http://techcombank.com.vn 2. http://sbv.gov.vn 3. http://vneconomy.vn 4. http://cafef.vn 5. http://vietstock.vn/ 6. http://vietnambiz.vn/ 7. http://thoibaotaichinhvietnam.vn/ 8. http://tapchitaichinh.vn/ 9. http://news.zing.vn/ 10.http://vndoc.com/ 11.http://123doc.org/ 12.http://tailieu.vn/ 13.http://luanvan.net.vn/ 75

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh NH TMCP kỹ thương việt nam thông qua phân tích báo cáo tài chính khoá luận tốt nghiệp 428 (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w