Mơi trường tự nhiên là tồn bộ những điều kiện vật chất bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, khống sản… sẵn có trong tự nhiên khơng phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Nó quy định những điều kiện sinh hoạt vật chất cụ thể cho con người và khả năng cho chính con người.
Điện Biên là tỉnh miền phía Tây Bắc Việt Nam, với những lợi thế về tài nguyên thiên nhiên phong phú. Đồng thời là tỉnh biên giới có nhiều núi cao và thung lũng, địa hình phức tạp và hiểm trở giao thơng đi lại khó khăn; diện tích tự nhiên là 9.554,1 km2, trong đó đất nơng nghiệp chiếm 11,32%, đất lâm nghiệp chiếm 86%... là đầu nguồn của ba con sông lớn (sông Đà, sông Mã và sơng Mê Kơng), có hàng ngàn sơng, suối lớn nhỏ nên có vai trị rất lớn trong điều tiết, bảo vệ nguồn nước, cơng trình thủy điện; phịng chống lũ lụt, phịng hộ cho đồng bằng Bắc Bộ.
Điện Biên có 7 huyện, 01 thị xã, 01 thành phố trực thuộc tỉnh, các vùng khó khăn bao gồm: Huyện Mường Nhé, Mường Lay, Tủa Chùa, Điện Biên đông. Trước đây đều được coi là vùng rừng thiêng nước độc, là địa bàn sinh sống chủ yếu của người Thái, với 93 xã, phường, thị trấn (có 64 xã trong diện đặc biệt khó khăn); gồm 21 dân tộc anh em, trong đó dân tộc thái chiếm 40,4%, Mông chiếm 28,8%, Kinh 19% cịn lại là các dân tộc khác... Dân số bình quân 47 người/km2, nhưng phân bố không đều giữa các vùng; có cảng hàng khơng, di tích lịch sử Điện Biên Phủ... [4; 1]. Là đầu mối giao thông
quan trọng với các tỉnh Bắc Lào và Tây Nam Trung Quốc và trong khu vực; tỉnh Điện Biên có vị trí trọng yếu trong chiến lược quốc phịng - an ninh.
Cấu trúc địa hình Điện Biên mang một số đặc điểm nổi bật: núi thấp dần và đổ dồn xuống các sông và suối lớn, hoặc xen kẽ với các thung lũng sông, khe suối và cao nguyên. Lọt vào giữa các dãy núi có rất nhiều dải trũng bằng phẳng tạo thành những cánh đồng hẹp kéo dài. Các dẫy núi phía Tây là hệ thống kéo dài của các dẫy núi Bắc Lào, cùng hướng với sự sắp xếp của các sơng suối trong vùng này thường có hướng Bắc - Nam hoặc Tây Bắc - Đơng Nam.
Nhóm cư dân Thái cư trú tại vùng thấp là chủ yếu. Đây là những vùng có tiềm năng phát triển và khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp như Tuần Giáo, Mường Lay, có thể nói vùng dân tộc Thái có ưu thế do địa hình.
Rừng có nhiều loại gỗ quý (trai, nghiến, lim, lát, pơmu...), nhiều cây dược liệu (trầm hương, thiên liên kiện, sa nhân, đỗ trọng, hà thủ ô, tam thất...), cây lấy nhựa và động vật hiếm (hổ, báo, hươu, nai, gấu). Nghề rừng và khai thác lâm sản đang từng bước được thực hiện có hiệu quả.
Do nằm ở vùng núi cao, nhiều sông suối, lắm thác ghềnh, lưu lượng dịng chảy mạnh... nên tỉnh Điện Biên có tiềm năng thuỷ điện rất phong phú và đa dạng về quy mơ. Theo khảo sát sơ bộ, tại Điện Biên có nhiều điểm có khả năng xây dựng nhà máy thuỷ điện. Tuy nhiên việc khai thác các tiềm năng này còn ở mức khiêm tốn. Hiện nay trên địa bàn tỉnh mới có một số nhà máy thuỷ điện như Nà Lơi 9.300 KW, thác Bay 2.400 KW, Thác trắng 6.200 KW, được xây dựng và khai thác khá hiệu quả.
Khoáng sản ở Điện Biên chưa được thăm dò đánh giá kỹ, qua tra cứu các tài liệu lịch sử liên quan cho thấy, Điện Biên có nguồn tài ngun khống sản đa dạng về chủng loại, gồm các loại chính như: nước khống, than mỡ, đá vôi, đá đen, đá granit, đất hiếm, quặng sắt và kim loại màu
Khí hậu, Điện Biên chịu ảnh hưởng chung của khu vực nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 190C đến 200C; cao nhất 370C đến 380C độ thấp nhất 50C. Trong năm có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, tập trung từ tháng 6 đến tháng 8, cao nhất vào tháng 7 lượng mưa đạt tới 600mm. Mưa nhiều thường gây lũ và lở đất. Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nhưng nhìn vào khí hậu của một ngày ta thấy rõ nét sự riêng biệt của khí hậu núi rừng, đó là sự chênh lệch biên độ giữa ngày và đêm. Điều đó đã tạo cho các dân tộc thiểu số , đặc biệt là dân tộc Thái ở Điện Biên một phong cách sống, lối ứng xử, sinh hoạt văn hóa riêng biệt so với các địa phương khác. Yếu tố khí hậu đó đã ảnh hưởng đến văn hóa, để thích nghi, dân tộc Thái Điện Biên đã biết trồng bông, dệt vải và ngủ đệm. Trong ăn uống họ sử dụng nhiều chất cay, nóng, các loại gia vị ớt, mắc khén, giềng, gừng, tỏi xả và thích uống rượu. [46]
Những điều kiện về môi trường tự nhiên đa dạng và phong phú trên của miền núi Điện Biên đã buộc con người phải chống chọi với tự nhiên để thích nghi, trên cơ sở đó con người cải tạo tự nhiên nhằm đáp ứng nhu cầu tồn tại của mình. Trong q trình đó, con người cũng đồng thời hồn thiện bản thân mình bằng những cơng cụ được tạo ra từ chính chính bàn tay họ và như vậy các giá trị văn hóa cũng được nảy sinh và tồn tại tạo nên bản sắc văn hóa. Như vậy điều kiện mơi trường tự nhiên góp phần rất quan trọng trong việc hình thành bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo, riêng biệt thống nhất mà đa dạng.