Điện Biên
Để làm tốt công việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá dân tộc Thái ở Điện Biên. Điều đầu tiên phải điều tra nghiên cứu, sưu tầm những di sản văn hoá của dân tộc Thái từ đó đưa ra các kết luận có cơ sở khoa học và có sức thuyết phục về bản sắc văn hoá của dân tộc Thái. Từ việc điều tra, kiểm kê đánh giá, các nhà quản lý các cấp (nhất là ở địa phương) nên phối hợp với các ngành chuyên môn tổ chức tuyên truyền, giáo dục rộng rãi cho các vùng, các dân tộc hiểu biết văn hoá từng vùng, từng dân tộc qua sách, báo, các phương tiện thông tin đại chúng và giáo dục ở nhà trường. Điều đáng quan tâm là, tại các vùng có dân tộc Thái sinh sống, các cấp uỷ đảng và chính quyền cần xây dựng chương trình và tổ chức thực hiện việc tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của mỗi người dân trong cộng đồng tộc người Thái về việc sưu tầm, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hố của dân tộc mình, từ đó tìm ra biện pháp khả thi để duy trì và phát huy bản sắc văn hố dân tộc Thái ở Điện Biên.
Cùng với hoạt động tuyên truyền các vùng có dân tộc Thái sinh sống cần đẩy mạnh cơng tác xã hội hố việc sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá dân tộc Thái, đồng thời đầu tư kinh phí cho hoạt động sưu tầm, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc Thái một cách thoả đáng. Để tăng kinh phí, ngồi nguồn kinh phí đầu tư của nhà nước, tỉnh cần tranh thủ nhiều nguồn tài trợ theo hướng đa dạng hoá nguồn đầu tư: nhân dân tự nguyện đóng góp, tài trợ của các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ...
Đồng thời phương thức bảo tồn ở trạng thái tĩnh của những đơn vị chuyên ngành khi sưu tầm, văn bản hố, ghi âm, ghi hình... cần tiến hành ở phương thức bảo tồn ở trạng thái động, nghĩa là đưa các giá trị văn hoá truyền thống về với mơi trường văn hố cộng đồng, nơi đã nảy sinh ra các giá trị văn hoá, làm cho nhân dân các bản làng Thái nhận thức được ý nghĩa nền tảng và động lực của việc bảo tồn các giá trị văn hố truyền thống thì chính họ sẽ là chủ thể quan trọng có thể giải quyết được những mâu thuẫn đặt ra với văn hố truyền thống. Tuy nhiên, chính quyền địa phương có vai trị quan trọng trong việc định hướng và tạo điều kiện để nhân dân có nhiều cơ hội giữ gìn, sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hố truyền thống.
Văn hóa của dân tộc Thái ở Điện Biên là một phức hợp các giá trị được xây đắp qua nhiều thế hệ, nên khi xem xét vấn đề này khơng thể khơng đặt nó trong những điều kiện lịch sử của cư dân trước trước yêu cầu phát triển hiện nay. Để thực hiện giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Thái ở Điện Biên nay có hiệu quả, trước hết cần lưu ý vấn đề cốt lõi trong phát triển văn hóa ngày nay là thống nhất trong đa dạng. Một mặt bảo tồn bản sắc văn hóa tộc người và nhóm địa phương tộc người. Mặt khác, phải khai thác các giá trị nhằm hướng tới sự gắn kết và phát triển ý thức của cộng đồng, quốc gia, dân tộc đảm bảo yêu cầu phát triển tất yếu của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Để tiến hành giữ gìn và phát huy văn hóa của dân tộc Thái ở Điện Biên cần
chú ý đến mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, trên cơ sở khai thác các giá trị văn hóa, loại bỏ các yếu tố khơng phù hợp với xã hội hiện nay theo tinh thần “gạn đục, khơi trong”, bổ sung các yếu tố mới làm phong phú văn hóa tộc người. Một mặt đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của dân cư, mặt khác góp phần đưa văn hóa trở thành nền tảng tinh thần của xã hội.
Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà vài thập kỷ gần đây, nhiều di sản văn hóa truyền thống của người Thái ở Điện Biên đó vắng bóng dần trong đời sống tộc người. Việc phục hồi những di sản văn hóa truyền thống mang bản sắc dân tộc này cần phải được nghiên cứu một cách nghiêm túc trên cơ sở khoa học, có xem xét đúng mức đến nhu cầu của cư dân, tránh sự phục hồi mang tính tự phát, tràn lan gây nên những tác hại tiêu cực. Những biểu hiện “khi thái quá, lúc bất cập” cần phải được xem xét trên quan điểm lịch sử, không nên nhận xét, đánh giá thiếu tôn trọng, giải quyết một cách thơ bạo.
Hiện nay có thể thấy rõ hai khuynh hướng trong nhận thức về sự phát triển văn hóa của đồng bào dân tộc Thái.
Khuynh hướng thứ nhất: bảo thủ muốn giữ nguyên vẹn văn hóa truyền thống của cộng đồng, không muốn thay đổi dù là những yếu tố đó lạc hậu như mê tín dị đoan, hủ tục.
Khuynh hướng thứ hai: Muốn Kinh hóa mọi giá trị văn hóa dân tộc mình, xa rời truyền thống dân tộc dẫn đến mất gốc. Để giữ gìn và phát huy có hiệu quả các giá trị văn hóa của người Thái ở Điện Biên, cần phải có một thái độ hiểu biết, tơn trọng; kiên trì vận động, thuyết phục, cảm hóa, tránh áp đặt, chủ quan, nóng vội. Đặc biệt chú trọng việc củng cố và phát triển ý thức cộng đồng (từ cộng đồng tộc người đến cộng đồng quốc gia).
Văn hóa truyền thống của người Thái ở Điện Biên tồn tại và phát triển trong sự thống nhất mà đa dạng. Sự đa dạng đó có nguồn gốc lịch sử từ lâu đời và hiện nay trong sự nghiệp đổi mới theo định hướng XHCN, chúng ta
vẫn có thể xây dựng một nền chính trị thống nhất trên cơ sở của nền kinh tế nhiều thành phần và một nền văn hóa thống nhất mà đa dạng, phong phú.
Văn hóa truyền thống của người Thái ở Điện Biên là loại hình văn hóa nơng nghiệp của cư dân trồng trọt, một loại hình văn hóa bản mường mang đậm sắc thái dân gian. Trong sự nghiệp đổi mới, loại hình văn hóa ấy có thể cải biến chuyển sang nền văn hóa của xã hội cơng nghiệp. Nói cách khác, những giá trị văn hóa tốt đẹp của người Thái ở Điện Biên về cơ bản không phải là lực cản đối với sự nghiệp CNH, HĐH hiện nay.
Trong sự nghiệp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Điện Biên phải ln coi trọng vai trị điều tiết của Nhà nước. "Xây dựng gia đình gắn với nội dung các phong trào xây dựng, thôn, bản, tổ dân phố văn hóa, xây dựng địa bàn dân cư khơng có tệ nạn ma túy, phong trào xóa đói giảm nghèo, bảo vệ, chăm sóc trẻ em, khuyến học, kế hoạch hóa gia đình". [57; 55]
Cụ thể là thơng qua những biện pháp liên hồn bao gồm những chủ trương, đường lối, chính sách, kế hoạch dài hạn và ngắn hạn; bằng vốn đầu tư theo chương trình và dự án, tranh thủ viện trợ nước ngồi và các cá nhân; bằng hệ thống pháp luật, bằng công tác tuyên truyền giáo dục, sự nghiệp giáo dục và đào tạo, công tác xuất bản, công tác bảo tàng…Song song với nó là vai trị của quần chúng nhân dân, của các hội nghề nghiệp có tính chất tự nguyện của quần chúng trong việc sưu tầm, nghiên cứu và phổ biến các giá trị văn hóa truyền thống của người Thái ở Điện Biên.